6. Kết cấu luận án
3.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinht ế xã hội đến đa dạng
3.1.3.1. Những tác động tích cực đến phát triển hạ tầng giao thông và giao thông đường bộ
Thứ nhất, vị trí địa lý và chính trị, trong đó Thành phố Hà Nội với tư cách là trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế của cả nước, của vùng Đồng bằng Sông Hồng, của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đã đặt yêu cầu Hà Nội phải được phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, là đầu tàu phát triển của cả nước. Đểđáp ứng yêu cầu đó Hà Nội sẽ được ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hôi, trong đó có phát triển hạ tầng giao thông nói chung, giao thông đường bộ nói riêng.
Thứ hai, Thành phố Hà Nội có điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa với chế độ thời tiết chia làm 4 mùa có chế độ mưa nắng, bão gió khá ổn định, nên khá thuận lợi và có thể chủđộng ở mức độ nhất định trong thi công các công trình hạ tầng, nhất là các công trình giao thông đường bộ. Nguồn lực từ điều kiện tự nhiên đã làm
giảm các chi phí khi thi công các công trình giao thông, nhất là giao thông đường bộ
của Hà Nội cần được đánh giá và chủđộng khai thác.
Thứ ba, địa hình và hệ thống sông ngòi chảy qua Thành phố Hà Nội và các tỉnh phụ cận trải dài và thoải dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình và hướng chảy sông ngòi đó, đặc biệt là kết cấu địa chất khá thuận lợi cho xây dựng, bảo dưỡng và quản lý hệ thống hạ tầng nói chung, hạ tầng giao thông nói riêng. Thuận lợi của địa hình và hệ thống sông ngòi tạo khả năng giảm bớt chi phí đầu tư các nền móng công trình, nền đường giao thông. Đó được coi như nguồn lực tự nhiên quan trọng ưu đãi Thành phố Hà Nội trong xây dựng hạ tầng giao thông.
Thứ tư, Hà Nội với nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng khá cao, đặc biệt có hệ thống các trường đại học, các viện nghiên cứu với đội ngũ cán bộ khoa học có chuyên môn cao… đây là nguồn lực quý cho Hà Nội khai thác vào phát triển kinh tế
xã hôi, trong đó phát triển hạ tầng giao thông. Trên thực tế nhiều công trình về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhiều đề án phát triển giao thông Hà Nội đã được sự
hỗ trợ của nguồn lực quý này.
Thứ năm, Thành phố Hà Nội có quá trình đô thị hóa nhanh tạo sự gia tăng giá trị của các nguồn lực tự nhiên, nhất là nguồn lực đất đai. Giá trị quyền sử dụng đất lớn, phần đất đấu giá quyền sử dụng đất do Hà Nội quản lý, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng lớn là nguồn lực quý Hà Nội có thể khai thác để phát triển hạ tầng giao thông nếu có các cơ
chế và chính sách hợp lý.
Thứ sáu, sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội với thu nhập và mức sống cao hơn các địa phương khác. Đây là cơ sở quan trọng để Hà Nội có thể
phát huy nguồn lực tài chính từ dân cư tham gia phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
3.1.3.2. Những tác động tiêu cực, những thách thức trong phát triển hạ tầng giao thông và giao thông
Bên cạnh những tác động tích cực, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội cũng tạo nên những cản trở, những tác động tiêu cực đến phát triển hạ tầng giao thông và giao thông đường bộ. Đó là:
Thứ nhất, vị trí của Thành phố Hà Nội đã đặt ra yêu cầu có hệ thống giao thông nói chung, giao thông đường bộ nói riêng đồng bộ, chuẩn hóa. Với hệ thống hạ tầng
Thứ hai, mặc dù thời tiết khí hậu của Thành phố Hà Nội khá thuận lợi cho thi công các công trình giao thông. Tuy nhiên, những điều kiện thời tiết bất thường vẫn xảy ra, ảnh hưởng đến thời hạn và chất lượng thi công các công trình giao thông, nhất là thi công nền móng công trình, thi công trải thảm nhựa đường, bê tông affan mặt đường.
Thứ ba, giá trị quyền sử dụng đất cao một mặt là thuận lợi trong đấu giá quyền sử dụng đất, nhưng mặt khác là khó khăn, thách thức khi bồi thường thu hồi đất, nhất là đất đô thị. Chính sách thu hồi và bồi thường không hợp lý đã và sẽ tạo nên chi phí cực cao trong đầu tư các dự án hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến đường nội đô.
Đây là điểm cần hết sức chú ý để không chỉ giảm bớt đầu tư mà còn có thể tạo nguồn thu cho phát triển giao thông đường bộ.
Thứ tư, ở Thành phố Hà Nội đã và đang đặt ra những mâu thuẫn giữa giải quyết những yêu cầu cấp bách trước mắt với phát triển hiện đại, bền vững trong tương lai. Mâu thuẫn đó một mặt đặt ra những vấn đề về quy hoạch phải có tầm nhìn rộng của Hà Nội với sự phát triển của các tình trong vùng Đồng bằng sông Hồng, tầm nhìn theo thời gian dài hạn của sự phát triển.