Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh thái nguyên​ (Trang 94 - 95)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Kiến nghị Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng thông tin tín dụng theo hướng cập nhật chính xác, đầy đủ thông tin về các khách hàng quan hệ tín dụng với Ngân hàng, đồng thời đa dạng hóa nguồn thông tin để các Ngân hàng tham khảo trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng thẩm định khoản vay, đảm bảo an toàn tín dụng cho hoạt động của các Ngân hàng.

- Về vấn đề nợ xấu, mặc dù đã thành lập công ty thu mua nợ xấu VAMC (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng) nhưng về cơ bản số lượng nợ xấu mua chưa nhiều. Từ khi thành lập năm 2013 đến nay, công ty mới mua được 55.000 tỷ đồng nợ xấu từ 35 tổ chức tín dụng. Nếu tính từ đầu năm nay, số nợ xấu VAMC mua vào đạt khoảng 16.000 tỷ đồng, cách xa so với mục tiêu 70.000 - 100.000 tỷ đồng nợ xấu của cả năm 2014. Tính gần hơn nữa, trong khoảng 2 tháng qua, VAMC chỉ mua vào được vỏn vẹn gần 6.000 tỷ đồng nợ xấu. Mua vào đã chậm nhưng bán ra còn chậm hơn. Cụ thể, số nợ xấu bán ra đến nay mới đạt 1.400 tỷ đồng. Theo PGS.TS Trần Huy Hoàng, Nguyên Trưởng khoa Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho rằng, có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng nợ xấu của ngân hàng. Thứ nhất là do bản thân ngân hàng cho vay nhưng thẩm định sơ sài, không năm vững thông tin chính xác về khách hàng. Thư hai là do doanh nghiệp vay rồi nhưng làm ăn thua lỗ, không có tiền trả, không theo kịp cơ chế thị trường, bị cạnh tranh giữ dội. Thứ ba là do kinh tế vĩ mô đã tác động đến hoạt động của doanh nghiệp và đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc gia tăng nợ xấu. Để giải quyết vấn đề nợ xấu thì có một số giải pháp như sau: Thứ nhất là tăng quyền lực cho VAMC. VAMC cần được chủ động trong các thủ tục pháp lý, thủ tục mua những khoản nợ xấu có vướng mắc về pháp lý. Sau khi mua rồi thì tìm nhà đầu tư để bán và bán xong thì hoàn tất được thủ tục về quyền sở hữu và quyền sử dụng cho nhà đầu tư. Hai là phải có một nguồn tiền thực

sự để mạnh tay tái cấp vốn cho NHTM đặc biệt là thương mại quốc doanh, cho phép họ xóa những khoản nợ biết chắc là không thể thu hồi được ví dụ như nợ của DN Nhà nước do rủi ro thị trường hoặc nợ của người nông dân gặp thiên tai mất mùa, rủi ro thị trường. Nếu do nguyền nhân chủ quan thì phải xử ý theo nhiều cách như thu hồi, tái cơ cấu…

- Để tháo gỡ khó khăn cho các DN, bên cạnh chính sách hạ lãi suất cho vay mới, cần có chính sách miễn, giảm lãi vay đối với khách hàng đã vay với lãi suất cao trước đây. Tuy nhiên, quy định về miễn giảm lãi tại Điều 23 Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 tương đối chặt chẽ. Đề nghị NHNN xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay và nên giao quyền chủ động hơn cho các TCTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh thái nguyên​ (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)