Một số bài học từ các nước cho phát triển giao thông tại thành phố HàN ội

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng giao thông thành phố Hà Nội (Trang 58 - 61)

6. Kết cấu luận án

2.3.2. Một số bài học từ các nước cho phát triển giao thông tại thành phố HàN ội

Hà Ni

Nghiên cứu kinh nghiệm huy động nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông nói chung, giao thông được bộ nói riêng ở một số nước đại diện cho các châu lục có thể rút ra các bài học cho huy động nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông Thành phố Hà Nội.

Tác giả nghiên cứu luận án đưa ra một số bài học cho hoạt động đa dạng hoá nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng giao thông như sau:

Một là, các nước đều xác định huy động nguồn lực cho phát triển hạ tầng là giải pháp quan trọng để đầu tư phát triển hạ tầng. Đối với lĩnh vực giao thông, hạ tầng cần lượng vốn lớn, vì vậy các nước đều xác định cần phải đa dạng hóa nguồn vốn. Tuy nhiên, nhận thức của mỗi nước, trong mỗi giai đoạn có khác nhau.

Hai là, trong đa dạng hóa nguồn lực, các nước đều nhận rõ vai trò của nguồn lực từ ngân sách, coi đó là nhân tố quan trọng để thu hút các nguồn vốn khác. Tuy nhiên, vai trò nguồn lực từ ngân sách được thể hiện ở các nước là khác nhau. Đa số

các nước kinh tế chưa phát triển, các nước trước đây theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung (Trung Quốc, Brasil...) đều nhấn mạnh vai trò nguồn lực từ ngân sách và có tỷ

trọng đầu tư từ ngân sách cho phát triển hạ tầng lớn hạ tầng. Những nước có nền kinh tế thị trường phát triển tuy xác định vai trò của nguồn lực từ ngân sách, nhưng xác

định ngân sách không phải là nguồn cung cấp vốn chính cho phát triển kết cấu hạ tầng.

Ba là, các nước đã chủđộng kêu gọi sự tham gia của thành phần tư nhân và nhà

đầu tư nước ngoài. Trong hầu hết các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, vai trò của chính quyền hầu như chỉ là duy trì một môi trường đầu tư ổn định với hệ thống luật pháp thống nhất, ổn định và mức thuế thấp. Các doanh nghiệp tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài được khuyến khích khai thác tối đa các cơ hội kinh doanh có được. Hình thức PPP cũng được áp dụng với nhiều công cụ hỗ trợđa dạng, như: trợ giá xây dựng, bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh doanh thu tối thiểu, trợ giá vận hành, thời hạn chuyển giao dài...

Bốn là, các nước đều thu phí giao thông trên các tuyến đường đầu tư hoàn chỉnh và coi đó như là nguồn lực cho duy tu bảo dưỡng, nguồn lực bổ sung cho tái đầu tư

phát triển hạ tầng giao thông.

Năm là, để phát triển hạ tầng giao thông, để huy động nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn cần có tổ chức thực thi đồng bộ, kế hoạch triển khai bài bản.

Sáu là, để phát huy nguồn lực từ ngân sách nhà nước cần minh bạch thông tin, xác định rõ phương thức kết hợp giữa nguồn lực từ ngân sách với các nguồn lực khác

để phát huy vai trò thu hút, vai trò đòn bảy của nguồn ngân sách này.

Bảy là, tuyên truyền vận động là các giải pháp các nước và các địa phương đều thực hiện khi huy động nguồn lực của người dân tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn. Địa phương nào làm tốt công tác tuyên truyền vận động, địa phương đó có sự tham gia đông đảo của người dân và hoàn thành tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn.

Tám là, triển khai thí điểm, tổng kết mở rộng các hình thức thu hút vốn để triển khai tốt hơn. Đây là bài học để huy động nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông ở

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 tác giả luận án tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản của đa dạng hoá nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng giao thông. Các khái niệm, vai trò của hạ tầng được làm rõ trong nghiên cứu. Làm rõ các khái niệm liên quan đến nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng giao thông.

Quan niệm về đa dạng hoá phát triển hạ tầng giao thông được có thể coi là phương pháp duy nhất để có thể xóa bỏđược khoảng cách giữa những rào cản do vấn

đề eo hẹp ngân sách với nhu cầu chi tiêu khổng lồ trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông. Theo báo cáo Hướng dẫn đa dạng hóa các công cụ tài chính cho cơ sở hạ tầng. Chương này chỉ ra nội dung của đa dạng hoá nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng giao thông cụ thể các nguồn lực tài chính từ thành phần Kinh tế Nhà nước, các thành phần kinh tế trong nước, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hoá nguồn lực tài chính cho phát triển hạ

tầng giao thông là vấn đềđược chỉ rõ trong nghiên cứu gồm quy hoạch phát triển giao thông, cơ chế chính sách, chất lượng nhân lực tham gia và sự phát triển của các kênh huy động vốn là các yếu tố cơ bản tác động vào quá trình đa dạng hoá nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng giao thông.

Một nội dung quan trọng cho nghiên cứu đa dạng hoá nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng giao thông đó là kinh nghiệm của các nước và các tỉnh thành trong cả nước trong quá trình phát triển giao thông được tác giả tổng hợp nghiên cứu.

Các nội dung nghiên cứu chương 2 là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp ở các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HÓA NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNGTHÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng giao thông thành phố Hà Nội (Trang 58 - 61)