các tộc người tại chỗ đối với ổn định và phát triển bền vững của Tây Nguyên
Từ khi có Nghị quyết Trung ương năm khóa VIII (1998) đến nay, văn hóa với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đã được nhận thức ngày càng sáng rõ hơn và triển khai thành nhiều chương trình, dự án cụ thể. Tuy vậy, nhận thức về văn hóa nói chung và văn hóa các tộc người thiểu số đối với sự phát triển khơng phải đã hồn chỉnh, trong đó có nhiều
điểm cần tiếp tục nghiên cứu ở tầng sâu hơn. Thực tiễn công tác lãnh đạo bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các tộc người tại chỗ Tây Nguyên cho thấy cần chú ý mấy vấn đề sau đây:
- Nhận thức về chức năng của văn hóa các tộc người thiểu số Tây Nguyên đối với ổn định và phát triển. Chúng ta có thể chứng thực được bất cứ
lĩnh vực nào của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, kể cả môi trường tự nhiên đều chịu sự tác động mang tính điều tiết của văn hóa. Điều này càng quan trọng hơn đối với những không gian xã hội tộc người vận hành trong điều kiện còn tồn tại nhiều dấu ấn của công xã thị tộc, chớm xuất hiện tư hữu, tổ chức và quản trị xã hội chủ yếu bằng phương thức tự quản thuần phác. Hay nói cách khác, điều tiết trạng thái xã hội tộc người bản địa Tây Nguyên trước đây không phải bằng luật pháp mà là luật tục, không phải bằng cưỡng bức mà là tự nguyện, khơng phải bằng quyền lực chính trị mà bằng quyền lực xã hội, không phải bằng ý thức hệ giai cấp mà là tín ngưỡng bản địa… Các yếu tố nhân tạo của xã hội ở giai đoạn cấu trúc và hậu cấu trúc (nhà nước, pháp luật, đơ thị, tư tưởng chính trị…) tác động mang tính điều tiết ở Tây Nguyên trước đây rất hạn chế. Mà ở đây văn hóa đóng vai trị trụ cột trong cân bằng, điều tiết sự phát triển xã hội. Vì thế, nếu văn hóa truyền thống tộc người phai mờ, mai một thì sẽ mất đi hệ giá trị điều tiết xã hội, có nguy cơ đẩy tới bất ổn và rủi ro xã hội. Đây chính là đảm bảo sự ổn định xã hội từ chiều cạnh văn hóa. Nếu văn hóa tác động mang tính điều tiết gián tiếp với ổn định và phát triển thì xã hội là biểu hiện bề ngồi của văn hóa thành kết cấu vật chất-xã hội. Nó tác động một cách trực tiếp đối với ổn định và phát triển Tây Nguyên trong thời gian tới. Không giải quyết thỏa đáng các vấn đề xã hội - văn hóa là nguồn gốc của những bất ổn, xung đột tộc người. Vì thế, tương thích với đà tăng trưởng kinh tế phải chú ý những chiều cạnh văn hoá của sự phát triển.
- Nhận thức, tính tốn đầy đủ hơn yếu tố văn hóa trong quy hoạch phát
yếu tố văn hóa thường được xem là thứ yếu, hoặc chỉ là phái sinh của kinh tế - xã hội, dù những năm gần đây đã có tiến bộ. Đối với một không gian đặc sắc như Tây Nguyên, càng đòi hỏi phải nhận thức thấu đáo yếu tố văn hóa trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng. Yếu tố vùng trước hết được xác định ở lựa chọn ngôn ngữ vùng cho hợp lý, tránh tình trạng chỉ chú trọng ngơn ngữ hành chính (tiếng Kinh) hoặc có tham vọng sử dụng đầy đủ ngôn ngữ của mọi tộc người mà trên thực tế không hệ thống quản lý và giáo dục nào có thể bao quát được đầy đủ. Nhiều tộc người thiểu số có dân số ít (như Brâu, Rơ măm) nhiều khi đã tự nguyện lựa chọn ngôn ngữ của dân tộc khác làm phương tiện giao tiếp vì những giới hạn của tiếng mẹ đẻ. Lựa chọn ngơn ngữ vùng cho Tây Ngun chính là tiếng Ba na, Ê đê và Gia rai. Ngôn ngữ vùng không chỉ được những dân tộc chủ thể của ngôn ngữ đó sử dụng mà cả dân tộc Kinh và các dân tộc có dân số ít hơn chấp nhận sử dụng như một ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình. Các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Ngun phải tính tốn đầy đủ các yếu tố văn hóa, phải tìm động lực từ văn hóa tộc người. Cơng nghiệp hố, hiện đại hố khơng những khơng làm tổn hại đến văn hóa tộc người mà phải góp phần vào bảo tồn và phát triển văn hóa các tộc người. Các yếu tố đặc thù của vùng cũng cần được tính tốn trong quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Đặc biệt quy hoạch chi tiết điểm dân cư, kiến trúc - cảnh quan đô thị và nông thơn với những đường nét của nó phải chú ý đến đặc trưng kiến trúc nhà cửa, bố trí bn làng, khơng gian cơng… của các tộc người bản địa.
- Xác lập quan niệm về vốn văn hóa các tộc người tại chỗ Tây Nguyên đối với sự phát triển. Không phải mọi yếu tố văn hóa đều có thể biến thành vốn văn hóa, mà chỉ giá trị văn hóa nào tham gia vào q trình giao lưu, biến
đổi, tái tạo, liên kết hóa để tạo nên giá trị gia tăng và góp phần vào sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội của tộc người thì mới trở thành vốn văn hóa. Thậm chí trong điều kiện kinh tế thị trường, vốn văn hóa cịn phải được kiểm chứng ở những hệ giá trị tham gia vào luật lệ, nguyên tắc của thị trường, tức
là biến thành giá trị của sản phẩm hàng hóa, chấp nhận cạnh tranh trên phương diện văn hóa kinh doanh, văn hóa lãnh đạo - quản lý. Những giá trị văn hóa khơng chuyển hóa được thành vốn văn hóa sẽ rất hạn chế đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng tộc người. Cái thiếu của các tộc người thiểu số Tây Nguyên không phải những giá trị văn hóa đặc trưng của họ, mà chính là năng lực chuyển hóa hệ giá trị văn hóa tộc người thành vốn văn hóa. Điều này đã từng tồn tại trong q khứ khi khơng gian văn hóa các tộc người bản địa Tây Nguyên tồn tại một cách khá biệt lập, ít giao thoa, hội nhập, va chạm với các nền văn hóa có cường độ mạnh như Trung Hoa và Ấn Độ để thâu nhận, tiếp biến và vượt gộp. Chính vì vậy, hệ giá trị văn hóa của các tộc người
bản địa ở Tây Nguyên mong manh, dễ bị tổn thương trước các xung lực của thị trường, khó đủ khả năng thâm nhập và chuyển hóa vào các q trình chính trị, kinh tế, xã hội để sinh tồn và phát triển. Do đó, phát triển văn hóa các tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên vì sự ổn định và phát triển có nội dung quan trọng nằm ở chỗ chuyển các hệ giá trị văn hóa tộc người thành vốn văn hóa. Nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên với kết quả khơng đạt được như mong muốn, thậm chí khơng muốn nói tiếp tục tạo tâm lý ỷ lại, suy giảm năng lực tự chủ của người dân, khơng phải vì thiếu vốn tài chính, mà sâu xa chính là vốn văn hóa. Vì vậy, càng đổ tiền của vào Tây Nguyên thì càng đánh mất năng lực tự chủ, tự cường của các tộc người bản địa khi khơng chuyển hóa được các giá trị văn hóa thành vốn văn hóa.
- Nhận thức chiều cạnh “phát triển” trong q trình phát triển văn hóa- xã hội Tây Nguyên. Phát triển là vận động theo xu hướng đi lên, nhưng phát
triển không bao giờ tách khỏi khơng gian và thời gian cụ thể. Nếu tiêu chí “phát triển” về mặt vật chất - kỹ thuật tương đối đồng nhất giữa các quốc gia thì về mặt văn hóa lại khơng thể đồng nhất - vì nó được chế định bởi nguyên lý thống nhất trong đa dạng. Giá trị văn hóa đối với một cộng đồng tộc người này được chấp nhận là “phát triển” nhưng đối với cộng đồng tộc người khác khơng hẳn quan niệm như vậy, thậm chí cịn dẫn tới phản ứng, xung đột nếu
cố tình áp đặt bằng mọi cách. Quan niệm hệ giá trị văn hóa đối với đồng bào Tây Ngun cũng vậy, khơng thể lấy tiêu chí giá trị của người Kinh để đánh giá, mà phải xuất phát từ cách nhìn bên trong, tức từ nếp nghĩ, nếp cảm của bản thân các tộc người tại chỗ Tây Nguyên để hiểu và cảm nhận về họ. Mọi chính sách quản lý và phát triển văn hóa phải xuất phát từ nhận thức nêu trên mới giảm thiểu được những sai lầm.
- Nhận thức về yêu cầu kiên trì, thận trọng, vững chắc trong quá trình bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thơng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Phát triển văn hóa các tộc người thiểu số nói chung, với các tộc
người thiểu số ở Tây Ngun nói riêng khơng thể tiến hành nhanh chóng, vội vã mà phải kiên trì, lâu dài. Nóng vội trong các chính sách quản lý và phát triển thường đưa đến các liệu pháp “sốc”, làm cho nền văn hóa các tộc người Tây Ngun khơng kịp hấp thu, thẩm thấu, chuyển hóa và dẫn tới nguy cơ đứt gãy về văn hóa. Vì vậy, cần nhận thức đây là sự nghiệp lâu dài, kiên trì, khơng thể thơng qua vài dự án, chương trình bảo tồn và phát triển, không thể
tiến hành theo tư duy nhiệm kỳ, mà phải có chiến lược lâu dài với các bước đi
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Chiến lược đó có những khía cạnh phát triển văn hóa với tư cách độc lập, có những khía cạnh lồng ghép, đan gài trong phát triển tổng thể đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái ở Tây Nguyên.
- Gia cường ý thức bảo vệ và phát triển giá trị văn hóa của các tộc người bản địa Tây Nguyên. Khơng gian văn hóa tộc người Tây Ngun phần
lớn ở dạng sống động, chỉ được bảo vệ bởi chính hoạt động sinh hoạt cuộc sống thường nhật, nếu thiếu ý thức của người dân thì mọi giải pháp quản lý và phát triển đều không đưa đến hiệu quả. Gia cường ý thức tộc người cịn gắn với q trình hiện đại hóa tâm lý tộc người, khắc phục tính tự ti, trơng chờ, ỷ lại hoặc định kiến tộc người. Vốn cịn nhiều dấu ấn của cơng xã thị tộc, nên các tộc người tại chỗ Tây Nguyên ít được rèn luyện ý thức giai cấp, mà ý
thức tộc người đậm hơn ý thức quốc tộc, ý thức buôn dân trọng hơn ý thức cơng dân. Điều đó rất dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng chống phá, gây bất
ổn về chính trị, kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Vì vậy, giáo dục ý thức quốc tộc, ý thức công dân, ý thức giai cấp là nhiệm vụ hệ trọng trong quá
trình phát triển văn hóa ở Tây Ngun được thực hiện bằng cả hình thức học đường và phi học đường, nghi thức và phi nghi thức, cả giáo dục và thông qua nhiều hoạt động sản xuất, sinh hoạt khác.