tồn, phát triển văn hố trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố tồn vùng Tây Ngun
Tây Nguyên khơng chỉ là vùng lãnh thổ mà cịn là khu vực lịch sử - dân
tộc học không thể lẫn với bất cứ vùng lãnh thổ nào trên đất nước ta. Đặc trưng
của vùng này được quy định bởi tính lịch sử và tính tộc người. Tính lịch sử thể hiện ở chỗ đây là vùng lãnh thổ có mặt trên bản đồ Việt Nam muộn nhất (năm 1904), dù trước đó đã chịu ảnh hưởng của các chúa Nguyễn, Tây Sơn, rồi triều Nguyễn theo quan hệ thần phục. Tính tộc người thể hiện ở sự đa dạng thành phần tộc người với sự đan xen cả tộc người thiểu số và đa số, thiểu số bản địa và thiểu số nhập cư, mà mỗi tộc người có những sắc thái riêng. Vì vậy, phát triển kinh tế - xã hội đi đơi với phát triển văn hố - xã hội là bài học cần được nhận thức và thấu triệt. Nếu chỉ nhấn mạnh phát triển kinh tế mà quên đi phát triển văn hố sẽ dẫn tới đơn nhất hóa chính sách phát triển, chỉ đưa đến lợi ích chung mà khơng phản ánh được nhu cầu phát triển đa dạng của từng tộc người, đặc biệt là các dân tộc tại chỗ. Còn ngược lại, nếu chỉ chú trọng đến phát triển văn hoá quên đi phát triển kinh tế, thì đến lượt nó cũng mất đi động lực cho các quá trình văn hố.
Trong mọi q trình phát triển của đất nước luôn diễn ra hai khuynh hướng: tổng hợp hóa lãnh thổ và phân hóa lãnh thổ. Tổng hợp hóa lãnh thổ có tác dụng hình thành nên quốc gia dân tộc thống nhất. Phân hóa lãnh thổ có
tác dụng hình thành các vùng, các địa phương với những đặc trưng đồng nhất bên trong và khác biệt với bên ngoài về các mặt địa lý - tự nhiên, kết cấu dân cư và sắc thái văn hóa. Quản trị vùng, đặc biệt đối với một vùng đặc thù như Tây Nguyên trở thành một yêu cầu trong quá trình phát triển. Nếu như chính sách vĩ mơ thường đi tìm sự thống nhất giữa các dân tộc, các vùng miền, các địa phương trong quá trình phát triển nhằm gia cường sức mạnh quốc gia thì chính sách vùng lại đi tìm sự khác biệt với những vùng khác trên cả nước do quy định bởi tính địa phương, tính tộc người. Do chính sách vĩ mơ ln đi tìm sự thống nhất, nên nó khó có khả năng bao qt hết tính cụ thể - đa dạng của tộc người và địa phương, thậm chí cịn có xu hướng đơn nhất hóa chính sách. Điều đó khơng chỉ gây khó khăn cho q trình tổ chức thực hiện của các địa phương mà còn gặp phản ứng chính sách từ các nhóm dân cư, các tộc người trong xã hội. Trong rất nhiều trường hợp, một chính sách vĩ mơ này có thể thích ứng với các tộc người miền núi phía Bắc nhưng lại khơng phù hợp với các tộc người ở Tây Ngun, như chính sách hỗ trợ đối với loại hình trường bán trú dân ni thời gian qua là một điển hình. Vì vậy, phải nhận diện đầy đủ chính sách vùng và địa phương, vai trị của nó trong quản lý và phát triển, mới cho phép khắc phục những biểu hiện quan liêu trong hoạch định và thực thi các chính sách phát triển. Chỉ có cấp vùng và địa phương mới cho phép nhận diện và xử lý thấu đáo tính cụ thể - đa dạng của nhu cầu dân cư được nảy sinh từ điều kiện địa lý - tự nhiên, sắc thái văn hóa tộc người. Nó địi hỏi phải có những cơ cấu tương ứng với vùng, đảm bảo tính liên vùng cũng như thẩm quyền hoạch định chính sách và tổ chức thực thi chính sách ở cấp độ vùng và địa phương. Điều đó chỉ có thể tiến hành gắn liền với tái cấu trúc mơ hình tổ
chức lãnh thổ trong xu thế phân cấp, phân quyền, được thực hiện trong tổng thể đổi mới mơ hình và phương thức quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ.
Thấu triệt quan điểm phát triển kinh tế vùng phải đi đôi với phát triển văn hố tộc người ở Tây Ngun cịn nhấn mạnh đến nhân tố con người - tộc người trong quá trình phát triển vùng. Sự phát triển vùng bấy lâu nay thường
nhấn mạnh đến phát triển kinh tế - lãnh thổ mà chưa chú ý đầy đủ xem nhẹ phát triển tộc người, nhất là các chiều cạnh văn hóa - tộc người và xã hội - tộc
người. Thực chất là chỉ chú ý khai thác tài nguyên thiên nhiên, lao động, mà
lại ít lơi cuốn bản thân các tộc người bản địa vào quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như thụ hưởng xứng đáng thành quả tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, thấu triệt quan điểm này địi hỏi q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phải lấy mục tiêu trước hết vì mọi thành phần tộc người đã và đang sinh sống trên vùng Tây Nguyên, trong đó các tộc người bản địa phải được ưu tiên đặc biệt. Thấu triệt quan điểm phát triển vùng gắn với phát triển tộc người cũng loại trừ các khuynh hướng phát triển chỉ chú trọng các tộc người tại chỗ mà quên đi một hiện thực là dân tộc đa số (Kinh) đã chiếm tỷ lệ tuyệt đối ở Tây Nguyên và các tộc người thiểu số nhập cư (Tày, Nùng, Hmông, Dao,…) cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong kết cấu dân cư. Sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng Tây Ngun khơng thể thực hiện được nếu thiếu sự tương trợ, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển giữa dân tộc thiểu số với dân tộc đa số (Kinh), giữa dân tộc thiểu số tại chỗ với dân tộc thiểu số nhập cư. Mỗi tộc người có những lợi thế riêng cần được nhận diện để bổ sung cho nhau, những bất lợi thế cần được khỏa lấp bằng tinh thần đồng thuận, đoàn kết tộc người. Những xu hướng cường điệu hóa vấn đề phát triển các tộc người bản địa mà quên đi tộc người đa số là khơng có tính hiện thực và mang xu hướng cực đoan. Phải khẳng định rằng, phân bố lại dân cư trên phạm vi cả nước - đặc biệt di cư đến Tây Nguyên để khai thác một vùng đất còn nhiều tiềm năng là nhu cầu khách quan, khơng chỉ vì sinh kế mỗi tộc người mà cịn vì lợi ích dân tộc - quốc gia. Vấn đề cần quan tâm trong phát triển lãnh thổ Tây Nguyên chính là gắn liền với phân bố lại dân cư, lao động phải xử lý thỏa đáng quan hệ tộc người, đặc biệt là lợi ích của các tộc người tại chỗ, tránh dẫn tới hiềm khích, xung đột tộc người, trước hết là xung đột về mặt văn hoá.