6. Kết cấu luận án
3.2.1. Thực trạng mạng lưới giao thông khu vực nội đô lịch sử
Khu vực nội đô lịch sử giới hạn từ phía Nam sông Hồng đến đường vành đai 2, là khu vực bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long, các giá trị truyền thống của người Hà Nội, vì có lịch sử phát triển lâu đời. Khu vực này gồm 4 quận Ba đình, Hoàn Kiếm,
Đống Đa, Hai Bà Trưng - các quận cũ của Hà Nội. Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ của khu nội đô lịch sử chịu ảnh hưởng của quy hoạch cũ và sự bảo tồn của các quy hoạch mới. Vì vậy, đây là khu vực có mật động đường giao thông cao, mang sắc thái của nội đô cổ nên đường phố hẹp, tốc độ tăng dân số nhanh, vì vậy diện tích đất giao thông bình quân đầu người giảm dần; mật độ mạng lưới đường và diện tích đất cho giao thông đường bộ có tăng, nhưng rất chậm.
Mật độ mạng lưới đường đạt mức 5,94 km/km2 là khá cao nhưng phân bố
không đồng đều tập trung chủ yếu ở quận Hoàn Kiếm và Ba Đình ngoài ra mật độ diện tích của tất cả các quận mới chỉ đạt khoảng hơn nửa so với yêu cầu. Các quận Hai Bà Trưng và quận Đống Đa có chỉ tiêu thấp hơn so với hai quận còn lại đây là hai quận có dân cư sống tập trung đông đúc nhưng mạng lưới đường chưa được xây dựng theo quy hoạch do khó khăn rất lớn trong công tác giải phóng mặt bằng.
Tại đây, một số tuyển phố cổ, tuyến đường vành đại 1 gần đây đã được mở
rộng, nâng cấp. Tuyến đường vành đai 1 từ đê Nguyễn Khoái - Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Đào Duy Anh - Ô Chợ Dừa - Cầu Giấy - Bưởi - Lạc Long Quân - đê Yên Phụ. Trong những năm qua các đoạn đã được mở rộng gồm Trần Khát Chân, Đại Cồ
Việt, Kim Liên - Ô Chợ Dừa, hầu hết tuyến đường có mặt cắt ngang rất hẹp, lòng
đường rộng 8m - 9m như Ô Chợ Dừa - Cầu Giấy đi theo đường Đê La Thành, đường từ
nhiệm được chức năng của đường trục chính. Tuy nhiên, do không thông tuyến nên hiệu quả sử dụng không cao.