b) Quảng cáo trên báo điện tử :
1.3.2 Các yếu tố bên trong
1.3.2.1 Văn hóa doanh nghiệp
Trong một doanh nghiệp, nhất là những đơn vị quy mô lớn sẽ tập hợp những con người khác nhau về trình độ văn hóa, chuyên môn, quan hệ xã hội, mức độ nhận thức, vùng miền hay tư tưởng văn hóa,… Chính sự khác nhau này đã tạo nên một môi trường làm việc rất đa dạng, phức tạp. Hơn nữa, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của kinh tế thị trường, xu hướng công nghệ 4.0, toàn cầu hóa đã và đang buộc các doanh nghiệp cần đổi mới, sáng tạo thì mới có thể duy trì, phát triển. Vậy làm sao để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp cũng như phát huy được các nguồn lực, làm tăng giá trị của mỗi người? Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần không ngừng nỗ lực, cố gắng xây dựng, duy trì được một nền văn hóa đặc trưng, phát huy tối đa năng lực của cá nhân, tập thể. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn cần thúc đẩy được sự đóng góp của tất cả mọi người, làm sao để đạt được mục tiêu chung. Và đây chính là việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
1.3.2.2 Nguồn nhân lực
Có thể nói, nhân lực chính là yếu tố bên trọng quan trọng hàng đầu, quyết định đến kết quả sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, nguồn nhân lực bao gồm :
Ban giám đốc :
Đây là những người đứng đầu, là cán bộ quản lý bậc cao nhất trong các doanh nghiệp hiện nay. Ban giám đốc sẽ có trách nhiệm vạch ra các chiến lược, điều hành và triển khai công việc cho toàn bộ doanh nghiệp. Với các công ty cổ phần hay tổng công ty lớn thì bên cạnh ban giám đốc còn có ban hội đồng quản trị. Những thành viên trong ban giám đốc có ảnh hưởng vô cùng lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu họ có trình độ chuyên môn tốt, có năng lực, mối quan hệ rộng mở, kinh nghiệm dày
dặn,… thì sẽ mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích như tăng doanh thu, lợi nhuận, tạo sự uy tín, phát triển thương hiệu,… Đây có thể xem là yếu tố giúp tạo nên sự cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay.
Đội ngũ cán bộ, quản lý cấp doanh nghiệp :
Đội ngũ này gồm những người chủ chốt, có khả năng lãnh đạo, quản lý, kinh nghiệm công tác ở vị trí nhất định, biết cách xây dựng ê kíp quản lý, hiểu biết sâu, có chuyên môn về lĩnh vực kinh doanh,… Những người quản lý sẽ làm việc trực tiếp với nhân viên cấp dưới, các chuyên viên,… Trình độ, sự hiểu biết sẽ giúp họ đưa ra được ý tưởng sáng tạo, độc đáo phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Cán bộ, quản lý các bộ phận phòng ban , nhân viên :
Đối với đội ngũ này, dù chỉ ở cấp thấp, tuy nhiên, họ cũng đóng vai trò lớn và ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Các nhân viên có trình độ, tay nghề cùng sự hăng say, nhiệt huyết cũng sẽ tác động đến hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây được xem là tiền đề để doanh nghiệp có thể tham gia và phát triển mạnh trên thị trường lĩnh vực.
1.3.2.3 Nguồn tài chính
Một yếu tố bên trong nữa ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp chính là nguồn tài chính. Đây là yếu tố quyết định đến việc có thể thực hiện các hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối hay không. Những doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính tốt chắc chắn sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong vấn đề tiếp cận, đổi mới công nghệ, đầu tư hệ thống trang thiết bị và nâng cao cơ sở hạ tầng. Điều này sẽ tạo lợi thế để doanh nghiệp củng cố được vị thế của mình trên thị trường.
1.3.2.4 Máy móc – Thiết bị
Tình trạng hoạt động của các máy móc, thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Nó chính là yếu tố về vật chất quan trọng hàng đầu, thể hiện được năng lực sản xuất của các doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ hiện đại phát triển thì thiết bị máy móc càng không thể thiếu, nó quyết định đến
chất lượng sản phẩm, thậm chí là giá thành của các sản phẩm. Có thể khẳng định, với một doanh nghiệp, hệ thống máy móc, thiết bị tốt sẽ có khả năng tạo ra sản phẩm tốt, nâng cao sự cạnh tranh. Ngược lại, nếu yếu tố này kém thì, lạc hậu thì sẽ khiến doanh nghiệp bị đẩy lùi lại phía sau.
1.3.2.5 Mạng lưới phân phối doanh nghiệp
Nói về các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp thì chắc chắn không thể không nhắc đến mạng lưới phân phối. Mạng lưới này nếu được tổ chức một cách hợp lý, có kế hoạch, phương pháp, trên các phương tiện hiệu quả thì khả năng tiếp cận khách hàng sẽ cao hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh công nghệ 4.0 bùng nổ thì việc thu hút, chinh phục khách hàng bằng các hình thức mua bán, thanh toán hay vận chuyển tối ưu,… sẽ là cách giúp cho mạng lưới phân phối của doanh nghiệp được rộng mở.