Xét trên bình diện ứng xử xã hội, chúng tôi nhận thấy mối quan hệ này xuất hiện trong khá nhiều truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt: 18 truyện [Bảng phụ lục 3.2.2.3 – trang 120]. Ở đây chúng tôi chia làm hai mối quan hệ cơ bản: quan hệ vua - tôi (4 truyện) và quan hệ giữa quan lại với dân chúng (14 truyện).
*Quan hệ vua - tôi: Xã hội phong kiến chủ trương người làm vua, làm cha và làm chồng có quyền hành tuyệt đối với bầy tôi, con hay vợ. Quân – thần là mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất. Trong quan hệ này vua (thiên tử) là người đặt ra chế độ thưởng phạt nghiêm minh với bề tôi, còn bề tôi phải trung
thành quan hầu cận thân tín được vua Hùng Vương rất mực tin yêu. Trong một bữa tiệc đãi các quan khách, giữa lúc mọi người không ngớt lời xưng tụng mình, Mai An Tiêm nhún nhường bảo họ: “Có gì đâu! Tất cả mọi thứ trong nhà này đều là vật tiền thân của tôi cả!”. Câu nói này của An Tiêm khiến vua Hùng đùng đùng nổi giận cho chàng là bất kính, là quân nô lệ phản trắc. Nhà vua lập tức hạ lệnh đầy Mai An Tiêm ra hoang đảo để thấm thía rằng của cải trước đây của mình là do công ơn trời bể của vua ban chứ không phải “vật tiền thân” nào cả. Ngoài hoang đảo vợ chồng An Tiêm chăm chỉ làm lụng, lại may mắn có được giống dưa quý nên chẳng mấy chốc trở nên khá giả. Một thời gian sau, vua Hùng sai quân lính đi dò la tin tức của An Tiêm. Thấy vợ chồng chàng vẫn mạnh khỏe, thậm chí còn sung túc, nhà vua hối hận về việc làm trước đây của mình bèn sai quân lính đi đón An Tiêm về phục lại chức cũ cho chàng.
Trong Quận Gió chúng ta lại bắt gặp hình ảnh của đức vua giả làm người học trò nghèo đi dạo phía ngoài kinh thành để xen xét tình hình dân sự. Đức vua tình cờ gõ cửa nhà Quận Gió – một tay đại bợm ở kinh thành Thăng Long. Nhà vua vô cùng sửng sốt khi biết Quận Gió là tay đại bợm chuyên lấy của người giàu bất nghĩa để giúp cho người nghèo. Theo chân Quận Gió vua phát hiện ra tên quan coi kho chính là một kẻ hay ăn bớt của công. Hôm sau trong buổi chầu, trước đông đủ trăm quan nhà vua đã vạch trần tội lỗi của viên quan coi kho. Sau đó, vua cho vời Quận Gió vào cung ban cho hiệu là “ăn trộm quân tử" và ban thưởng rất hậu.
Truyện Em bé thông minh và Trạng Hiền đều khắc họa mối quan hệ vua - dân trong mong muốn chiêu hiền đãi sĩ của nhà vua. Để thử em bé thông minh (truyện Em bé thông minh), nhà vua đã đưa hết thử thách này đến thử thách khác. Từ việc ra lệnh nuôi ba con trâu đực để đẻ thành chín con, đến việc thịt con chim sẻ làm ba mâm cỗ nhưng ở thử thách nào em bé cũng xuất sắc vượt qua khiến vua tâm phục khẩu phục. Đặc biệt khi em bé giúp vua giải được câu đố hóc búa của nước láng giềng tránh họa xâm lăng nhà vua đã vô cùng vui sướng phong cho em bé làm trạng nguyên và sai xây dinh thự ở một bên hoàng
hơn người. Năm 12 tuổi, Hiền đi thi và đậu luôn Trạng nguyên. Nhưng khi vào bái mạng trước sân rồng, vua thấy Trạng bé, lại cho rằng ăn nói cộc lốc nên không cho làm quan, hẹn về nhà học lễ trong ba năm. Đến khi có sứ nhà Nguyên đưa sang ta một câu đố thử xem nước Nam có nhân tài chăng. Vua ban chiếu chỉ mời Trạng về triều nhưng Trạng lắc đầu nói: - "Trước đây vua bảo ta không biết lễ phép, nhưng chính vua không biết lễ phép nữa là ai". Nói rồi nhất định không chịu đi. Về sau vua phải cho quân gia mang cờ quạt võng lọng đến đón Hiền vào triều. Trước mặt sứ thần của một cường quốc, ông trạng nhỏ tuổi ấy cầm cục than viết ra một chữ "điền" (田) giữa sân rồng. Thấy giải đáp đúng, sứ thần lặng lẽ rút lui. Vua và đình thần thở dài khoan khoái. Về sau, vua ban thưởng cho Trạng rất hậu và tuy Trạng còn ít tuổi cũng phong chức thượng thư.
Như vậy, mối quan hệ vua - tôi trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt thể hiện sự ứng xử rất linh hoạt. Nếu như hiện thực trong truyện cổ tích là những bức tranh cuộc sống xã hội thời phong kiến cùng với sự đối lập hai hạng người tiêu biểu là người nghèo và người giàu có, người bất hạnh và người quyền thế, người hiền và người ác,…Giai cấp thống trị trong cổ tích là vua, chúa, trưởng bản, nhà quan, địa chủ, phú hộ,…- những người có quyền lực và của cải. Giai cấp bị trị là những người dân nghèo. Thì với ước mơ hướng đến một xã hội tốt đẹp, truyện cổ tích sinh hoạt đã xây dựng những ông vua biết yêu dân, thương dân, trọng dân, công bằng, nghiêm minh. Vì vậy mối quan hệ này được đã được phản ánh một cách khá hài hòa, ít mâu thuẫn.
*Quan hệ giữa quan lại với dân chúng: Trong 14 truyện được khảo sát chúng tôi nhận thấy: trong mối quan hệ này, nhân vật quan được xây dựng phần lớn đều mang những phẩm chất tốt đẹp, công tâm, thanh liêm, đảm bảo sự công bằng trong đời sống cho dân chúng. Ngược lại cũng có những ông quan tham lam, phong tình, độc đoán…
Quan hệ ứng xử giữa quan và dân được phản ánh nhiều nhất qua các cuộc xử kiện. Các truyện: Kiện ngành đa, Con mối làm chứng, Người đàn bà bị vu oan, Tra tấn hòn đá, Phân xử tài tình, Người đàn bà bị mất tích, Nguyễn Khoa
quan hệ quan – dân trong các cuộc xử kiện đầy thú vị. Có thể thấy một điểm chung trong các truyện này là ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp công bằng của nhân dân đã được gửi gắm vào trí tuệ, sự công tâm của các ông quan thanh liêm. Điều này xuất phát từ chính thực tế cuộc sống còn nhiều bất công, ngang trái của nhân dân. Vì thế ở mỗi một vụ kiện, các ông quan phải luôn có sự kết hợp giữa lí và tình, giữa trí tuệ bản thân và kinh nghiệm dân gian để xét xử thành công. Đặc biệt, trong mỗi vị “quan tòa” luôn chứa đựng tình thương đối với con người và đây cũng là lí do để họ cố tìm ra lẽ phải, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.
Truyện Kiện ngành đa, Người đàn bà bị mất tích, Sợi bấc tìm ra thủ phạm đều xuất hiện các vụ án dường như không một chút manh mối. Nhưng bằng cách này hay cách khác, các ông quan đã trả lại được sự công bằng cho nhân dân trong sự tâm phục khẩu phục. Quan trạng trong truyện Kiện ngành đa
đã khiến cho nhân dân một phen kinh ngạc khi cho quân lính khảo đả cây đa đầu làng để tìm 120 lạng bạc của người lái buôn hương cất giấu ở đó bị mất. Ba ngày sau, quan lại sai người lái buôn dọn cỗ bàn tạ thần linh và mời dân làng đến ăn mừng việc tìm lại được của. Trong bữa tiệc này, chỉ bằng một mẹo nhỏ của quan mà kẻ cắp đã bị vạch tội trước bàn dân thiên hạ. Trong khi tất cả khách khứa đến ăn cỗ đều bị mấy con chó dữ của nhà chủ được một phen sủa hết hơi thì có một vị khách đặc biệt khiến lũ chó quấy đuôi mừng rối rít. Vị khách ấy không ai khác chính là xã trưởng – người đã từng lén lút qua lại suốt ba năm với vợ người lái buôn nên hắn quen đàn chó, thậm chí quen cả cách mở cổng…Trước những lời vạch tội đanh thép của quan trạng, tên xã trưởng phải cúi đầu nhận tội trước bàn dân thiên hạ. Vụ án khép lại, thủ phạm ăn trộm 120 lạng bạc của người lái buôn được tìm ra. Truyện không chỉ ca ngợi sự tài trí của quan trạng mà còn nghiêm khắc phê phán bản chất xấu xa, dâm đãng của tên xã trưởng và sự bội bạc của vợ người lái buôn.
Cũng vẫn là một vụ án không có chứng cứ, nạn nhân trong truyện Người đàn bà bị mất tích là một người đàn bà trẻ tuổi đã có chồng đột nhiên mất tích sau khi đi một đoạn đường dài ba dặm đến thăm chị gái. Nhiều năm trôi qua, sự mất
chồng đau xót đến cùng cực. Mãi đến khi có vị quan họ Nhữ được đổi đến, bức màn bí mật về người đàn bà mới được vén lên. Bằng phán đoán và trực giác, vị quan nhận ra manh mối của vụ án nằm ngay trên chính con đường người đàn bà đã đi hôm bị mất tích. Đó là lối đi tắt- một nơi vắng vẻ phải đi qua một cánh đồng có ngôi chùa với những lùm cây um tùm. Sau đó, viên quan đến cầu mộng trong chùa. Sáng hôm sau, ông cho triệu tập tất cả sư sãi trong chùa lại chất vấn, không khó khăn lắm ông đã tìm ra thủ phạm là ba tên ác tăng đã lợi dụng quãng vắng vẻ cưỡng bức người phụ nữ rồi giết người diệt khẩu. Vụ án kết thúc, xác người đàn bà bất hạnh được đưa về gia đình chôn cất. Bọn ác tăng bị điệu về phủ đường xét xử. Bọn sư trẻ "trốn việc quan đi ở chùa" đều bắt hoàn tục.
Truyện Sợi bấc tìm ra thủ phạm và Phân xử tài tình cũng phản ánh nỗi oan ức của nhân dân bằng những vụ án không có manh mối. Phú thương Phong (Sợi bấc tìm ra thủ phạm) bị chính nhân tình của vợ giết chết mà không ai hay. Sau bao ngày xét xử không tìm ra thủ phạm, vụ án được đệ lên tỉnh. Quan tỉnh bằng đúng một mẹo nhỏ đã bắt được thủ phạm. Ông cho gọi tất cả những người đáng nghi đến trước miếu ông, bắt mỗi người miệng ngậm một đoạn bấc, mắt nhìn thẳng vào ngọn nến trên pho tượng thần. Quan khẳng định thần miếu đã nhìn thấy kẻ gây án nên đoạn bấc trong mồm mỗi người đang ngậm sẽ giữ nguyên với người ngay và nở dài với người gian. Sáng hôm sau chỉ duy nhất có sợi bấc của lái Ninh là ngắn hơn cả. Bởi quá hoảng sợ nên thủ phạm đã vội vàng cắt ngắn đoạn bấc của mình đi một chút để rồi tự tố cáo tội ác của chính mình. Truyện Phân xử tài tình phản ánh ba vụ án và cũng chính là những tình huống va chạm trong đời sống của người bình dân xưa. Người dân khi rơi vào những tình huống oái oăm, khó xử họ chỉ biết kêu quan mong đòi lại công lý. Vị quan huyện trong truyện tiếp nhận các vụ án gần như đều không có chứng cứ nhưng bằng sự nhạy bén, trí trông minh của minh ông đều chỉ đúng thủ phạm và giải oan cho người bị hại. Từ truyện hai người đàn bà tranh nhau một tấm lụa, truyện người đàn bà mất trộm gà, rồi sư cụ bị mất một số bạc, quan đều dùng đòn tâm lí đánh vào kẻ gian, vạch đúng ý đồ tội lỗi khiến họ phải cúi đầu nhận tội. Truyện
Qua đó cho thấy vai trò của các ông quan thông minh, chính trực trong việc đảm bảo lẽ công bằng trong đời sống của người bình dân xưa. Xây dựng hình tượng các vị quan thanh liêm hết lòng với dân cũng là khát vọng mãnh liệt về một xã hội công bằng tốt đẹp của nhân dân lao động.
Các truyện Con mối làm chứng, Người đàn bà bị vu oan, Thần giữ của, Ông già họ Lê cho chúng ta thấy mối quan hệ ứng xử quan – dân vẫn xuất phát trên nền chung là các vụ án. Nhưng ở đây người dân không còn thụ động trong nỗi oan ức của mình, chỉ biết kêu cầu quan giúp đỡ. Chính họ đã bằng trí tuệ, sự thông minh của mình để nhờ quan (đại diện công lí) giúp họ đòi lại lẽ phải. Em bé (truyện Con mối làm chứng) bằng sự thông minh của mình đã khiến cụ Bá thua kiện và phải xóa món nợ ba mươi quan tiền cho cha mẹ em. Vợ Tình (Người đàn bà bị vu oan) sau khi bị Lý vu cho tội lăng loàn đã vô cùng căm uất. Một ngày kia gặp Lý ở giữa đường, nàng bèn xông tới xỉ vả, nắm tóc giằng xé rất dữ dội. Lên quan, nàng một mực cho rằng Lý vay tiền mình không trả. Lý lại khẳng định mình và người đàn bà này không hề quen biết, không thể có chuyện vay mượn. Chỉ chờ có vậy người đàn bà ấy lập tức vạch trần bộ mặt dối trá, gian giảo của Lý đã khiến gia đình nàng tan nát. Quan xử nàng thắng kiện, nhờ đó vợ chồng nàng đoàn tụ như xưa. Trong truyện Thần giữ của ta lại gặp hình ảnh của một người cha vì nghi ngờ cuộc hôn nhân của con gái có uẩn khúc nên đã tìm mọi cách để cứu con. Ông giám sinh nghèo khi đến thăm không gặp được con gái lại thấy những hạt cải, hạt vừng mình cho con làm dấu mọc xanh lăn tăn dọc đường ra đồng đã vội vàng nhờ quan trấn thủ Sơn – nam giúp đỡ. Trước lời khẩn cầu của người cha tội nghiệp, quan trấn thủ liền điểm đưa năm trăm quân sĩ về vạn Lai-triều. Tại đây, quan đã cùng quân lính của mình cứu sống cô con gái ông giám sinh đang bị chôn sống dưới hầm làm thần giữ của. Hay trong truyện Ông già họ Lê, người vợ kế và con riêng của ông lão đã phải sống bao tháng năm trong nước mắt khi tất cả điền sản đều bị người con rể chiếm đoạt sau khi ông lão tắt nghỉ. Chỉ đến khi gặp được vị quan huyện thanh liêm, người đàn bà bất hạnh ấy mới dám đem bức tượng gỗ chồng trao cho trước khi mất nhờ xử
“ngón tay chỉ vào bụng” và tìm ra được bản chúc thư chính của ông già họ Lê, trả lại công bằng cho mẹ con người phụ nữ bất hạnh.
Trong mối quan hệ giữa quan –dân ta lại thấy có những truyện không xuất hiện vụ án nào nhưng lại ca ngợi những ông quan thương dân như con, biết dùng luật pháp để đem lại hạnh phúc cho dân. Tra tấn hòn đá là một truyện như thế. Truyện kể về một người đàn bà nghèo khổ, năm hết tết đến mà trong nhà không có nổi một hạt gạo. Mãi về sau người chồng chạy hết các cửa nhà giàu, nói sùi bọt mép mới vay được ba công non, vội vã mang về để cho vợ kịp đi sắm Tết. Hôm sau người đàn bà đi chợ mua được chút gạo và mấy đồ tết. Bất hạnh thay, lúc trở về lội qua một nương nước bà bước chân lên hòn đá lại bị trượt ngã, bao nhiêu gạo, thịt, vàng, hương, v.v... trong mủng đều ngập vào bùn. Thấy số phận đen đủi, người đàn bà nọ không buồn nhặt nữa, ngồi xoài xuống bên vệ đường, khóc lóc rất thảm thiết. Tai họa của người đàn bà không thuộc bổn phận xét xử của quan huyện. Nhưng vì thương người phụ nữ nghèo không may, quan đã mang hòn đá về tra tấn. Việc quan tra tấn hòn đá khiến dân tình tò mò đổ xô đi xem. Quan ra lệnh mỗi người phải trả 30 đồng khi vào cửa. Bên trong quan cho lính tra khảo, quát nạt hòn đá, bên ngoài mọi người tranh nhau ném tiền để vào xem. Đến khi đầy hai thúng tiền, quan đứng trước mọi người phân xử. Thì ra tra tấn hòn đá chỉ là cái cớ, hai thúng tiền đầy ắp kia như một sự giúp đỡ nghĩa tình của mọi người để người đàn bà nghèo khổ có được một cái tết trọn vẹn, sung túc.
Ở truyện cổ tích sinh hoạt người Việt ta còn thấy xuất hiện những ông quan tham lam (truyện Nói dối như Cuội) chỉ vì một thỏi vàng rơi dưới suối qua lời của thằng bé con mà sẵn sàng cởi hết quần áo xuống tìm, để rồi biết mắc lừa mà đành ngậm đắng nuốt cay nuốt giận lần về nhà. Ông quan phong lưu, dâm đãng (truyện
Cô gái lừa sư sãi, xã trưởng và ông quan huyện) bị người đàn bà góa chồng lừa đến mất hết thể diện. Hay ông thượng thư nghiêm khắc, hách dịch sẵn sàng giết chết cô con gái mình rất mực cưng chiều khi biết cô gái có tình cảm với anh kép