Kết quả thực hiện chủ trương của Đảng về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các tộc người thiểu số ở tây nguyên từ 1996-2006 (Trang 42)

giá trị văn hóa các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên

Để triển khai thực hiện các chủ trương bảo tồn, phát huy văn hoá các dân tộc thiểu số cần thiết không chỉ tư duy đổi mới, nguồn lực đầu tư, mà cả bộ máy tổ chức thực hiện. Vì vậy, ở cấp Trung ương, Vụ Văn hóa Dân tộc - Miền núi thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin được thành lập, có nhiệm vụ giúp Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Nhà Xuất bản Văn hoá dân tộc cũng được thành lập có chức trách xuất bản các công trình sưu tầm, nghiên cứu, sáng tác văn học, văn hoá các dân tộc thiểu số nói chung và các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói riêng. Khoa Văn hoá dân tộc ở trường Đại học Văn hoá cũng hết sức coi trọng thu hút, đào tạo sinh viên các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, nhất là từ sau khi có chế độ cử tuyển của nhà nước. Hội Văn hoá các dân tộc thiểu số ra đời, trong đó thu hút nhiều nghệ sĩ, trí thức dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Các thiết chế văn hoá dân tộc khác như Nhà văn hoá dân tộc, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam,... đều chú trọng đến không gian văn hoá Tây Nguyên trong sưu tầm, trưng bày, bảo quản hiện vật. Các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng đều thành lập các đoàn nghệ thuật dân tộc... Năm 1999, Làng Văn hoá - Dân tộc du lịch các dân tộc Việt Nam được khởi công xây dựng tại Đồng Mô (Hà Tây), trước mắt có đầu tư xây dựng khu nhà dân tộc Ba Na bên cạnh dân tộc Thái. Từ các biện pháp về chính trị - tư tưởng và tổ chức nêu trên, công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên từ 1996 đến năm 2000 đạt các kết quả sau đây:

* Về sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hoá nghệ thuật truyền thống các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Vấn đề sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số Tây Nguyên được thực hiện với sự phối kết hợp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương, nghiên cứu, bảo tồn với tổ chức quản lý. Hàng năm, các cơ quan chức năng thuộc Bộ và Sở Văn hoá - Thông tin các tỉnh vùng Tây Nguyên đều xây dựng chương trình nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống các dân tộc tại chỗ. Viện Nghiên cứu Văn hoá - Nghệ thuật thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin từ năm 1997 đến năm 2000 đã thực hiện 112/226 dự án bảo tồn văn hoá phi vật thể có nguy cơ bị mai một thuộc 53 dân tộc thiểu số, trong đó riêng dân tộc Ba-na chiếm 7 dự án, 6 dự án về trường ca của các dân tộc Êđê, Mnông, Bana, Giarai. Trong đó đáng chú ý là kịp thời làm dự án bảo tồn văn hoá phi vật thể ở những dân tộc thiểu số dân số ít như Brâu, Rơmăm ở Kon Tum (dự án bảo tồn Lễ ăn trâu mừng nhà rông). Nhiều di tích lịch sử văn hoá các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên được Bộ công nhận, đầu tư bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp. Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã xây dựng mới bốn phòng trưng bày hình ảnh hiện vật các nhóm ngôn ngữ, trong đó có nhóm Môn-Khmer với nhiều dân tộc cư trú ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên. Một số hội nghị toàn quốc quan trọng được tổ chức nhằm kịp thời định hướng công tác bảo tồn, phát huy, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số. Bảo tàng các địa phương cũng chú ý nhiều hơn đến sưu tầm, bảo quản các hiện vật về các dân tộc thiểu số tại chỗ, nhờ những phát hiện khảo cổ với tư liệu ngày càng phong phú, đa dạng. Riêng Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk đã bảo quản trên 8.000 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý giá như đàn đá Đak Kar, bộ sưu tập trống đồng... [39, tr.590]. Qua rà soát, đánh giá năm 1998 cho thấy, toàn tỉnh Đắk Lắk có 3.167 dàn chiêng, 8.535 người biết đánh chiêng, 4.435 người biết hát dân ca, 306 người biết kể sử thi, 5.128 người biết dệt vải thổ cẩm, 1.263 người biết sử dụng các nhạc cụ dân tộc phổ biến, 284 người biết tạc tượng nhà mồ, 130 người biết thuần dưỡng voi [45]. Ở Kon Tum, trước khi triển khai thực hiện Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII của Đảng về: "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà

bản sắc dân tộc", theo số liệu thống kê, toàn tỉnh chỉ còn 191 nhà rông thì đến nay đã có hơn 302 nhà rông và 1853 bộ cồng chiêng. Đây là cố gắng lớn của cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng [42, tr.135-137].

Bảo tồn giá trị văn hoá các dân tộc thiểu số Tây Nguyên không chỉ thực hiện bằng phương thức “tĩnh” mà còn bằng phương thức “động” - tức bảo tồn trong môi trường đã nảy sinh và diễn xướng văn hoá. Nhiều hội diễn, hội thi ca múa nhạc dân gian, ngày hội văn hoá các dân tộc, triển lãm trang phục dân tộc, thi dệt thổ cẩm, các lớp dạy đánh chiêng được tổ chức ở các tỉnh. Hoạt động nghiên cứu văn hoá học ngày càng được coi trọng đóng góp trực tiếp cho sưu tầm, bảo tồn và phát triển giá trị văn hoá các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, đặc biệt là các đề tài khoa học và các hội thảo khoa học về văn hóa cồng chiêng, nếp sống, lối sống, phong tục, tập quán, luật tục, sử thi, văn học... Nhiều tác phẩm văn hoá dân gian các dân tộc Tây Nguyên đã được xuất bản, phổ biến rộng rãi như Văn hoá dân gian Êđê, Văn hoá dân gian Mnông, Sử thi Êđê, Trường ca Đam San, Mùa rẫy Bon Tiăng, Sử thi cổ sơ Mnông, Sử thi thần thoại Mnông, Lời nói vần Mnông, Tập quán pháp Ê-đê, Luật tục Mnông, Lễ hội Ê-đê... Qua sưu tầm, tại Đắk Lắk đã phát hiện được khối lượng sử thi lớn, bao gồm 140 sử thi của dân tộc Mnông và 40 sử thi của dân tộc Ê-đê [39, tr.589-590].

Một trong những giá trị văn hoá phi vật thể tiêu biểu, đồng thời là một tiêu chí cấu thành bản sắc văn hoá tộc người - đó là ngôn ngữ tộc người - được hết sức coi trọng bảo tồn và phát huy. Bộ và các các tỉnh Tây Nguyên chủ trương bảo tồn ngôn ngữ tộc người tốt nhất là đưa nó vào học đường, vào giảng dạy và học tập trong nhà trường. Vì thế, chữ viết của dân tộc Ê-đê và Mnông được nghiên cứu và kịp thời đưa vào giảng dạy trong học sinh dân tộc thiểu số ở bậc tiểu học. Xây dựng được bộ sách công cụ Ê-đê, Mnông - Việt, ngữ pháp tiếng Ê-đê, biên soạn sách học sau khi xoá mù chữ cho vùng đồng bào dân tộc Ê-đê. Đến năm 2000 đã có 66 lớp với 2.012 học sinh tiểu học của

11 huyện, thành phố ở Đắk Lắk triển khai chương trình dạy song ngữ Êđê - Việt cho học sinh dân tộc Êđê ở bậc tiểu học. Ngoài ra, ngôn ngữ của hai dân tộc Ê đê và Mnông còn được lưu giữ, phổ biến dưới nhiều hình thức: xuất bản phẩm, tư liệu băng ghi âm và băng ghi hình của các công trình sưu tầm văn hóa dân gian, các chương trình phát thanh, truyền hình, các chương trình văn nghệ dân gian [39, tr.590].

* Về bảo tồn, tôn tạo, khai thác các di tích - danh thắng.

Tây Nguyên là địa bàn có rất nhiều di tích văn hóa vật thể, không chỉ có tính địa phương mà có cả tính quốc gia, quốc tế. Những công trình văn hóa này được hình thành xuất phát từ điều kiện tự nhiên và lịch sử của Tây Nguyên, từ năm 1996 đến 2000 rất được các địa phương coi trọng đầu tư tôn tạo, bảo tồn và khai thác phục vụ du lịch lịch sử - văn hoá.

Đắk Lắk có 71 di tích, gồm 23 di tích lịch sử cách mạng, 13 di tích kiến trúc nghệ thuật và kiến trúc tôn giáo, 2 di tích lịch sử văn hoá, 8 di tích khảo cổ, 25 di tích danh thắng, trong đó có 9 di tích quốc gia. Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các ngành chức năng đầu tư đúng mức, coi trọng đẩy mạnh nghiên cứu và đưa vào khai thác để quảng bá hình ảnh các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên. Trong đó có nhiều di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng đã được kết nối với di tích lịch sử văn hoá và di tích - danh thắng tự nhiên để phục vụ cho quảng bá hình ảnh địa phương, tộc người. Đáng chú ý là các di tích như chùa Khải Đoàn, khu nhà mộ tù trưởng Khujunob & Rleo Knul, Hang đá Dak Tuar, biệt điện Bảo Đại, Đình Lạc Giao, nhà đày Buôn Ma Thuột, tháp Cham Yang Prong. Đặc biệt khu du lịch Buôn Đôn ngày càng trở thành quần thể không gian văn hoá - lịch sử phục vụ cho du lịch văn hoá.

Gia Lai là một trong những tỉnh có nhiều di tích - danh thắng được đầu tư bảo tồn, phát triển. Biển Hồ là di tích tổng hợp bắt đầu được chú ý. Ngày 14-6-1991 quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo đã được Bộ Văn hoá - Thông

tin cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa, quần thể gồm 6 di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn: An Khê Đình, Gò Chợ, hòn đá Ông Bình, hòa đá Ông Nhạc, Vườn mít - Cánh đồng Cô Hầu, kho tiền - nền nhà ông Nhạc. Ngày 12-12-1994, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định số 321/QĐ-BT công nhận Di tích lịch sử Nhà lao Pleiku,. Ngày 23-3-1993, làng kháng chiến Stơr đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa.

Tỉnh Kon Tum có rất nhiều di tích - danh thắng được Tỉnh uỷ chỉ đạo

đầu tư giữ gìn, tôn tạo và đưa vào khai thác. Ngục Kon Tum được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia, nằm trên địa bàn thị xã KonTum, qua nhiều lần trùng tu. Toàn bộ di tích cùng hai ngôi mộ tập thể đã được tôn tạo và xây dựng lại trên nền nhà ngục cũ bên bờ sông Dakbla. Di tích khảo cổ Lung Leng được phát hiện tại thôn Lung Leng xã Sa Bình, huyện Sa Thầy đã cung cấp một hệ thống di tích và hiện vật vô cùng phong phú khởi đầu cho một xã hội Tây Nguyên thời tiền sử. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều cổ vật và nền văn hoá của người tiền sử cách chúng ta ngày nay khoảng 2500 đến 3000 năm, ngoài ra người ta còn khám phá được nhiều cổ vật gắn liền với lịch sử loài người. Di chỉ Lung Leng không chỉ là di chỉ khảo cổ học đầu tiên được phát hiện ở Kon Tum mà còn là di chỉ khảo cổ học lớn nhất Tây Nguyên, đồng thời cũng là di chỉ lớn của cả nước. Nhà thờ gỗ được xây dựng vào năm 1913 theo lối kiến trúc Roman kết hợp với kiểu nhà sàn Tây Nguyên. Đây là nhà thờ dành cho giáo dân đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong khuôn viên nhà thờ còn có nhiều biểu tượng đặc trưng của Tây nguyên như nhà Rông, tượng gỗ, tượng nhà mồ... Tòa Giám mục là một công trình kiến trúc Phương Tây kết hợp với lối kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống, được thành lập vào năm 1935. Người có công lớn trong việc thành lập Tòa Giám Mục là vị Giáo sĩ người Pháp Martial Jannin Phước. Bên trong Tòa Giám Mục còn có một phòng truyền thống trưng bày các hiện vật của đồng bào dân tộc Tây Nguyên mang nội dung khái quát quá trình hình thành và phát triển Công giáo từ năm 1848.

Tòa Giám mục là một thế giới tĩnh lặng, lưu trữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo của vùng đất Kon Tum, thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan. Chùa Bác Ái được xây dựng đầu tiên ở Kon Tum vào năm 1932 trên một ngọn đồi hoang vu, rậm rạp và nhiều thú dữ. Chùa Bác Ái được chính phủ Nam Triều thời vua Bảo Đại thứ VIII sắc phong “Sắc tứ Bác Ai Tự”. Năm 1933 chùa được Nam Phương hoàng hậu đến thăm và tặng chiếc Đại Hồng Chung. Trải qua năm tháng và sự tàn phá của chiến tranh, chùa được trùng tu nhiều lần.

* Về kết hợp giữa khuyến khích, duy trì văn nghệ quần chúng với phát triển nghệ thuật chuyên nghiệp các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Phong trào văn hoá - văn nghệ quần chúng không chỉ đáp ứng nhu cầu thụ hưởng của cư dân nông nghiệp mà còn là môi trường diễn xướng cho bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống. Vì vậy, bên cạnh phát triển các loại hình văn hoá chuyên nghiệp thì Tỉnh uỷ các tỉnh Tây Nguyên rất coi trọng phát triển văn hoá - văn nghệ quần chúng.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ các tỉnh Tây Nguyên, Sở Văn hoá - Thông tin - Thể thao - Du lịch các địa phương đã có nhiều biện pháp tích cực cụ thể hoá tinh thần Nghị quyết Trung ương bảy khoá IX. Đó là: hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy hoạch thiết chế văn hóa cơ sở ở địa phương sau khi được UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn tỉnh trên cơ sở quy chế mẫu của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch; hướng dẫn tổ chức các lễ hội; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang; xây dựng gia đình, thôn, khu phố, cơ quan, đơn vị văn hóa trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể chỉ đạo và hướng dẫn phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, chịu trách nhiệm thường trực Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chính sách văn hóa dân tộc; bảo tồn, phát huy, phát triển các

giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc cư trú trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tuyên truyền cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quy hoạch hệ thống cổ động trực quan trên địa bàn tỉnh. Tổ chức hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, thi sáng tác tranh cổ động, cụm cổ động; cung cấp tài liệu tuyên truyền, tranh cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh… Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng và các hoạt động văn hóa khác tại địa phương.

Tỉnh Đăk Lắk, nếu như năm 1990 chỉ có 4/16 huyện đạt 4/6 mặt hoạt động văn hóa cơ sở, 50% số đội thông tin lưu động huyện không hoạt động, 100% đội văn nghệ quần chúng ở cơ sở tan rã, 2/3 đài truyền thanh cơ sở bị hư hỏng, không hoạt động, 50% số huyện không tổ chức được hội diễn văn nghệ quần chúng, số lượt xem phim ở nhiều xã chỉ đạt 1 lần/người/năm…thì từ sau năm 1996 đã bắt đầu có sự cải thiện. Từ 1996 - 2000 hoạt động văn hóa thông tin đã phát triển thuận lợi hơn: 100% số xã có báo đọc hàng ngày, 189/ 212 xã, phường có máy điện thoại, 91% số xã trong toàn tỉnh đã được phủ sóng truyền hình. Hai đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh trung bình phục vụ cơ sở 150 buổi/năm, đồng thời hàng năm có trên 40 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp ngoài tỉnh đến biểu diễn tại Đăk Lắk. Ở cấp huyện có 19 đội chiếu bóng lưu động thuộc 19 phòng Văn hoá Thông tin huyện và 1 đội chiếu bóng của bộ đội biên phòng của tỉnh. Đến năm 2000, Hội văn học nghệ thuật Đăk Lắk có tới 167 hội viên trong 7 chi hội chuyên ngành… Trung bình hàng

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các tộc người thiểu số ở tây nguyên từ 1996-2006 (Trang 42)