6. Kết cấu luận án
3.2. Thực trạng cơ sở hạt ầng giao thông trên địa bàn Thành phố HàN ội
Hà Nội là Thủđô của cả nước nên có hệ thống hạ tầng giao thông đa dạng, với
đầy đủ các loại hình đường hành không, đường sắt, đường thủy và đường bộ.
- Về hạ tầng hàng không: Sân bay quốc tế Nội Bài là cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động bay quân sự, trong đó khu vực dân sự nằm ở phía Nam và khu vực quân sự nằm ở phía Bắc của đường cất hạ cánh. Cảng Nội Bài có 02 đường băng song song là 11L/29R và 11R/29L; tim cách nhau 250m, không sử dụng cho việc cất hạ cánh cùng một thời điểm.
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài hiện đang khai thác thường lệ 47 vị trí đỗ tàu bay tại 02 khu vực là Sân đỗ tàu bay T1 và Sân đỗ tàu bay T2. Ngoài ra trên địa bàn Hà Nội còn 3 sân bay nội địa là sân bay Gia Lâm, sân bay Bạch Mai và sân bay Miếu Môn, trong đó sân bay Gia Lâm sử dụng cho mục đích tổng hợp, 2 sân bay Bạch Mai và Miếu Môn chuyên sử dụng cho mục đích quân sự.
- Về hạ tầng giao thông đường sắt: Trên địa bàn Hà Nội có các tuyến đường sắt quốc gia chay qua, bao gồm:
Đường sắt hướng tâm, gồm các tuyến Yên Viên - Lạng Sơn; Yên Viên - Bãi Cháy; Cổ Bi - Hải Phòng; Ngọc Hồi - thành phố Hồ Chí Minh; Bắc Hồng - Lào Cai;
Trung Mầu - Như Quỳnh - Tân Quang - Văn Giang - Ngọc Hồi. Đường sắt xuyên tâm từ Yên Viên - Long Biên - ga Hà Nội - Văn Điển - Ngọc Hồi.
Các nhà ga chính: trên đường sắt vành đai có các ga khách đầu mối tại Phú Diễn, Yên Viên, Như Quỳnh, Ngọc Hồi. Ga hàng hoá được bố trí tại các khu vực Bắc Hồng, Yên Viên, Cổ Bi, Ngọc Hồi.Ga Hà Nội là ga hành khách trung tâm của tuyến
đường sắt quốc gia và đường sắt liên vận, đồng thời cũng là ga trung chuyển đa phương thức giữa các tuyến đường sắt đô thị với các tuyến vận tải hành khách công cộng khác.
Ngoài ra, trên địa bàn Hà Nội đang hình thành các tuyến đường sắt đô thị, gồm cả chạy ngầm và đi trên cao. Đây là hệ thống giao thông sẽđóng vai trò chính trong hệ
thống vận tải hành khách công cộng tốc độ cao, khối lượng lớn, có chức năng gắn kết với các khu đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm thương mại - dịch vụ - du lịch, trường học. Đồng thời các tuyến đường sắt đô thị phải gắn kết với nhau, hình thành mạng lưới bao quát các khu vực đô thị quan trọng của Hà Nội.
- Về hạ tầng giao thông đường thủy:Giao thông đường thủy Hà Nội gồm 4 tuyến chính là tuyến trên sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy và sông Nhuệ. Ngoài ra, còn một số tuyến vận tải khu vực chùa Hương, Ba Vì và du lịch trên các hồ lớn Quan Sơn, Đồng Mô, Suối Hai... Hạ tầng giao thông đường thủy chủ yếu là hệ thống cảng, các hệ thống biển báo, hướng dân trên các tuyến đường thủy như: cảng Khuyến Lương, Thanh Trì, Chèm, Hồng Vân, Sơn Tây, Vạn Điểm, Chẹ, Phù Đổng, Đức Giang.
- Về hạ tầng giao thông đường bộ: Nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, Thành phố Hà Nội là nơi hội tụ của các tuyến Quốc lộ chiến lược quan trọng như
Quốc lộ 1A, 5,18, 21, 21B, 6, 32, 23, 2, 2C và 3. Đây là các tuyến đường tạo ra mối liên hệ từ Thành phố Hà Nội đi các trung tâm dân cư, kinh tế và quốc phòng của cả
nước. Đồng thời ngược lại cũng tạo sự giao lưu giữa các Tỉnh thành khác trong cả
nước với Thành phố Hà Nội.
Hà Nội là một trong các cực quan trọng nhất của tam giác tăng trưởng kinh tế
vùng đồng bằng Bắc bộ. Hệ thống giao thông quốc gia giữ vai trò là mạng lưới giao thông đối ngoại cho Thành phố Hà Nội và cùng với mạng lưới giao thông nội thị là cơ
sở có tính quyết định cho sự phát triển kinh tế cả vùng nói chung và Hà Nội nói riêng. Mạng lưới đường bộ khu vực Hà Nội được cấu thành bởi các trục đường giao thông liên tỉnh là những quốc lộ hướng tâm có dạng nan quạt và các trục đường đô thị
dự án nâng cấp cải tạo đường bộ khu vực Hà Nội đã được thực hiện và làm thay đổi
đáng kể bộ mặt giao thông Thành phố như các dự án: mở rộng và hoàn thiện đường cao tốc Láng - Hòa Lạc (đại lộ Thăng Long), mở rộng quốc lộ 32, đường vành đai III
đoạn Mai Dịch - Pháp Vân, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy và tuyến đường hai đầu cầu v.v... Các dự án đường vành đai III giai đoạn II,dự án xây dựng cầu Nhật Tân, dự án
đường nối cầu Nhật Tân đến Sân bay Nội Bài, đường 5 kéo dài v.v... đã và đang được triển khai xây dựng theo quy hoạch tổng thểđã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong thời gian gần đây nhiều tuyến giao thông quan trọng đã được cải tạo và nâng cấp nhằm giải toả, phân luồng giao thông cho Thành phố Hà Nội từ xa, giảm áp lực quá tải cho mạng lưới giao thông đô thị Hà Nội, đặc biệt trên các trục hướng tâm và các cửa ô hiện nay. Cụ thể: