0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng nhân lực trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ ĐƢỜNG CAO TỐC VIỆT NAM (Trang 30 -33 )

1.2.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

a. Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp:

Đƣợc xem là yếu tố đầu tiên ảnh hƣởng trong việc thu hút ngƣời xin việc và ảnh hƣởng tới chất lƣợng công tác tuyển dụng. Bởi tên tuổi của nhà tuyển dụng chính là tài sản quý giá đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút ứng viên và đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí tuyển dụng. Bên cạnh đó, khi tổ chức thu hút đƣợc nhiều ứng viên tiềm năng thì khả năng lựa chọn đƣợc ngƣời phù hợp với công việc là cao hơn. Thực tế đã cho thấy rằng các công ty có tên tuổi khi đăng quảng cáo tuyển dụng thì lƣợng đơn xin việc của các ứng viên có chất lƣợng cao sẽ cao hơn nhiều lần so với việc quảng cáo tuyển dụng cùng một vị trí của một công ty bình thƣờng khác.

b. Phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc:

Phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc là hai căn cứ quan trọng của việc lập kế hoạch tuyển dụng nói riêng và công tác tuyển dụng nói chung. Trong đó, phân tích công việc là nền tảng của các hoạt động quản lý nhân lực khác và đặc biệt có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác tuyển dụng. Phân tích công việc là cơ sở cho cả quá trình tuyển dụng từ khâu lập kế hoạch tuyển dụng tức xác định khối lƣợng công việc mới và nhu cầu tuyển dụng cho đến việc mô tả vị trí cần tuyển và xác định yêu cầu đối với ứng viên tức tạo nên những tiêu chuẩn tuyển dụng. Phân tích công việc giúp tổ chức xác định đƣợc mục tiêu và hƣớng đi trong công tác tuyển dụng, giúp tổ

chức tìm đƣợc ngƣời lao động lý tƣởng phù hợp với công việc. Đây là một mong muốn mà bất kỳ hoạt động tuyển dụng hay tổ chức nào đặt ra.

Bên cạnh đó, đánh giá thực hiện công việc giúp tổ chức xác định đƣợc phƣơng án giải quyết thực trạng thiếu ngƣời một cách hiệu quả nhất. Phƣơng án đó dù là tuyển dụng hay không tuyển dụng thì cũng là một phƣơng án tối ƣu nhất, chắc chắn và hiệu quả nhất. Ngoài ra, đánh giá thực hiện công việc còn đƣa ra đƣợc những mô hình công việc mới và ứng viên mới hiệu quả hơn cho công tác tuyển dụng thông qua việc cải tiến công việc hay thiết kế lại công việc. Có thể nói rằng, phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc là điều kiện cần của công tác tuyển dụng, không có các hoạt động này thì sẽ khó có tuyển dụng hay tuyển dụng sẽ rất khó khăn.

Nhƣ vậy, phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc là các nhân tố có tác động rất lớn tới công tác tuyển dụng, tới chất lƣợng và hiệu quả của tuyển dụng. Nếu hai hoạt động này đƣợc thực hiện tốt thì sẽ làm tiền đề vững chắc cho công tác tuyển dụng và ngƣợc lại nếu chúng không đƣợc đầu tƣ đúng mức thì sẽ kéo theo sự thất bại của công tác tuyển dụng.

c. Sự đầu tƣ cho công tác tuyển dụng:

Sự đầu tƣ cho tuyển dụng bao gồm cả đầu tƣ về tài chính, nhân lực, thời gian, cơ sở vật chất và sự quan tâm của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Một khi tất cả các yếu tố này đều đƣợc thực hiện tốt và đồng đều thì hiệu quả hay chất lƣợng của công tác tuyển dụng sẽ rất cao. Chi phí tuyển dụng bao gồm chi phí tài chính và thời gian, nếu chi phí dành cho tuyển dụng là hợp lý thì sẽ đảm bảo cho việc đầu tƣ lớn và có hiệu quả trong công tác thu hút những ứng viên tài năng còn nếu chi phí dành cho tuyển dụng không đảm bảo mức thực thi chiến lƣợc tuyển dụng tối ưu thì hiệu quả công tác tuyển dụng sẽ kém hơn vì không có điều kiện sử dụng và khai thác các kênh tuyển dụng có tiềm năng. Bên cạnh đó, việc đầu tƣ cho cán bộ tuyển dụng cả về chi phí trong quá trình tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ là rất quan trọng, ảnh hƣởng lớn đến công tác tuyển dụng. Bởi suy cho cùng thì kết quả tuyển dụng phụ thuộc chủ yếu vào trình độ của cán bộ tuyển dụng. Chính vì vậy đòi hỏi cán bộ tuyển dụng phải giỏi, nhiều kinh nghiệm, công tƣ phân minh, lên kế hoạch và chuẩn

bị kỹ lƣỡng cho từng bƣớc tuyển dụng. Sự đầu tƣ cơ sở vật chất cho quá trình tuyển dụng cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác tuyển dụng bởi sự đầu tƣ này sẽ giúp cán bộ tuyển dụng thực hiện việc tuyển dụng đƣợc tốt hơn và đối với con mắt của ứng viên thì đây cũng giống nhƣ sự đầu tƣ trang thiết bị cho việc thực hiện công việc của nhân viên và nhƣ vậy nếu đầu tƣ đúng đắn sẽ đem đến cho ứng viên cái nhìn thiện cảm về tổ chức. Có thể nói rằng, sự đầu tƣ cả về chi phí, cơ sở vật chất và cán bộ tuyển dụng là điều kiện đủ của công tác tuyển dụng nhân lực và nhƣ vậy nó có tác động rất lớn tới công tác tuyển dụng.

d. Chính sách tuyển dụng:

Mục tiêu của tuyển dụng là chiêu mộ đƣợc nhân viên có kiến thức, có kỹ năng, năng lực và động cơ phù hợp với các yêu cầu của công việc và các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Để đạt đƣợc kết quả tốt nhất thì các tổ chức, doanh nghiệp cần phải có chính sách tuyển dụng rõ ràng với quy trình tuyển dụng hợp lý.

e. Chế độ chính sách dành cho ngƣời lao động:

Đối với những tổ chức có chế độ chính sách dành cho ngƣời lao động tốt thì khả năng tuyển đƣợc những ngƣời lao động giỏi cao hơn những tổ chức khác. Và ngƣợc lại, những tổ chức có chế độ chính sách dành cho ngƣời lao động không tốt thì khả năng tuyển và giữ đƣợc những ngƣời lao động giỏi là rất khó.

1.2.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp:

a. Các điều kiện về thị trƣờng lao động:

Điều kiện về thị trƣờng lao động có ảnh hƣởng rất lớn đến công tác tuyển dụng của tổ chức. Thị trƣờng lao động đƣợc thể hiện qua cung và cầu lao động. Khi cung lao động lớn hơn cầu lao động thì việc tuyển dụng của tổ chức là thuận lợi và ngƣợc lại. Khi đó, tổ chức không chỉ tuyển đƣợc đủ số lƣợng lao động theo chỉ tiêu mà cơ hội tuyển đƣợc những ứng viên tiềm năng là rất lớn. Mặt khác, khi nói đến thị trƣờng lao động không thể không nói đến chất lƣợng lao động cung ứng, nếu chất lƣợng lao động trên thị trƣờng là cao và dồi dào thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng tuyển dụng. Nhƣ vậy, xét về cả quy mô và chất lƣợng của cung cầu lao động trên thị trƣờng lao động đều đồng thời ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến tuyển

dụng nhân lực của tổ chức.

b. Sự cạnh tranh của các tổ chức khác:

Hiện nay cạnh tranh giữa các doanh nghiệp triển khai xoay quanh việc thu hút, chiêu mộ nhân tài. Trong một chừng mực nào đó, cạnh tranh của doanh nghiệp là cạnh tranh nhân tài, mấu chốt của cạnh tranh nhân tài chính là cạnh tranh trong việc tuyển dụng và bồi dƣỡng, huấn luyện nhân viên. Nhƣ vậy, nếu doanh nghiệp hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt thì công tác tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ rất đƣợc chú trọng và cân nhắc.

c. Các xu hƣớng kinh tế:

Một trong những tác động chủ yếu của toàn cầu hóa là xu hƣớng phát triển nguồn nhân lực. Thái độ, kiến thức và các kỹ năng của lực lƣợng lao động trong từng doanh nghiệp sẽ quyết định đến chất lƣợng các sản phẩm và dịch vụ. Bởi vậy, công tác tuyển dụng cũng không thể không bị ảnh hƣởng bởi xu hƣớng phát triển này.

d. Thái độ của xã hội đối với một số ngành nghề nhất định:

Xã hội hiện tại quan tâm đến một số ngành nghề nhất định, những ngành nghề này thƣờng có xu hƣớng tập trung và khả năng xin việc trong tƣơng lai và thƣơng là những ngành nghề có khả năng tạo thu nhập cao nhƣ: Bác sỹ, kế toán, tuyền thông… Do đó những sinh viên có xu hƣớng lựa chọn những ngành học đƣợc ƣa chuộng và có nhiều cơ hội, điều đó ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực của đất nƣớc trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ ĐƢỜNG CAO TỐC VIỆT NAM (Trang 30 -33 )

×