Địa phương hoá chủ trương của Trung ương Đảng

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các tộc người thiểu số ở tây nguyên từ 1996-2006 (Trang 83 - 85)

Tỉnh Lâm Đồng, năm 2001, đã tiến hành Đại hội Đảng lần thứ VII

(nhiệm kỳ 2001-2005). Tại Đại hội, Báo cáo "Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005" được thông qua đã trình bày cụ thể thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 1996-2000, chỉ ra những thành tựu cũng như những hạn chế trong giai đoạn này. Một nội dung quan trọng của bản Báo cáo trong phần thứ hai là nêu "Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005". Về văn hóa thơng tin: Từng bước nâng cao hoạt động của ngành văn hóa thơng tin, đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Phấn đấu đến năm 2005 có 50 - 55% số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa, 55 - 60% thôn, buôn, khu phố, 80% cơ quan đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa; phủ sóng phát thanh - truyền hình đến hầu hết các vùng trong tỉnh và 90 - 95% dân số trong tỉnh được xem truyền hình. Về giáo dục đào tạo: Phấn đấu đến năm 2005 số học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày đạt 30%: thị xã Bảo Lộc, hầu hết các thị trấn và 50% số xã còn lại đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Huy động trẻ em trong độ tuổi vào nhà trẻ đạt 15%, vào lớp mẫu giáo đạt 70%, hầu hết số người dân tộc trong độ tuổi đến lớp. Tỷ lệ học sinh học ở các trường, lớp ngoài quốc lập: Mầm non chiếm 80%, tiểu học 01%, trung học cơ sở 25%, trung học phổ thông 40%, chuyên nghiệp và học nghề 60% (không kể cao đẳng sư phạm), tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm trên 20% [72, tr.81-83].

Tỉnh Gia Lai, đã tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XII từ

ngày 26 đến ngày 30-12-2000. Đại hội đã thơng qua nhiều văn bản quan trọng, trong đó có nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và các giải pháp chủ yếu sẽ thực hiện trong nhiệm kỳ 2001-2005. Mục tiêu tổng quát giai đoạn 2001 - 2010 là: "Phấn đấu giảm dần khoảng cách về kinh

tế - xã hội bằng việc phát huy tối đa nội lực kết hợp tranh thủ có hiệu quả mọi nguồn lực bên ngồi để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững; kết hợp tăng trưởng kinh tế với giải quyết những vấn đề bức xúc về văn hóa - xã hội...". Mục tiêu của giai đoạn 2001 - 2010: Tăng trưởng nhanh về kinh tế... Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xóa hộ đói, giảm hộ nghèo xuống cịn dưới 5% nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, đặc biệt chú ý vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến... Đại hội đã xác định những mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2001 - 2005 cả về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội... [70, tr.816-818]...

Các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, đều đề ra các chủ trương nhằm

thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, vấn đề văn hoá được nhấn mạnh ở cả hai chiều cạnh:

Thứ nhất: Giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hố truyền thống các dân tộc

bằng đầu tư vào cơng tác nghiên cứu sưu tầm, bảo tồn sử thi, lễ hội, những giá trị tốt đẹp của các dân tộc, tránh bị mất mát, đặc biệt sau khi Khơng gian văn hố cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO thừa nhận là di sản văn hoá phi vật thể truyền khẩu của nhân loại. Phát huy những giá trị truyền thống đó trong phát triển du lịch lịch sử - văn hoá kết hợp với du lịch sinh thái. Đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống, nhất là những nghề mà đồng bào dân tộc tại chỗ có thế mạnh. Giữ gìn tiếng nói, chữ viết các dân tộc bằng cách tiếp tục đưa vào trường học, biên soạn tài liệu giáo khoa. Khai thác tri thức tộc người trong quản lý phát triển xã hội và đời sống sản xuất, nhất là vai trò của luật tục, già làng, phương thức quản lý của cộng đồng buôn/làng.

Thứ hai: Đẩy mạnh đầu tư đưa các yếu tố văn hố mới vào đời sống

bn/làng như xây dựng các thiết chế văn hoá mới như bưu điện văn hoá, nhà văn hoá, trung tâm văn hố, nâng tỷ lệ người dân được xem truyền hình, đọc sách báo, thực hiện các đội văn hóa thơng tin lưu động, nhằm tun truyền

giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như của tỉnh. Tăng cường quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, thực hiện cơng tác tun truyền bằng nhiều hình thức phát triển văn hóa - văn nghệ, đẩy mạnh các phong trào thể dục thể thao, nhất là các phong trào mang đậm tính cộng đồng, lựa chọn phát triển một số mơn thể thao thành tích cao phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Chú trọng nâng cao hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số, xây dựng đồng bộ và phát huy có hiệu quả các cơng trình văn hóa ở cơ sở. Quan tâm đầu tư các khu vui chơi giải trí... loại bỏ những tư tưởng phản văn hóa ra khỏi đời sống tinh thần các dân tộc thiểu số [71, tr.94-95].

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các tộc người thiểu số ở tây nguyên từ 1996-2006 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w