Văn hóa tác động trở lại cổ tích sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa (Trang 31 - 33)

Trong cái nhìn tương quan hai chiều cũng cần phải khẳng định vai trò to lớn của văn hóa đối với việc hình thành các tác phẩm cổ tích, đặc biệt là truyện cổ tích sinh hoạt. Văn hóa chính là cơ sở, đề tài, chủ đề cho việc sáng tạo các tác phẩm cổ tích. Nhân dân lao động bằng đôi mắt quan sát của mình đã nhìn những gì hiện hữu trong đời sống hằng ngày hay những ước mơ về công bằng xã hội, về một cuộc sống tốt đẹp hơn mà từ đó có nhu cầu phản ánh lại trong truyện cổ tích.

Nhóm truyện cổ tích sinh hoạt khá đa dạng như chính sự đa dạng của cuộc sống, những hoàn cảnh và số phận con người trong xã hội. Hơn nữa, truyện cổ tích sinh hoạt ra đời khi mà chế độ công xã thị tộc đã tan rã, chuyển sang chế độ gia đình một vợ một chồng, cùng với đó là sự phân chia giai cấp rõ ràng và nảy sinh mâu thuẫn giai cấp về quyền lợi, địa vị trong xã hội càng ngày càng gay gắt. Cho nên những yếu tố xã hội ấy tác động khá mạnh mẽ đến nội dung của truyện.

Vấn đề truyện cổ tích sinh hoạt người Việt đề cập đến thường là cuộc đấu tranh giữa kẻ giàu – người nghèo, nông dân – địa chủ,…để đòi công bằng xã hội. Các vấn đề đạo đức, luân lí trong xã hội được đưa vào cổ tích sinh hoạt dưới cái nhìn hóm hỉnh, tươi vui nhưng cũng rất thâm túy của người bình dân. Truyện cổ tích sinh hoạt thường chỉ đưa ra một tình huống, một xung đột, một lát cắt của đời sống và tìm cách điều hòa, giải quyết nó theo những logic của đạo đức con người. Bức tranh đời sống sinh hoạt thường ngày của người bình dân trong xã hội xưa cũng được nhân dân lao động lưu giữ lại tỉ mỉ trong truyện cổ tích sinh hoạt. Đó là cảnh làng quê gần gũi, là mỗi mái nhà thân thương – nơi diễn ra những tình huống bình thường của cuộc sống.

Như vậy, có thể thấy văn hóa cũng chính là nguồn cảm hứng sáng tạo của truyện cổ tich sinh hoạt. Và truyện cổ tích sinh hoạt chính là các tác phẩm lưu giữ các giá trị văn hóa dân gian tương đối trọn vẹn.

Tiểu kết

Như vậy ở chương này, chúng tôi đưa ra những giới thuyết một cách khái quát về các khái niệm có liên quan đến văn hóa như: Văn hóa, tín ngưỡng và phong tục, ứng xử và văn hóa ứng xử. Những giới thuyết này sẽ là cơ sở cho chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu những nét văn hóa tiêu biểu được phản ánh trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt.

Đối với thể loại truyện cổ tích chúng tôi chú ý làm sáng tỏ các yếu tố như khái niệm, quá trình hình thành và phát triển, đặc trưng,…

Đặc biệt, chúng tôi tập trung tìm hiểu sâu tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt. Ngoài những giới thuyết về khái niệm, lịch sử ra đời, quá trình hình thành, nội dung, nghệ thuật của truyện cổ tích sinh hoạt. Chúng tôi còn phác họa mối quan hệ hai chiều giữa cổ tích sinh hoạt và văn hóa.

Bước đầu tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt những đặc điểm, giá trị văn hóa được lưu giữ một cách tự nhiên. Về mục đích đó chính là những giá trị văn hóa vật chất và giá trị văn hóa tinh thần. Về ý nghĩa, đó chính là giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ. Những giá trị văn hóa này còn có chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường sống. Không chỉ có vậy, truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Vì vậy văn hóa còn có chức năng giáo dục. Điều này đóng vai trò quyết định trong sự hình thành nhân cách các thành viên trong xã hội.

Những cơ sở trên là động lực để chúng tôi mạnh dạn chọn hướng nghiên cứu: Truyện cổ tích sinh hoạt người Việt dưới góc nhìn văn hóa.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)