Khái niệm hạt ầng giao thông

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng giao thông thành phố Hà Nội (Trang 36 - 37)

6. Kết cấu luận án

2.1.1. Khái niệm hạt ầng giao thông

Hạ tầng giao thông là phạm trù được kết hợp bởi 2 thuật ngữ có nội hàm khá đa dạng: Hạ tầng và giao thông. Trước khi đưa 2 khái niệm về thuật ngữ “hạ tầng giao thông” cần làm rõ ngữ nghĩa của 2 nhóm thuật ngữ này:

- Về thuật ngữ hạ tầng: Hạ tầng là thuật ngữ Hán Việt, chỉ các yếu tố có vai trò nền móng, nền tảng cho các hoạt động hay yếu tố vật chất xã hội nào đó. Tuy nhiên, hạ tầng là thuật ngữ viết tắt, nghĩa đầy đủ khi được kết hợp với các từ ngữ khác thành các tập hợp từ như “cơ sở hạ tầng và kiến trúc hạ tầng” hay “kết cấu hạ tầng” (Marx & Ph,Ăng – ghen, NXB, 1995).

Thuật ngữ “cơ sở hạ tầng” trong tập hợp từ “cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng” là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất

định. Vì vậy, thuật ngữ hạ tầng trong cơ sở hạ tầng không phải là đối tượng nghiên cứu của luận án.

Trong khi đó, cũng theo (Marx & Ph,Ăng – ghen, NXB, 1995) thuật ngữ “kết cấu hạ tầng” (infrastructure) là khái niệm chỉ: (1) Tiện ích công cộng (public utilities) gồm năng lượng, viễn thông, nước sạch cung cấp qua hệ thống ống dẫn, khí đốt truyền tải qua ống, hệ thống thu gom và xử lý các chất thải trong thành phố...; năng lượng, viễn thông, nước sạch cung cấp qua hệ thống ống dẫn, khí đốt truyền tải qua ống, hệ thống thu gom và xử lý các chất thải trong thành phố... ; (2) Hạ tầng công cộng (public works) gồm đường sá, các công trình xây dựng đập, kênh phục vụ tưới tiêu...; (3) Giao thông (transport) gồm các trục và tuyến đường bộ, đường sắt, cảng cho tàu và máy bay, đường thuỷ... Ba bình diện trên tạo thành kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật vì chúng bao gồm hệ thống vật chất - kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế; (4) Hạ tầng xã hội (social infrastructure) bao gồm các cơ sở, thiết bị

và công trình phục vụ cho giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai công nghệ; các cơ sở y tế, bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm xã hội và các công trình phục vụ cho hoạt động văn hoá, xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao...

(2019), là hình thức di chuyển, đi lại công khai bao gồm các đối tượng như người đi bộ, xe, tàu điện, các phương tiện giao thông công cộng, thậm chí cả xe dùng sức kéo

động vật hay động vật tham gia đơn lẻ hoặc cùng nhau. Giao thông có nhiều phương tiện và phương thức di chuyển khác nhau như: Giao thông đường bộ, giao thông

đường sắt, giao thông đường thủy, giao thông đường hàng không, trong đó giao thông

đường bộ là hình thức di chuyển, đi lại bằng các phương tiện bộ nhưđi bộ, xe thô sơ

(xe ngựa, xe người kéo…), xe cơ giới (ô tô các loại).

Như vậy, kết cấu hạ tầng giao thông trước hết là một trong các bộ phận cấu thành của “kết cấu hạ tầng”. Vì vậy, nó là yếu tố có vai trò nền móng, nền tảng cho hoạt

động giao thông, bao gồm đường sá, cầu cống trên các đường đó. Ngoài ra, nó là các yếu tố phục vụ cho các hoạt động giao thông bằng các phương tiện tham gia giao thông.

Từ phân tích trên có thể hiểu, kết cấu hạ tầng giao thông (hay hạ tầng giao thông) là hệ thống những công trình giao thông được xây dựng, nhằm đảm bảo cho việc di chuyển, đón trả khách và vận chuyển hàng hoá, dịch vụ của các loại phương tiện giao thông diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi và an toàn.

Cơ sở hạ tầng giao thông thường được xem xét theo hệ thống, có nghĩa là hệ

thống giao thông có sự kết nối với nhau giữa đường bộ với đường thuỷ, đường hàng không, đường sắt và giữa các loại đường với nhau thạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, có tác động tương hỗ với nhau.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng giao thông thành phố Hà Nội (Trang 36 - 37)