Văn hóa ứng xử thể hiện trong các mối quan hệ gia đình 1.Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa (Trang 70 - 86)

3.1.1.Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng

Theo thống kê của chúng tôi, trong truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt chủ đề văn hóa ứng xử trong mối quan hệ vợ - chồng xuất hiện trong 30 truyện [Bảng phụ lục 3.1.1 – trang 113]. Đây là nhóm truyện có số lượng lớn, bởi mối quan hệ vợ chồng là mối quan hệ chủ yếu trong gia đình. Sự phản ánh về mối quan hệ này vô cùng đa dạng và đi vào nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống vợ chồng. Chúng tôi phân loại như sau:

TT NỘI DUNG PHẢN ÁNH SỐ LƯỢNG

TRUYỆN TỈ LỆ

1 Hôn nhân đồng huyết 2 6,7 2 Một vợ hai chồng 3 10 3 Vợ cùng chồng vượt khó 3 10 4 Niềm thương nhớ khi vợ (chồng) không còn 2 6,7 5 Khuyên chồng, dạy chồng 7 23,4 6 Lấy phải chồng lừa đảo 1 3,3 7 Vợ bị vu oan 1 3,3 8 Vợ ngoại tình, bội bạc 6 20

9 Ghen tuông 5 16,6

Tổng số truyện 30 100%

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam ta thấy: nếu như thần thoại ra đời ở thời kì sơ khai của xã hội loài người, khi xã hội chưa có giai cấp, chưa hình thành gia đình cá thể thì truyện cổ tích lại ra đời khi gia đình riêng đã bắt đầu xuất hiện, xã hội công xã thị tộc tan rã thay vào đó là xã hội có phân chia giai cấp. Truyện cổ tích sinh hoạt ra đời muộn hơn so với cổ tích thần kì. Lúc

đó, mâu thuẫn xã hội đã trở nên gay gắt hơn rất nhiều. Các gia đình riêng lẻ được hình thành như những tế bào của xã hội. Truyện cổ tích sinh hoạt đã phản ánh được nhiều mặt trong cuộc sống gia đình người Việt, đặc biệt ở mối quan hệ vợ - chồng.

Ở thời kì cổ đại, hôn nhân huyết tộc (hôn nhân nội tộc) là một hình thức khá phổ biến. Hình thức hôn nhân này cho phép người trùng huyết thống có thể kết hôn với nhau. Có thể thấy, ở thời kỳ bình minh của lịch sử loài người, con người chưa ý thức được sự loạn luân. Sang đến thời kì của truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích sinh hoạt người Việt nói riêng, hôn nhân huyết tộc đã trở thành điều cấm kị, không còn được chấp nhận trong xã hội. Các gia đình nhỏ khi vô tình phạm phải điều này thường rơi vào bi kịch.

Truyện Sự tích đá Vọng phuTô Thị vọng phu, tác giả dân gian kể về sự việc người anh vô tình kết hôn với em gái sau một thời gian lưu lạc. Tình cờ nhìn thấy vết sẹo lớn trên đầu vợ và khi nghe vợ kể về nguồn gốc vết sẹo ấy người chồng bàng hoàng nhận ra mình đã phạm tội loạn luân. Bi kịch của cuộc hôn nhân bắt đầu từ đó. Người chồng âm thầm gói kín bí mật đau lòng đó lại, không nói cho vợ biết. Anh ra đi mà không hẹn ngày trở về. Người vợ ở nhà chờ chồng trong mỏi mòn. Đau đớn, tuyệt vọng, người đàn bà ấy ngày ngày bồng con lên núi ngóng chồng trong gió sương mà hóa đá.

Như vậy, các câu chuyện đã phản ánh cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai hình thức hôn nhân cũ và mới. Đến thời điểm này, hôn nhân đồng huyết không còn được chấp nhận. Hình thức hôn nhân một vợ một chồng không cùng huyết tộc thể hiện được bước tiến của xã hội văn minh. Nên dù vô tình hay nhầm lẫn thì cả người vợ lẫn người chồng trong các câu chuyện trên đều rơi vào đau khổ khôn nguôi. Họ bị trừng phạt bởi đã phạm vào điều cấm kị bị xã hội lên án: gia đình tan vỡ, người bỏ đi, người hóa đá. Tuy nhiên, tình huống nhầm lẫn dường như trở thành một phương thức nghệ thuật hữu hiệu để bảo vệ nhân vật trên phương diện đạo đức.

còn thấy xuất hiện. Nhưng ta vẫn tìm thấy những tàn dư của thời kì mẫu hệ qua hình thức hôn nhân một vợ nhiều chồng. Các truyện Sự tích ông đầu rau

Trinh phụ hai chồng đều phản ánh cảnh người phụ nữ có hai chồng, từ đó cho thấy những bi kịch gia đình éo le trong xã hội phong kiến. Trong các truyện trên người phụ nữ đều rơi vào hoàn cảnh đau khổ, bối rối khi gặp lại người chồng trước. Người vợ trong truyện Sự tích ông đầu rau chờ chồng trong ba năm ròng, tang chồng ba năm nữa. Đến khi đã khóc cạn nước mắt, tin tưởng là chồng đã chết thật, nàng tái giá. Éo le thay, ba tháng sau đó người chồng cũ đột ngột trở về làm cho tất cả mọi người đều ngơ ngác. Đau đớn, dằn vặt cả ba người lần lượt tự tử mà chết. Cũng trong truyện Sự tích ông đầu rau (khảo dị), người vợ ân hận vì gây nên cái chết của chồng nên nhảy vào lửa chết cùng chồng, người chồng mới thương vợ cũng đâm đầu vào đó thiêu nốt. Các truyện này đều kết thúc bằng các bi kịch đớn đau trong hôn nhân.

Còn trong truyện Trinh phụ hai chồng, gặp cảnh chồng mình chẳng may mắc bệnh hủi, người vợ đã lo lắng tìm thầy chạy thuốc và nguyện cùng chung số phận với chồng. Người chồng thương vợ, khuyên nàng ly dị để khỏi khổ nhưng nàng dứt khoát không nghe. Để vợ khỏi chịu cảnh thiệt thòi, một hôm người chồng ra đi nhắn lại với vợ rằng mình sẽ không bao giờ trở về nhà nữa và cho phép vợ tự do đi lấy chồng khác. Đau đớn, tuyệt vọng nàng lập bàn thờ coi như chồng đã chết. Ba năm sau, nàng tái giá và có một cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc. Tình cờ gặp lại chồng cũ, người đàn bà ấy vô cùng đớn đau và khó xử. Nàng âm thầm tìm cách giúp chồng cũ. Đến khi nghe tin chồng cũ thi đậu tiến sĩ sắp sửa vinh quy, nàng viết một bức thư rất dài kể hết nông nỗi của mình cho người chồng mới biết. Nàng xin chồng tha lỗi về sự giấu giếm của mình bấy lâu nay. Đoạn nàng trốn chồng con, bỏ đi biệt.

Qua cách cư xử của những người phụ nữ trong các câu chuyện này, ta thấy người vợ đã thực sự lúng túng không biết đối xử ra sao cho phải đạo với hai người chồng - một là chồng mới, một là chồng cũ. Cho dù sau khi tái hôn những người phụ nữ này đều may mắn gặp được những người chồng trân trọng và

chồng cũ đột ngột xuất hiện, họ đều không thể làm ngơ trước hoàn cảnh đáng thương của người cũ. Đau đớn, xấu hổ, dằn vặt là tâm lí chung của những người phụ nữ này. Kết thúc của những bi kịch ấy là cái chết, là sự ra đi như để tìm cách giải thoát cho chính mình của các nhân vật trong truyện.

Truyện cổ tích sinh hoạt người Việt còn phản ánh một khía cạnh khác về ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng, đó là cách xử sự của những người vợ khi chồng chẳng may gặp nạn. Nội dung này được phản ánh trong các truyện Sự tích dưa hấu, Sự tích con sam, Con mụ Lường. Trong các câu chuyện này, ta thấy người chồng đều vì một lí do gì đó mà gặp nạn và người vợ luôn tìm mọi cách để cứu chồng hoặc cùng chồng vượt qua hoạn nạn. Khi Mai An Tiêm (Sự tích dưa hấu) bị đày ra hoang đảo, vợ chàng đã nhất quyết bồng con đi theo mặc cho mọi người hết mực can ngăn và cho đó là việc rồ dại. Họ cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi vượt quan những tháng ngày gian khó để rồi cuối cùng được đền bù bằng nhà cao rộng, có kẻ hầu người hạ, có ruộng lúa, bãi dưa…Người vợ trong truyện

Con mụ Lường biết được ba năm qua chồng mình bị kẻ xấu hãm hại đến nỗi bặt vô âm tín với gia đình đã vô cùng căm giận. Nàng quyết chí sẽ đến tận nơi cứu chồng và trị cho kẻ xấu một mẻ nhớ đời. Bằng sự khôn ngoan, khéo léo người vợ đã đòi lại được tự do cho chồng mình, không những thế nàng còn khiến kẻ lừa đảo mất hết nhà cửa, của cải. Tương tự như vậy, khi nghe tin dữ về chồng cùng đoàn đánh cá ngoài khơi, người vợ (Sự tích con sam) lòng đau như cắt. Như điên như cuồng, bà bỏ nhà ra đi, hy vọng tìm thấy chồng. Bà cứ theo bờ biển đi, đi mãi đến lúc mệt lả đi…Và bằng một phép mầu nhiệm, người đàn bà đã đến được hoang đảo nơi chồng gặp nạn để đưa chồng về.

Cách ứng xử của những người phụ nữ trong các truyện này cho ta thấy vẻ đẹp bình dị của người phụ nữ trong xã hội xưa. Người phụ nữ tuy nhỏ bé nhưng trước khó khăn, thử thách họ luôn chủ động đấu tranh để giành lại hạnh phúc gia đình.

Bên cạnh đó truyện cổ tích sinh hoạt còn chú ý đến tình nghĩa, sự chung thủy của người vợ, người chồng trong gia đình. Họ đều là những người nghĩa

riêng giữ trọn tình yêu với người vợ đã chết. Nhớ lời vợ dặn – anh mang hạt tu rên –cây kỉ niệm của vợ về quê hương. Tình yêu, nỗi nhớ thương vợ được gửi gắm vào những cây tu rên. Sau bao năm chăm bẵm những cây tu rên giờ đã khai hoa đậu quả. Đúng ngày giỗ vợ, người chồng tóc giờ đã điểm bạc, mời họ hàng tới thưởng thức thứ quả lạ trong vùng. Giọt nước mắt nhớ thương vợ của người chồng thấm vào múi tu rên làm nên hương vị đậm đà, ngọt ngào khó quên ẩn sau vẻ ngoài xấu xí. Đây cũng là hương vị của mối tình chung thủy.

Trong truyện Ngậm ngải tìm trầm hay là sự tích núi Mẫu tử, người chồng vì giấc mộng trường sinh đã ngậm ngải lên núi tìm trầm. Vợ con của hắn ở nhà trông đợi mỏi mòn. Nước mắt hai mẹ con mỗi ngày chảy một ít đã xói đất thành suối. Cuối cùng, ngày tháng qua đi, hai mẹ con biến thành đá cùng với mấy gia súc và các đồ dùng quen thuộc. Tìm trầm chẳng được, người chồng hóa thành hổ xám, tìm được lối cũ trở về nhà xưa. Nhưng khi biết vợ con và gia súc đã hóa đá thì nó lồng lộn, gầm lên mấy tiếng đau xót, rồi bỏ đi biệt.

Truyện cổ tích sinh hoạt ra đời muộn hơn hai tiểu loại cổ tích thần kỳ và cổ tích loài vật nên nhận thức của tác giả dân gian về con người và cuộc sống cũng đã có sự thay đổi. Đây là lí do giải thích rằng con người trong cổ tích sinh hoạt đã nhận thức được một chân lí là chỉ có thể giành thắng lợi và hạnh phúc bằng chính sức lực và trí tuệ của mình. Khảo sát nhóm truyện phản ánh văn hóa ứng xử trong quan hệ vợ - chồng chúng tôi nhận thấy các truyện: Nữ hành giành bạc, Bụng làm dạ chịu hay là truyện thầy Hít, Con vợ khôn lấy thằng chồng dại như bông hoa nhài (lài) cắm bãi cứt trâu, Anh chồng ngốc, Giết chó khuyên chồng, Gái ngoan dạy chồng, Phiêu lưu của anh chàng ngốc hay là làm theo vợ dặn thể hiện mối quan hệ dường như trái ngược trong gia đình: Vợ khôn –chồng ngốc, lười biếng, ham chơi. Ở những truyện này nhân vật người chồng đa phần được đặt trong mối quan hệ tương phản với người vợ thông minh, nhiều kinh nghiệm sống. Người vợ chính là người vẽ đường, chỉ lối cho người chồng trong cuộc sống. Trước sự dẫn dắt của người vợ, anh chồng thường tuân theo một cách thụ động và khá máy móc.

Trong các truyện Nữ hành giành bạc, Con vợ khôn lấy thằng chồng dại như bông hoa nhài (lài) cắm bãi cứt trâu, Anh chồng ngốc, Phiêu lưu của anh chàng ngốc hay là làm theo vợ dặn những người vợ thông minh đều mong muốn chồng tốt hơn mà ép chồng học chữ, học nghề. Nhưng đa phần các anh chồng ở đây vì quá thụ động, quá ngốc mà đi từ thất bại này đến thất bại khác. Người khiến vợ đau buồn mà tự tử, người lại phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

Cũng có trường hợp anh chồng đã vô công rồi nghề, ngày ngày chỉ biết ăn bám vợ lại còn khoác lác (Bụng làm dạ chịu hay là truyện thầy Hít) khiến vợ rất lấy làm bực mình vì phải nai lưng ra làm nuôi chồng và ba đứa con. Một hôm, chị vợ bắt anh ta phải đi học một nghề gì để nuôi thân vì mình không cáng đáng nổi nữa.Vốn lười biếng nên anh ta chả học được nghề ngỗng gì nên hồn. May sao với anh chồng này tật khoác lác lại giúp anh ta nghĩ ra nghề hít và qua được hết lần này đến lần khác.

Truyện Giết chó khuyên chồng, Gái ngoan dạy chồng lại khắc họa cách ứng xử khéo léo, khôn ngoan của những người vợ thông minh nhằm giúp chồng nhận ra khuyết điểm, lỗi lầm. Người vợ trong truyện Giết chó khuyên chồng biết chồng chơi với bạn xấu mà không cách gì khuyên giải. Cuối cùng nàng nghĩ ra kế giết chết một con chó để thử bạn chồng. Quả nhiên người chồng vô cùng hối hận khi thấy sự bạc bẽo và bộ mặt thật của những người bạn. Trong Gái ngoan dạy chồng, người vợ đã hết sức đau buồn trước một anh chồng lêu lổng, thường bỏ nhà đi đánh đàn đánh đúm với bọn vô lại. Mặc cho vợ hết khuyên lơn đến cầu khẩn, hắn chẳng những không nghe còn phũ phàng với vợ. Nhiều lần vì vợ cản trở, hắn đánh đập vợ không tiếc tay và làm nhục nàng trước mặt mọi người. Một hôm để khỏi vướng, hắn viết giấy cho vợ đi lấy chồng khác rồi đuổi nàng ra khỏi cửa…Trải qua bao thăng trầm, khi người đàn ông tay trắng trở thành một kẻ ăn mày thì người vợ bị hắn phũ phàng ngày nào lại chính là người giúp hắn tỉnh ngộ, nhận ra lỗi lầm, hối cải để trở thành người tốt.

người phụ nữ hiếu hạnh mang trong mình những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Thế nhưng, trong xã hội phong kiến những người phụ nữ ấy thường không được hạnh phúc trọn vẹn. Hai người vợ trong Dì phải thằng chết trôi tôi phải đôi sấu sành mãi sau ngày kết hôn mới biết chồng của mình thực chất là một kẻ nghèo khổ nhưng mưu kế, bịp bợm. Hay trong Quan âm Thị Kính

ta lại tìm thấy vẻ đẹp kín đáo, sâu sắc, bình dị của người phụ nữ Việt xưa. Người phụ nữ ấy lặng lẽ đi giữa cuộc đời giữ lòng trong sáng. Chỉ vì quá đa nghi Thiện Sĩ đã vu cho vợ tội lén giết chồng trong lúc ngủ. Thị Kính hết sức phân trần nhưng rồi vẫn bị nhà họ Sùng đuổi về vì không chấp nhận nàng dâu có nòi giống ác nghiệt. Buồn chán cho số phận éo le, nàng bỏ đi cố tìm trú ngụ một nơi cho thật xa quê hương để xóa bỏ những ký ức đau xót. Sau cùng đến một tỉnh khác, ở đây có chùa Vân, nàng tìm đến xin gọt đầu quy y xin nương nhờ cửa Phật.

Trong nội dung phản ánh về ứng xử vợ chồng ở truyện cổ tích sinh hoạt chúng ta còn thấy những nguyên nhân dẫn đến vợ chồng bất hòa, hạnh phúc gia đình tan vỡ. Một trong những điều kiện quan trọng đầu tiên của hạnh phúc gia đình là lòng chung thủy. Sự phản bội của ai trong hai người vợ, hoặc chồng đều là điều khiến gia đình rơi vào bi kịch. Các truyện Sự tích con muỗi, Sự tích con dã tràng, Vận khứ hoài sơn năng trí tử, thời lai bạch thúy khả thôi sinh, Sợi bấc tìm ra thủ phạm, Thịt gà thuốc chồng đều cho thấy các gia đình tan vỡ vì sự lạc lối của người vợ. Những người vợ ngoại tình thường lao theo những dục vọng tầm thường một cách mù quáng. Họ có thể bị tiền bạc hay địa vị làm cho mê muội mà quên mất ân tình với người chồng xưa cũ (truyện Sự tích con muỗi, Sự tích con dã tràng). Hay khi đã có người mới họ lại như những con thiêu thân lao vào thứ ánh sáng phù hoa để rồi bị chính ánh sáng đó thiêu cháy khiến cho mê muội, thậm chí có những ý nghĩ, hành động độc ác: giết chồng (truyện Vận khứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa (Trang 70 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)