Phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 49)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Phát triển kinh tế xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trƣởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong

nền kinh tế nhiều thành phần... Song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhƣ: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hƣởng không nhỏ tới sức cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nôngthôn miền núi tuy đã cải thiện nhƣng vẫn còn thiếu và hiện trạng đang xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc về tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhƣng vẫn chƣa có xu hƣớng giảm... Nhìn chung tỉnh Thái Nguyên với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu đƣợc kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hƣớng tích cực,...

a. Nhóm chỉ tiêu về kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) trên địa bàn năm 2014 ƣớc đạt 18,6% (kế hoạch điều chỉnh là tăng 15 ); GDP bình quân đầu ngƣời năm 2014 ƣớc đạt 38 triệu đồng (kế hoạch là 35 triệu đồng). Nếu tính theo Đô la mỹ, năm 2014 đạt 1.803USD/ ngƣời/ năm, xấp xỉ mức bình quân chung của cả nƣớc.

Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2014(theo giá so sánh năm 2010) ƣớc đạt 160 nghìn tỷ đồng tăng gấp 6,3 lần (tăng 530 ) so cùng kỳ và bằng 334 kế hoạch cả năm, trong đó công nghiệp nhà nƣớc Trung ƣơng 12,8 nghìn tỷ đồng, bằng 80,4 kế hoạch; công nghiệp địa phƣơng quản lý 13 nghìn tỷ đồng bằng 80,8 kế hoạch và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 134,2 nghìn tỷ đồng, bằng 844 kế hoạch. Năm 2014 giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao do khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng cao. Cụ thể xem bảng 3.2.

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 (Tính theo giá so sánh 2010) Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Năm 2014 Năm 2014 so với kế hoạch Ƣớc cả năm 2014 Kế hoạch cả năm 2014 Tổng số 160.000 47.864 334,3

I. Chia theo thành phần kinh tế

1. Khu vực DN Nhà nƣớc 12.946,5

- Trung ƣơng 12.837,3 15.965 80,4

- Địa phƣơng 109,2 16.015 80,8

2. Khu vực Ngoài nhà nƣớc 12.831,3 16.015 80,8

- Hợp tác xã 347,3

- Doanh nghiệp tƣ nhân 517,5 - Hộ cá thể và tổ sản xuất 1.081,2 - Doanh nghiệp hỗn hợp 10.885,4

3. Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 134.222,2 15.884 845 II. Chia theo khu vực kinh tế

1. Kinh tế trong nƣớc 25.777,8 31.980 80,6 - Công nghiệp nhà nƣớc 12.837,3 15.965 80,4 - Công nghiệp địa phƣơng 12.940,5 16.015 80,8 2. Công nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 134.222,2 15.884 845

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2014

Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ƣớc đạt 8,2 tỷ USD, bằng 820 kế hoạch, gấp 33 lần so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu địa phƣơng là 226,6 triệu USD, bằng 155,2 so với kế hoạch, tăng 60,5 cùng kỳ;

Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn năm 2014 ƣớc đạt khoảng 5 nghìn tỷ đồng, tăng 17 so với năm 2013, trong đó tổng thu trong cân đối ngân sách khoảng 4,8 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 20 so với năm 2013 và bằng 112 dự toán đầu năm;

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả năm 2014 (theo giá so sánh 2010) ƣớc đạt 9.718 tỷ đồng, tăng 5,4 so với năm 2013 (chỉ tiêu kế hoạch là tăng 6%). Riêng ngành nông nghiệp có tốc độ tăng 5,2 so với năm 2013, trong đó ngành chăn nuôi tăng 6,5 (chỉ tiêu kế hoạch là tăng 9,5%); ngành trồng trọt tăng 3,7 so với năm 2013 (chỉ tiêu kế hoạch là tăng 2,3 ). Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt (theo giá thực tế) ƣớc đạt 78 triệu đồng/80 triệu đồng kế hoạch và tăng 6 triệu đồng so với năm 2013, sản lƣợng lƣơng thực có hạt cả năm 2014 ƣớc đạt 448 nghìn tấn, tăng 0,8 (+3,5 nghìn tấn) so với năm 2013 và bằng 106,7 kế hoạch. Trong đó sản lƣợng lúa là 368,2 nghìn tấn, tăng 5,2 nghìn tấn (+1,4 ) so với năm 2013, bằng 106,6 kế hoạch; sản lƣợng ngô 80 nghìn tấn, giảm 1,7 nghìn tấn (- 2,1%) so với năm 2013 và bằng 107,3 kế hoạch; Diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh (từ tất cả các nguồn: dân tự trồng; doanh nghiệp và trồng theo dự án của nhà nƣớc) đạt 6.428 ha, bằng 123,6 kế hoạch. Trong đó, địa phƣơng trồng rừng tập trung đạt 5.997 ha, bằng 120 kế hoạch; Diện tích chè trồng mới và trồng lại toàn tỉnh cả năm 2014 ƣớc đƣợc 1.744 ha, đạt 109 kế hoạch và tăng 12,3% (+191 ha) so với năm 2013. Trong đó chè trồng mới là 714 ha (bằng 142,8 kế hoạch) và trồng cải tạo là 1.030 ha (bằng 93,6 kế hoạch); Tỷ lệ che phủ rừng tính đến hết năm 2014 là 50 , bằng chỉ tiêu kế hoạch; Tỷ lệ sử dụng nƣớc sạch ở nông thôn là 84 , đạt mục tiêu kế hoạch.

b. Nhóm chỉ tiêu xã hội:

- Dân số trung bình năm 2014 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo sơ bộ 1.173.238 ngƣời đạt tỉ lệ tăng dân số là 1,46 so với năm 2013. Dân số khu vực thành thị chiếm 30,3 và dân số khu vực nông thông 69,6 . Trẻ em mới sinh thấp hơn so với năm trƣớc, trong khi dân số tăng khoảng 17 nghìn ngƣời so với năm 2013 nên dự ƣớc tỷ suất sinh thô bình quân năm 2014 trên địa bàn đạt 0,2 phần nghìn so với năm 2013 và đạt tiêu chí kế hoạch cả năm.

- Trong 9 tháng đầu năm 2014 toàn tỉnh đã giải quyết tạo việc làm mới cho 18.065 ngƣời lao động, bằng 82,1 kế hoạch, trong đó nữ chiếm 9.157 ngƣời, xuất khẩu lao động đƣợc 715 ngƣời, tăng 258 ngƣời so với cùng kỳ và bằng 71,5 kế hoạch. Dự ƣớc cả năm toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 22.000 lao động trong đó xuất khẩu lao động là 1.000 ngƣời, đạt 100 kế hoạch năm điều chỉnh.

- Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2014 ƣớc đạt 9,6 , giảm 2 so với năm 2013, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch.

- Trong những năm qua lĩnh vực giáo dục, đào tạo của tỉnh Thái Nguyên có bƣớc phát triển toàn diện, chất lƣợng dậy và học không ngừng đƣợc nâng cao, quy mô trƣờng lớp đƣợc mở rộng, huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trƣờng; công tác xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục đƣợc coi trọng; duy trì thƣờng xuyên và hiệu quả phong trào thi đua dạy tốt và học tốt; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thƣờng xuyên đƣợc tăng cƣờng, đổi mới phƣơng pháp dậy và học, làm tốt công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Tuy nhiên trong năm 2014 thực trạng tuyển sinh của các trƣờng cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh rất khó khăn, lƣợng học sinh tuyển mới đƣợc rất thấp, gây tình trạng thừa hoặc lãng phí cơ sở vật chất… Tình trạng này

còn kéo sang 2 đến 3 năm tới. Nguyên nhân chủ yếu là do từ năm 2014 trên địa bàn đã thu hút một lƣợng lớn, chủ yếu là lao động vào làm việc tại các khu công nghiệp, không yêu cầu về trình độ đầu vào về bằng cấp đào tạo.

- Hệ thống y tế huyện, thành phố đƣợc mở rộng cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại cùng với đội ngũ thầy thuốc có trình độ chuyên môn, có y đức đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh cho nhân dân.

- Hoạt động văn hóa, thể thao không ngừng đƣợc đổi mới và nâng cao chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng, thực hiện tốt cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” chung tay xây dựng nông thôn mới và công tác gia đình.

Đánh giá chung, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn có nhiều dự án đang đầu tƣ xây dựng và các dự án lớn đã đi vào sản xuất, tạo ra năng lực sản xuất tăng cao, đặc biệt là nhóm sản xuất sản phẩm điện tử và nhóm chế biến khoáng sản sau khai thác… Tạo nên sự chuyển biến vƣợt bậc về kinh tế đặc biệt là khu vực công nghiệp xây dựng, thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu tăng cao; bên cạnh đó sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đƣợc duy trì và ổn định do dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm không phát sinh. Lạm phát đƣợc kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, sức mua xã hội tăng không cao. An ninh trật tự, an toàn xã hội đƣợc đảm bảo; công tác bảo đảm an toàn giao thông đạt nhiều kết quả tích cực; các chính sách xã hội và chính sách đối với ngƣời có công, gia đình thuộc diện chính sách đƣợc thực hiện đầy đủ kịp thời… Góp phần ổn định xã hội cải thiện đời sống dân cƣ. Kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển theo hƣớng tích cực, các chỉ tiêu

kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh đều hoàn thành so với kế hoạch và tăng khá so với cùng kỳ. Một số lĩnh vực xã hội cũng có sự cải thiện đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 49)