Đối với sự trưởng thành của Đảng trong lãnh đạo bảo tồn và phát triển văn hoá ở dạng thức một khu vực lịch sử dân tộc học

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các tộc người thiểu số ở tây nguyên từ 1996-2006 (Trang 99 - 101)

phát triển văn hoá ở dạng thức một khu vực lịch sử - dân tộc học

Nhìn chung, lãnh đạo phát triển văn hoá dân tộc là một trong những hạn chế của Đảng ta từ khi bắt tay tổ chức lại xã hội mới, càng hạn chế hơn khi lãnh đạo phát triển văn hoá các tộc người thiểu số, nếu so với lãnh đạo phát triển các phân hệ - lĩnh vực khác của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, xã hội). Sở dĩ có điều đó bởi trước đây Đảng thường đặt vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa gắn với phạm trù của cơng tác tư tưởng, tạo thành cụm từ cơng tác tư tưởng - văn hóa hoặc văn hóa - tư tưởng. Vì vậy, tinh thần của Đề cương văn hoá Việt Nam được ban hành năm 1943 khó đi vào cuộc sống,

hoặc bị biến dạng, đẩy tới tình trạng tư tưởng hố văn hố, mà tư tưởng bao giờ cũng đi tìm sự thống nhất - đơn nhất hố, cịn văn hóa lại đi tìm cái thống nhất trong đa dạng. Phải đến Hội nghị Trung ương năm khoá VIII, lần đầu tiên Đảng ta mới có một Nghị quyết Trung ương tách vấn đề văn hóa khỏi cơng tác tư tưởng. Điều đó có ý nghĩa mở đường cho đổi mới nhận thức trong bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các tộc người thiểu số trong thời kỳ mới. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Nghị quyết Trung ương năm dành hẳn một nội dung riêng bàn về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.

Nếu như lãnh đạo phát triển văn hoá đã là hạn chế của Đảng so với lãnh đạo các phân hệ - lĩnh vực khác thì lãnh đạo bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoó các dân tộc thiểu số càng khó khăn hơn. Khó khăn đó khơng chỉ do nhận thức mà do vùng dân tộc thiểu số thường nằm ở xa trung tâm quyền lực, đường sá đi lại khó khăn, hạn chế đến khả năng phản hồi thơng tin từ các tộc người vào các nghị trình đường lối, chính sách của Đảng. Mặt khác, cũng phải thấy rằng, nếu nói văn hóa thể hiện tính đa dạng thì văn hố tộc người càng thể hiện rõ nét nhất tính đa dạng với 54 thành phần tộc người, đó là chưa kể các nhóm địa phương vơ cùng phong phú. Trước đây Đảng chưa bao quát được đầy đủ tính đa dạng này, do đó, cơng tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hố các tộc người gặp khơng ít khó khăn, càng khó khăn hơn đối với một khơng gian văn hố tộc người đặc thù như Tây Nguyên. Điều đó do sự chi phối của tình trạng thiếu hiểu biết về Tây Nguyên sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc cũng như tình trạng quan liêu của hệ thống nhận dạng văn hóa xã hội.

Cũng cần phải nói thêm rằng, việc lãnh đạo phát triển văn hoá của Đảng ta trước đây chủ yếu đề cập trên phương diện vĩ mơ, ít khi đi sâu vào văn hoá vùng và văn hoá địa phương. Vì vậy, sự nhận diện và đầu tư cho cơng tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hố các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

được xem như một bước trưởng thành của Đảng về lãnh đạo văn hoá ở cấp độ vùng, gắn liền với tổ chức lãnh thổ mà ở đó văn hố là một bộ phận cấu thành của thực thể vùng. Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hoá truyền khẩu phi vật thể của nhân loại có phần khởi phát từ chính sự đổi mới nhận thức của Đảng về văn hoá vùng, những nỗ lực trong chỉ đạo chính quyền, các ngành chức năng nghiên cứu, lập hồ sơ với luận cứ khoa học có sức thuyết phục.

Sự thành công bước đầu trong bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên đã cho thấy sự trưởng thành một bước của Đảng trong lãnh đạo bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá ở cấp độ vùng và loại hình văn hố tộc người. Nó làm phong phú thêm vai trò lãnh đạo cấp vùng và địa phương của Đảng trên lĩnh vực văn hố mà ở đó địi hỏi khơng chỉ sự đổi mới nhận thức của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, mà cả những chuyển động nhận thức của cấp uỷ đảng địa phương, sự phối hợp tổ chức thực hiện giữa Đảng và nhà nước, giữa hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách. Một điều quan trọng nữa là qua quá trình hoạch định chủ trương, chính sách về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Đảng cũng đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ chuyên trách về Tây Nguyên qua đó ứng dụng các hiểu biết văn hóa vào các lĩnh vực khác của đời sống xã hội trong quá trình lãnh đạo - quản lý của mình.

Một phần của tài liệu chủ trương của đảng về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các tộc người thiểu số ở tây nguyên từ 1996-2006 (Trang 99 - 101)