phát triển kinh tế, củng cố hệ thống chính trị, giữ vững an ninh - quốc phòng ở Tây Nguyên
Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên không chỉ thuần túy có ý nghĩa tự thân đối với duy trì, giữ gìn văn hoá tộc người mà có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế, ổn định tình hình xã hội, củng cố hệ thống chính trị địa phương và cơ sở, giữ vững quốc phòng - an ninh…
Đối với lĩnh vực kinh tế, các di sản văn hóa truyền thống được khơi dậy, phát huy đã có tác dụng giúp phát triển du lịch văn hoá - lịch sử, thu hút du khách đến Tây Nguyên, từng bước tạo thêm công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động. Nhiều làng nghề truyền thống về dệt thổ cẩm, rượu cần; nhiều lễ hội văn hoá dân tộc đã được khai thác có hiệu quả để phục vụ cho du lịch ở nhiều cấp độ khác nhau. Tri thức bản địa về quản lý đất rừng được nhận diện, khai thác có tác dụng giữ lại vốn rừng ít ỏi đang bị tàn phá nặng nề, nhất là tái lập quyền của cộng đồng buôn/làng đối với rừng và đất rừng, phát huy vai trò của luật tục trong quản lý đất đai. Các kiến thức bản địa về canh tác đất đai được nhận diện có vai trò trong phụng dưỡng tự nhiên, kết hợp với tri thức khoa học phát triển sản xuất, tạo nên những giống cây con phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán canh tác của đồng bào. Một số công trình kiến trúc khi thiết kế đã tính toán đến sắc thái văn hoá tộc
người, đem đến một diện mạo mới về kết hợp cái truyền thống và hiện đại trong kiến trúc - xây dựng.
Đối với lĩnh vực ổn định và phát triển xã hội, di sản văn hoá truyền thống được kế thừa và phát huy đã đóng góp tích cực vào duy trì buôn/làng trong trật tự và ổn định, làm thất bại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Buôn/làng, già làng, luật tục được coi trọng đã có tác dụng trong nắm cơ sở, hạn chế sự phá hoại của các thế lực Đề ga ở buôn/làng. Vai trò của phụ nữ trong một cơ cấu mẫu hệ được nhìn nhận đầy đủ hơn đã phát huy được tính tích cực vai trò của họ trong các công tác xã hội, nhất là xoá đói giảm nghèo, thực hiện an toàn sinh kế, kế hoạch hoá gia đình và cả đảm bảo an ninh trật tự trong buôn/làng. Tín ngưỡng truyền thống được nhìn nhận đúng mực, khuyến khích giữ gìn đã có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của đạo Tin lành vào buôn/làng, cân bằng cuộc sống tâm linh của con người, duy trì buôn/làng trong trật tự, kỷ cương, không đẩy phân hoá giàu nghèo diễn ra thái quá. Tín ngưỡng truyền thống cũng có tác dụng trong điều hoà quan hệ đất đai, bảo vệ rừng đầu nguồn một cách vô hình nhằm giữ vững môi trường sống của cư dân Tây Nguyên. Tình cảm làng buôn/làng được phát huy, tạo ra sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn, thử thách, không ngừng phát triển. Ngôn ngữ tộc người được coi trọng, bảo tồn, đưa vào học đường và truyền thông thể chế không chỉ giúp đồng bào củng cố ý thức tự giác tộc người mà hiểu biết sâu sắc hơn những giá trị tộc người trầm tích trong ngôn ngữ có nguy cơ bị mai một. Lễ hội truyền thống được khôi phục, phát huy giúp nguồn nhân lực tại chỗ cân bằng cuộc sống tâm linh, tái sản xuất sức lao động sau những mùa vụ nặng nhọc. Tri thức tộc người được khơi gợi, phát huy đóng vai trò to lớn trong quản lý phát triển xã hội nhất là chăm sóc trẻ nhỏ, giáo dục lịch sử, xây dựng khối đồng thuận xã hội.
Đối với củng cố hệ thống chính trị và giữ vững an ninh - quốc phòng,
khả năng đề kháng với các mưu toan gây bất ổn xã hội Tây Nguyên từ các tế bào văn hoá. Buôn/làng được nhận diện đúng với vai trò, chức năng của nó có tác dụng rất lớn trong củng cố bệ đỡ của hệ thống chính trị địa phương từ cơ sở. Cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ được chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, cơ cấu tỷ lệ thích ứng trong hệ thống chính trị địa phương có tác dụng chuyển tải văn hoá tộc người vào các quá trình lãnh đạo - quản lý. Già làng các dân tộc được tôn trọng đã tham gia tích cực vào các cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, hoà giải ở cơ sở, giáo dục thế hệ trẻ thực hiện theo đường lối của Đảng, không mắc mưu kẻ xấu. Luật tục được coi trọng, vận dụng có hiệu quả vào các qúa trình tự quản ở buôn/làng, vào hoà giải ở cơ sở, khắc phục những giới hạn của luật pháp nhà nước trong quản lý. Ngôn ngữ tộc người trở thành công cụ tuyên truyền có sức ảnh hưởng trong đồng bào các dân tộc về đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, phản bác các luận điệu xuyên tạc của kẻ địch, nâng cao hiệu quả dân vận của cán bộ. Sự hiểu biết tập quán đồng bào các dân tộc giúp cán bộ, chiến sĩ an ninh trưởng thành hơn khi công tác ở vùng dân tộc và nhờ đó đóng góp tích cực vào đảm bảo an ninh dân tộc trong bối cảnh Tây Nguyên đã “yên” nhưng chưa “ổn”.