Các chỉ tiêu liên quan phục vụ phân tích đánh giá năng suất lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Các chỉ tiêu liên quan phục vụ phân tích đánh giá năng suất lao động

Năng suất lao động là chỉ tiêu kinh tế phản ánh hiệu quả sử dụng lao động làm việc trong một thời gian nhất định, đƣợc xác định bằng cách so sánh giữa một bên là chỉ tiêu kết quả sản xuất (tính bằng giá trị, bằng hiện vật hoặc hiện vật quy ƣớc đƣợc ký hiệu là Q) và một bên là chỉ tiêu lao động làm việc (tính theo ngƣời hoặc thời gian làm việc là ngày công, giờ công và đƣợc ký hiệu là L):

W= Q:L suy ra Q=WxL; (2.3.3)

Theo công thức trên, đơn vị tính năng suất lao động phụ thuộc vào đơn vị tính Q. Tuy nhiên hiện nay năng suất lao động nhìn chung đƣợc tính bằng cách lấy GDP của Quốc gia và vùng lãnh thổ, hoặc giá trị tăng thêm (VA) của doanh nghiệp, chia cho tổng số ngƣời làm việc bình quân. Đơn vị đo lƣờng chủ yếu của năng suất lao động là giá trị và nếu xét trong phạm vi hẹp thì đơn vị tính năng suất lao động có thể là đơn vị hiện vật hoặc giá trị. Năng suất lao động với đơn vị là giá trị, không chỉ cho phép tính đƣợc năng suất lao động của một doanh nghiệp, một địa phƣơng, toàn xã hội mà có thể dung để so sánh năng suất lao động giữa các ngành, các địa phƣơng, giữa các quốc gia; giữa các thời kỳ khác nhau (sau khi loại trừ biến động thời giá) và cho phép phân tích các yếu tố tác động đến các nhân tố làm tăng hoặc giảm năng suất lao động. Trong khóa luận này, Năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến đều đƣợc xác định bằng VA/Lao động bình quân của doanh nghiệp chế biến bằng đơn vị giá trị (VNĐ hoặc USD). Các trƣờng hợp khác sẽ đƣợc giải thích.

Năng suất lao động và tăng năng suất lao động trở thành yếu tố quyết định khả năng tăng khối lƣợng hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng ngày càng nhiều hơn, chất lƣợng hơn, đa dạng hơn nhu cầu tiêu dùng của xã hội và tạo nền tảng tiếp tục phát triển cho các năm sau. Việc nâng cao năng suất lao động không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia mà còn góp phần khẳng định vị thế của quốc gia đó trên thế giới.

Dựa vào mối quan hệ giữa giá trị tăng thêm (Q), năng suất lao động (W) và lao động làm việc (L) theo công thức 2.3.3 Có thể dùng các phƣơng pháp phân tích thống kê (phƣơng pháp dãy số thời gian kết hợp với phƣơng pháp chỉ số) để nghiên cứu đƣợc xu thế biến động của năng suất lao động cũng nhƣ ảnh hƣởng của năng suất lao động đối với tăng trƣởng giá trị tăng thêm của từng năm cũng nhƣ bình quân năm qua các giai đoạn.

Chƣơng 3

ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)