Bối cảnh lịch sử những năm đầu thế kỷ XXI với yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các tộc người thiểu số ở tây nguyên từ 1996-2006 (Trang 55 - 62)

CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2006

2.1. Bối cảnh lịch sử những năm đầu thế kỷ XXI với yêu cầu bảotồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

2.1.1. Thuận lợi

Tình hình thế giới, trong nước và vùng Tây Nguyên bước vào những năm đầu thế kỷ XX có rất những thuận lợi cơ bản tác động đến bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số.

Thứ nhất: Trên thế giới xu hướng hồ bình, hợp tác vẫn là mặt chủ

đạo, trong đó hợp tác về văn hố giữa các quốc gia ngày càng được xem là một nội dung trọng yếu, nhất là thúc đẩy quan hệ gần gũi lẫn nhau giữa các nước có chế độ chính trị khác biệt nhưng có nhận thức chung về giữ gìn, bảo vệ và phát triển tài sản văn hố của nhân loại. Đây là cơ hội cho việc quảng

bá ảnh hưởng khơng gian văn hố các tộc người thiểu số Tây Nguyên ra thế giới, huy động thêm nguồn lực bên ngồi vào cơng cuộc bảo tồn và phát triển văn hố Tây Nguyên, tranh thủ các lực lượng quốc tế ủng hộ, giúp đỡ nghiên cứu, cơng nhận khơng gian văn hố cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác di sản văn hoá phi vật thể truyền khẩu của nhân loại. Quan hệ hợp tác theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá cũng giúp cho hợp tác trên lĩnh vực văn hoá ngày càng có vị trí quan trọng trong quan hệ giữa nước ta với các nước, các thể chế đa phương, đặc biệt là Tổ chức Văn hoá Khoa học và Giáo dục (UNESCO) của Liên Hợp quốc. Quan hệ hợp tác nhiều cấp độ đã có tác dụng thúc đẩy chính quyền các địa phương Tây Nguyên chủ động tranh thủ các nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc ở địa phương mình.

Quan hệ giữa Việt Nam - Lào - Campuchia ngày càng củng cố, tăng cường, cho phép giải quyết những di tồn về biên giới lãnh thổ, khẳng định giá

trị các hiệp ước về biên giới đã ký kết giữa Việt Nam - Campuchia những năm 1979 - 1989. Ngày 10-10-2005, tại Hà Nội, Thủ tướng Hun Xen và Thủ tướng Phan Văn Khải đã cùng nhau ký kết Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985. Ngày 6-12-2005, tại Phnôm Pênh, Ngoại trưởng hai nước đã tiến hành trao đổi văn kiện phê chuẩn Hiệp ước. Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 giữa Việt Nam và Campuchia chính thức có hiệu lực kể từ ngày 6-12-2005, tái lập trở lại tiến trình đàm phán phân giới cắm mốc đường biên giới trên đất liền giữa hai nước. Điều đó tạo cơ hội khơng chỉ xây dựng đường biên giới hồ bình, hữu nghị giữa hai nước, mà có vai trị rất quan trọng cho ổn định và phát triển Tây Nguyên, tạo điều kiện cho xây dựng khơng gian văn hố - xã hội - mơi trường sinh thái Tiểu vùng Mê- kơng, định hình tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia bao các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam và một số tỉnh Nam Lào và Đông Bắc của Campuchia.

Thứ hai, đất nước ta sau 15 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu

quan trọng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,... tạo điều kiện thuận lợi cho giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Nền kinh tế sau những sa sút do

ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đơng Á năm 1997 - 1999, từ năm 2001 đã lấy lại được đà tăng trưởng, nhờ đó có thêm nguồn lực đầu tư cho bảo tồn, tơn tạo các di sản văn hố, nghiên cứu có quy mơ hơn khơng gian văn hố cồng chiêng Tây Nguyên. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao cũng tạo nên động lực cho giao lưu văn hoá, khắc phục những biệt lập của khơng gian văn hố Tây Ngun với các vùng miền khác của cả nước. Chính trị đất nước giữ vững được ổn định trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tạo cơ sở để kiểm sốt tình hình Tây Nguyên do tác động của bạo loạn chính trị vào tháng 1 - 2001. Nhân dân đoàn kết, đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chống sự can thiệp của bên ngồi vào nước ta dưới các hình

thức phi vũ trang, trong đó có xâm lăng về văn hố. Bản sắc văn hố dân tộc được giữ vững, được thể chế hoá trong đường lối của Đảng và pháp luật nhà nước ngày càng sáng rõ hơn, tạo khung khổ thể chế cho tổ chức thực hiện. Đời sống nhân dân được cải thiện, góp phần vào giữ vững ổn định chính trị, xây dựng khối đồng thuận xã hội, đại đồn kết dân tộc, giải phóng sức dân. Quốc phịng và an ninh được giữ vững, tạo mơi trường hồ bình, ổn định cho giữ gìn, phát huy và phát triển văn hố các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Đến lượt nó, giá trị văn hoá các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên được giữ vững, phát huy lại có tác động trở lại củng cố an ninh, quốc phịng từ chiều sâu văn hố.

Thứ ba, Tây Nguyên bước vào thế kỷ XXI có rất nhiều điều kiện mới

cho sự phát triển. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực với

sự gia tăng tỷ lệ các ngành sản xuất phi nông nghiệp trong tổng GDP ở từng địa phương và toàn vùng lãnh thổ. Kết cấu hạ tầng được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu văn hố. Giao thơng liên lạc, điện, nước đều được Đảng và Nhà nước chăm lo phát triển. Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sỏ tiếp tục được củng cố, tăng cường, cố gắng dung nạp các yếu tố truyền thống trong cơ cấu, tổ chức bộ máy và lề lối hoạt động, đặc biệt là sau cuộc bạo loạn chính trị tháng 1-2001. Số đông đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, không rơi vào luận điệu xuyên tạc của kẻ địch. Một bộ phận nhẹ dạ cả tin nghe theo tuyên truyền của các thế lực thù địch qua giáo dục, vận động đã từng bước chuyển biến nhận thức. Văn hoá các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên được Đảng và Nhà nước coi trọng đầu tư phát triển, bảo tồn trong tình hình mới, thực sự tạo động lực cho củng cố hệ thống chính trị, phát triển xã hội, nâng cao khả năng hưởng thụ của nhân dân. Cơ cấu xã hội tiếp tục biến đổi với sự du nhập thêm những thành phần cư dân mới nhờ đó phân bố lại dân cư để khai thác tốt hơn các tiềm năng của Tây Nguyên. Gắn với nhập cư là sự du nhập bản sắc văn hoá của cư dân thuộc nhiều tộc người mới đến từ Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường, Mơng,… tạo cho bức tranh văn hố tộc người ở Tây Nguyên thêm đa dạng.

Các tộc người tại chỗ có điều kiện giao lưu, học hỏi, tiếp thu giá trị văn hố của các dân tộc khác, khắc phục tình trạng biệt lập về văn hoá vốn tồn tại rất lâu dài trong lịch sử. An ninh và quốc phòng ở Tây Nguyên được giữ vững bằng biện pháp phi vũ trang, trong đó đảm bảo an ninh dân tộc từ chiều cạnh văn hố ngày càng được coi trọng và có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là những thuận lợi rất cơ bản cho phát huy các nguồn lực tại chỗ ở Tây Nguyên phục vụ bảo tồn, tôn tạo, phát huy và phát triển bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số.

2.1.2. Khó khăn

Thứ nhất: Thế giới bước sang thế kỷ XXI vấn đề dân tộc và tôn giáo nổi

lên trở thành thách thức lớn đối với nhân loại, có tác động trực tiếp đến vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc thiểu số nói riêng. Sau sự kiện 11-9, rồi Mỹ tiến công Apganixtan, Irắc,

phát động cuộc chiến tranh chống khủng bố, đẩy vấn đề dân tộc và tôn giáo trên thế giới thêm phức tạp. Các thế lực thù địch ra sức lợi dụng vấn đề chống khủng bố để can thiệp vào vấn đề dân tộc và tôn giáo ở nhiều nơi trên thế giới. Các thế lực dân tộc cực đoan, dân tộc chủ nghĩa lợi dụng bối cảnh mới để thực hiện chủ nghĩa giải lãnh thổ, chủ nghĩa ly khai dưới nhiều màu sắc khác nhau. Các tôn giáo, đặc biệt là Tin lành, tận dụng bối cảnh mới để truyền bá ảnh hưởng, mở rộng nước Chúa ở Tây Nguyên, từ đó để gây ra những bất ổn về mặt văn hố - tư tưởng. Vì vậy, vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên trở thành một tiêu điểm nhạy cảm trên mặt trận đối ngoại mà các thế lực thù địch ra sức lợi dụng để chống phá, can thiệp vào cơng việc nội bộ của Việt Nam, địi hỏi phải ln có đối sách thích hợp. Đáng chú là sự can thiệp vào vấn đề dân tộc ln khốc áo văn hố và tơn giáo, điều đó làm cho mặt trận đấu tranh văn hố càng quan trọng trong bối cảnh mới mà ở đó vừa phải biết bảo vệ giá trị văn hố truyền thống các dân tộc tại chỗ, vừa đấu tranh với những biểu hiện lợi dụng vấn đề văn hoá tộc người để can dự, gây ảnh hưởng. Trong bối cảnh mới,

sự mở rộng vai trò của các tổ chức NGO xuyên quốc gia đến Tây Nguyên, đặt ra rất nhiều vấn đề về an ninh và phát triển trên phương diện văn hoá.

Thứ hai: Đất nước ta bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được

thì cũng cịn rất nhiều vấn đề tạo rào cản đối với công cuộc bảo tồn, phát huy và phát triển giá trị văn hoá các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên. Quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nhấn mạnh đến mặt kinh tế hơn là mặt văn hoá - xã hội đã dẫn đến những thiên lệch trong phát triển, gây ra nhiều hệ luỵ. Đổi mới đã đưa đến những khả năng phát triển mới nhưng càng phát triển kinh tế thị trường thì khoảng cách về trình độ phát triển giữa dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, giữa vùng miền núi với vùng đồng bằng, giữa nơng thơn với đơ thị,…càng bị dỗng ra xa thêm. Tăng trưởng kinh tế cao nhưng thụ hưởng thành quả tăng trưởng kinh tế không công bằng trong xã hội, được phản ánh ở chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, các nhóm dân cư. Đời sống xã hội nảy sinh rất nhiều vấn đề cả về cơ cấu xã hội, biến đổi xã hội và các vấn đề xã hội mà chúng đều tác động đến Tây Nguyên ở phương diện này hay phương diện khác. Giao lưu kinh tế, văn hoá được đẩy mạnh, bên cạnh du nhập các giá trị thì cũng kéo theo khơng ít mặt phản giá trị mà khơng gian văn hố Tây Ngun với khả năng tiếp biến, dung nạp, chọn lọc và tái tạo yếu ớt của mình thì đây là mặt thách thức khơng nhỏ.

Thứ ba: Tây Nguyên trong quá trình phát triển đã diễn ra tình trạng

bất cân xứng giữa phát triển vùng lãnh thổ với phát triển tộc người. Hay nói cách khác, q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố chú trọng nhiều đến mặt kinh tế - kỹ thuật, khai thác tài nguyên thiên nhiên hơn là phát triển văn hoá - xã hội. Khía cạnh văn hố truyền thống các tộc người ít được chú trọng vận dụng trong xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội,… Cơ tầng văn hoá, xã hội biến đổi phức tạp tác động trực tiếp đến văn hố tộc người. Đó là sự chuyển biến của một xã hội từ chớm xuất hiện tư hữu sang phân tầng xã hội mạnh mẽ, từ phân phối bình quân sang phân phối dựa trên nhiều hình

thức khác nhau, từ mẫu hệ sang song hệ và phụ hệ, từ khép kín biệt lập với thế giới bên ngồi sang giao lưu hội nhập mạnh mẽ, từ thuần nhất các cư dân nói ngơn ngữ Malayo - Polinesien sang đa dạng hố thành phần cư dân với sự du nhập dân tộc Kinh về các tộc người thiểu số khác, từ tín ngưỡng bản địa đa thần theo quan niệm “vạn vật hữu linh” sang chuyển đổi đức tin tôn giao ở một bộ phận cư dân…Điều đó dễ gây nên những đảo lộn, đứt gãy về văn hố ở Tây Ngun, nếu cơng tác bảo tồn khơng được chú ý đúng mức thì các giá trị truyền thống rất nhanh chóng bị bào mịn, biến mất, nếu phát triển văn hố truyền thống thiếu phương pháp phù hợp sẽ dẫn tới cái mới xô đẩy, lấn át, thậm chí đồng nhất giữa hiện đại hố với đơn nhất hóa. Trong rất nhiều trường hợp, văn hố truyền thống Tây Nguyên không kịp thời tiếp thu, tái tạo các giá trị mới, thậm cái cái tinh hoa thì khơng đủ khả năng hấp thu cịn mặt phản giá trị lại thâm nhập rất nhanh chóng, dễ dàng, góp phần thối hố văn hoá truyền thống. Các xung đột về mặt xã hội ở Tây Nguyên thì là bề nổi của sự đứt gãy và các bước chuyển đột ngột nêu trên giữa cái truyền thống và cái hiện đại, giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh…

Đời sống nhân dân các dân tộc Tây Nguyên mặc dù được cải thiện rất nhiều nhưng so với mặt bằng chung thì vẫn cịn thấp, tác động khơng nhỏ đến cơng tác bảo tồn và phát triển văn hố truyền thống. Số liệu thống kê dưới đây cho thấy mức sống của vùng Tây Nguyên tuy cao hơn miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, nhưng vẫn thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (xem bảng 2.1 và bảng 2.2).

Bảng 2.1: Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 của vùng Tây Nguyên so với thu nhập bình quân đầu người cả nước và các vùng lãnh thổ khác

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Tổng số

Cả nước 636

Đồng bằng sông Hồng - 666

Trung du và miền núi phía Bắc 442

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 476

Tây Nguyên 522

Đông Nam Bộ 1146

Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) 628

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê năm 2008, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.602 - 604.

Bảng 2.2: Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 của từng tỉnh Tây Nguyên so sánh với thu nhập bình quân đầu người của tồn vùng

Đơn vị tính: Nghìn đồng. Tây Ngun 522 Kon Tum 445 Gia Lai 498 Đắk Lắk 507 Đắk Nông 500 Lâm Đồng 596

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê năm 2008, Nxb. Thống kê, Hà Nội, tr.602 - 604.

Thống kê trên đây cho thấy, bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không thể tách rời với nâng cao mức sống, cải thiện dân sinh, đảm bảo an toàn sinh kế của đồng bào.

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các tộc người thiểu số ở tây nguyên từ 1996-2006 (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w