tộc thiểu số
Bước sang thế kỷ XXI, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá việc thực hiện Chiến lược ổn định phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 1991 - 2010 của Đại hội VII và đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI. Đại hội đã nêu ra những thuận lợi và khó khăn của tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế. Ở trong nước, đất nước đạt được những thành tựu to lớn và rất quan rang, một trong những thành tựu đó là “…đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động trong xã hội được nâng lên đáng kể. Đã hồn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước,… các hoạt động văn hóa, thơng tin phát triển rộng rãi và nâng cao chất lượng…” [22]. Bên cạnh đó, trong Chiến lược cũng đã nêu ra những yếu kém, bất cập, một trong những bất cập đó là: “…Đời sống của một số bộ phận nhân dân cịn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng thường bị thiên tai… Nhiều tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi…”. Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế và các vùng đối với Tây Nguyên, Chiến lựợc đã xác định: “…Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước về kinh tế - xã hội và quốc phịng - an ninh, có lợi thế để phát triển nơng nghiệp, lâm nghiệp sản xuất hàng hóa lớn kết hợp với cơng nghiệp chế biến, phát triển công nghiệp năng lượng và cơng nghiệp khai thác khống sáng. Có chiến lược và quy hoạch xây dựng Tây Nguyên giàu về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng, an ninh, tiến tới thành vùng kinh tế động lực… Có chính sách… Nâng cao dân trí và trình độ cơng nghệ. Thực hiện tốt chính sách dân tộc, thật sự cảI thiện đời sống vật chất và văn hóa của đồng bào các dân tộc” [22, tr.186-187].
Về phát triển văn hóa, nghệ thuật, thơng tin, thể dục thể thao, chiến lược đề cập đến những vấn đề sau: “… Mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa”, phong trào "Người tốt việc tốt"… Chú trọng giữ gìn, phát triển các di sản văn hóa phi vật thể, tơn tạo và quản lí tốt các di sản văn hóa vật thể, các di tích lịch sử; nâng cấp các bảo tàng. Phát triển mạng lưới thư viện, hiện đại hóa cơng tác thư viện, lưu trữ. Xây dựng các cơng trình văn hóa, các khu vui chơi cơng cộng. Khuyến khích sáng tác những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị theo các chủ đề... Chú trọng thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam trong các cơng trình xây dựng, kiến trúc mới. Phát triển và hiện đại hóa công tác thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản... Ban hành và thực hiện chính sách thể hiện rõ sự quan tâm và chăm sóc đối với văn nghệ sĩ và những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, nhất là nghệ thuật truyền thống... Tăng cường đầu tư ngân sách cho văn hóa tương xứng với tăng trưởng kinh tế, tập trung xây dựng một số trung tâm lớn gắn kết văn hóa, thể dục thể thao, du lịch như làng văn hóa các dân tộc Việt Nam... Mở rộng giao lưu văn hóa,thể thao quốc tế [10, tr.240-242].
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII (2001-2005): Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới cả về quy mơ chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất… Khoa học cơng nghệ có bước chuyển biến tích cực. Trong hồn cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, các lĩnh vực văn hóa xã hội đã có bước phát triển khá, thể hiện sự nỗ lực rất lớn của tồn Đảng, tồn dân. Giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm cho người lao động.Cơng tác xóa đói giảm nghèo đã được triển khai mạnh mẽ ở hầu hết các tỉnh, nhất là ở các vùng nghèo, xã nghèo. Cơng tác văn hóa, thơng tin có nhiều đóng góp tích cực trong việc động viên tồn dân tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân có nhiều tiến bộ, đặc biệt là
trong lĩnh vực y tế dự phòng... Phong trào thể dục thể thao phát triển rộng rãi ở các địa phương… [10, tr.248-256].
Khi đề cập đến mục tiêu tổng quát và được cụ thể hóa thành nhiều nhiệm vụ cụ thể, trong đó về văn hóa được đề cập với nội dung: “…Tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến cơ bản toàn diện về phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lí, triển khai thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở... Giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc: cơ bản xóa đói giảm nhanh hộ nghèo... Phát triển mạnh văn hóa, thơng tin, y tế,và thể dục thể thao; nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân [10, tr.260-261].
Chiến lược cũng nêu ra định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và vùng. Về văn hóa, Chiến lược nêu ra định hướng: “…Đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa"; phong trào "Người tốt việc tốt". Thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước, động viên toàn dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội,... kiên quyết đấu tranh loại trừ các hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội. Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: bảo tồn và tơn tạo các di sản văn hóa
vật thể và phi vật thể làm nền tảng cho sự giao lưu văn hóa... tiếp tục đưa các hoạt động văn hóa thơng tin về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, phát động toàn dân tham gia thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, bản, làng văn hóa ; tiến tới hồn chỉnh hệ thống thiết chế văn hóa bằng nguồn lực nhà nước và mở rộng xã hội hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người. Phấn đấu 80% gia đình đạt chuẩn
văn hóa; 50% làng xóm, khu phố đạt chuẩn văn hóa quốc gia; 78% xã phường có nhà văn hóa, bình qn mỗi gia đình có 4 bản sách/năm. Đầu tư thích đáng để đào tạo nhân tài, nghệ sĩ; có chính sách động viên lực lượng văn học nghệ thuật sáng tác, xây dựng các cơng trình... Xây dựng làng văn hóa các dân tộc Việt Nam... Tiếp tục hồn thiện hệ thống phủ sóng, phát thanh truyền hình trên cả nước, bảo đảm trên 90% số hộ gia đình xem được Đài truyền hình
Việt Nam và nghe được Đài tiếng nói Việt Nam. Phát triển và hiện đại hóa mạng lưới thông tin đại chúng... Phát triển mạnh các hoạt động thể dục, thể thao về quy mô và chất lượng thực hiện xã hội hóa các hoạt động thể dục, thể thao [10, tr.266-268].
Trong nhiệm kỳ Đại hội IX, Hội nghị lần thứ bảy đã có Nghị quyết chun đề về cơng tác dân tộc. Đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương ban hành một nghị quyết chuyên đề về công tác dân tộc, trước đây cao nhất thường là Nghị quyết Bộ chính trị. Điều đó phản ánh tính chất quan trọng của vấn đề dân tộc, nhất là sau vụ bạo loạn chính trị ở Tây Ngun và tình hình Tây Bắc, Tây Nam Bộ có nhiều nhân tố có nguy cơ gây mất ổn định. Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa I, sau khi đánh giá những thành tựu và hạn chế của công tác dân tộc giai đoạn trước đó, đã nêu ra một số vấn đề chủ yếu trong thời kỳ mới về công tác dân tộc. Về quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết xác định ngun tắc bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển; phát triển toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh - quốc phịng… Cơng tác bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống các dân tộc được đặt trong mối quan hệ với thực hiện các mục tiêu sau đây:
- Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống đồng bào các dân tộc. Đến năm 2010, các vùng dân tộc và miền núi cơ bản khơng cịn hộ đói; giảm hộ nghèo xuống dưới 10%, giảm dần khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các dân tộc, các vùng; trên 90% hộ dân có đủ điện sinh hoạt; xóa tình trạng nhà tạm, nhà dột nát; 100% số xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã; cơ bản khơng cịn xã đặc biệt khó khăn; hồn thành cơ bản cơng tác định canh định cư; chấm dứt tình trạng di cư tự do; giải quyết cơ bản vấn đề ruộng đất cho nơng dân thiếu đất; ngăn chặn tình trạng suy thối mơi trường.
- Nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào: ...Phấn đấu 90% đồng bào được xem truyền hình;
100% được nghe đài phát thanh; các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát triển.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ tại chỗ có phẩm chất và nâng lực đáp ứng được yêu cầu của địa phương; củng cố hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh, nâng cao vị trí, vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong việc tham gia thực hiện tốt chính sách dân tộc.
- Giữ vững an ninh quốc phòng ở vùng dân tộc và miền núi…"
Để thực hiện những mục tiêu trên, Nghị quyết đã nêu ra rất nhiều biện pháp, cả về kinh tế - chính trị - xã hội, riêng về biện pháp văn hóa có nêu:
"…Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình phủ song phát thanh, truyền hình; tăng cường các hoạt động văn hóa, thơng tin tun truyền hướng về cơ sở; tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình bằng các tiếng dân tộc thiểu số, làm tốt cơng tác nghiên cứu sưu tầm, giữ gìn và phát huy các giá trị, truyền thống tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc.
Thực hiện chương trình phổ cập giáp dục trung học cơ sở và các chương trình giáo dục miền núi, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục… mở rộng việc dạy chữ dân tộc" [12].
Định hướng trên đây của Ban Chấp hành Trung ương là cơ sở quan trọng cho q trình thể chế hố chính sách về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong tình hình mới.