Điều kiện kinht ế xã hội

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng giao thông thành phố Hà Nội (Trang 62 - 64)

6. Kết cấu luận án

3.1.2 Điều kiện kinht ế xã hội

3.1.2.1. Điều kiện về dân số, lao động

Về dân số: Theo Báo cáo chính phủ (2017), Hà Nội là Thành phố đông dân thứ

hai cả nước (sau TP Hồ Chí Minh) với dân số ước tính đến 31/12/2017 là 7.654,8 người chiếm hơn 8% dân số cả nước, toàn Thành phốđã đạt mức sinh thay thế (số con bình quân/ một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ - TFR: 2,03 con). Hà Nội đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, tạo điều kiện cung ứng nguồn nhân lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội của Thủđô. Chất lượng dân số từng bước được nâng cao;

Tuy nhiên, cơ cấu dân số chuyển đổi theo hướng tỷ lệ người cao tuổi tiếp tục gia tăng, dân số Hà Nội đang có xu hướng già hóa. Cơ cấu về giới tính, đặc biệt là tỷ số giới tính khi sinh (số trẻ là nam/100 trẻ nữ) đang ở mức cao hơn mức trung bình của cả

nước. Mức sinh giảm nhưng chưa bền vững. Tỷ lệ sinh con thứ 3 có giảm nhưng chưa

ổn định, ở một số huyện tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn ở mức cao.

Về lao động: Hà Nội có lực lượng dân sốđông, có mật độ cao, có lực lượng lao

động đông đảo, có chuyên môn đa dạng, đã quen với cơ chế thị trường và đã hội nhập với thế giới sâu và toàn diện, chất lượng lao động cao hơn các địa phương khác trong cả nước. Đây là một nguồn lực về con người vô cùng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế Thủđô. Đội ngũ lao động trí thức sẽ giúp gia tăng đáng kể vể kinh tế, góp phần phát triển xã hội văn minh hơn. Tầng lớp trẻ sẽ làm cho Hà Nội trở thành một thành phố

năng động và hiện đại nhất cả nước.

3.1.2.2. Về phát triển kinh tế

Theo Báo cáo UBND thành phố (2018), kình tế xã hội thành phố Hà Nội năm 2018 đạt nhiều kết quả nổi bật, tất cả 20 chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch, trong đó, 8 chỉ tiêu vượt kế hoạch: Kim ngạch xuất khẩu tăng 21,6% (kế hoạch 7,5-8%); tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch đạt 55,5% (kế hoạch 55%); số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm 30 xã (kế hoạch 26 xã); tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tếđạt 86,5% (kế hoạch 83,5%);… Kinh tế Thủđô năm 2018 tiếp tục phát triển toàn diện, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,65% (theo cách tính mới là 7,37%) và duy trì năm sau tăng hơn năm trước (năm 2016 tăng 8,2%; năm 2017 tăng 8,48%). GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 4.080USD/người, gấp 1,12 lần năm 2015. Tổng thu ngân sách của thành phố năm 2018 ước đạt 238,8 nghìn tỷđồng, bằng 100,2% dự toán (tăng 12,6% so với cùng kỳ). Chi ngân sách được thực hiện đúng quy

định, tiếp tục tái cơ cấu các khoản chi theo hướng tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển. Năm 2018, tỷ trọng chi thường xuyên giảm còn 50,8%.

3.1.2.3. Về phát triển văn hóa - xã hội

- Về giáo dục và đào tạo: Giữ vững và ổn định quy mô giáo dục. Phát triển đa dạng các loại hình trường lớp và hình thức học tập, cơ bản đáp ứng được nhu cầu người học. Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, chất lượng mũi nhọn được nâng cao.

- Về khoa học và công nghệ: Đầu tư cho khoa học công nghệđược đa dạng hóa, công tác quản lý được đổi mới theo hướng gắn chặt hơn với yêu cầu thực tiễn. Thành

phố quan tâm xây dựng chính sách đào tạo, sử dụng tài năng và nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Về y tế, chăm sóc sức khỏe: Sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân của Thành phố có tiến bộ. Công tác phòng chống dịch bệnh và quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thu được kết quả tốt. Mạng lưới y tế cơ sở được chú trọng củng cố; y tế chuyên sâu phát triển, một số bệnh viện được đầu tư, nâng cấp và thành lập mới. Chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên. Xã hội hóa dịch vụ y tế ngày càng mở rộng.

- Về văn hóa: Sự nghiệp phát triển văn hoá và xây dựng người Hà Nội đạt được những kết quả quan trọng. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh" được đẩy mạnh kết hợp với việc thực hiện phong trào xây dựng Thành phố văn minh - xanh - sạch đẹp.

- Về thể dục, thể thao: Thể dục thể thao có bước phát triển mạnh. Hà Nội dẫn đầu cả nước trong việc du nhập và phát triển các môn thể thao mới; thể thao thành tích cao

đạt nhiều thành tích trong nước và quốc tế. Cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư nâng cấp và xây dựng. Tổ chức thành công các đại hội thể thao lớn của cả nước và khu vực.

- Các vấn đề xã hội khác: Cơ cấu lao động chuyển dịch phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các phong trào đền ơn đáp nghĩa phát triển sâu rộng. Người tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo được xã hội quan tâm hỗ trợ.

3.1.3. Đánh giá nh hưởng ca các điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi đến đa dng hóa ngun lc tài chính cho phát trin h tng giao thông ca Thành ph

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng giao thông thành phố Hà Nội (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)