0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Phong tục hôn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT NGƯỜI VIỆT DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA (Trang 58 -64 )

Theo khảo sát của chúng tôi, trong truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt phong tục hôn nhân được phản ánh qua 10 truyện [Bảng phụ lục 2.2.2.2 – trang 111].

Trước đây và bây giờ người Việt Nam vẫn gọi lễ cưới là hôn lễ. Dựa theo giải thích của GS. Đào Duy Anh thì chữ “hôn” nguyên nghĩa là chiều hôm, theo lễ tục ngày xưa, người ta làm lễ cưới vào buổi chiều tối.

Dân gian vẫn coi cưới xin là một trong ba việc lớn của đời người (sự nghiệp, làm nhà và cưới vợ) khi nhấn mạnh trong câu ca dao: Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà…Tìm hiểu truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt, chúng tôi nhận thấy phong tục hôn nhân của người Việt xưa được phản ánh rất đa dạng và phong phú qua các lễ tục truyền thống.

* Tục dạm hỏi: Xuất hiện trong 8 truyện

Dạm vợ (hỏi vợ) là một nghi lễ quan trọng trong phong tục hôn nhân của người Việt xưa. Đặc biệt khi xã hội đã chuyển sang chế độ phụ hệ, người đàn ông đóng vai trò quan trọng, trụ cột trong gia đình và chủ động trong hôn nhân. Trong truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt, ta thấy các chàng trai muốn cưới một cô gái về làm vợ tất phải đến nhà cô gái dạm hỏi. Việc hỏi vợ có thể do họ tự tiến hành, hoặc cha mẹ chàng trai đến hỏi vợ cho con, nhưng đa phần đều thông qua bà mối.

Dạm vợ được xem là một trong sáu lễ tục quan trọng trong đám cưới: 1. Lễ nạp thái (kén chọn): nhà trai thường mang lễ vật sang nhà gái tỏ ý

đã kén chọn, lễ này còn gọi là lễ chạm ngõ hay dạm ngõ. 2. Lễ vấn danh: Hỏi tuổi và ngày sinh tháng đẻ của cô gái

3. Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết đã xem được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy, xung khắc thì thôi

4. Lễ nạp tệ (nạp trưng): nạp đò sính lễ cho nhà gái 5. Lễ thỉnh kỳ: Xin định ngày giờ làm lễ rước dâu 6. Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới)

bắc cầu cho hai gia đình nam – nữ hiểu nhau rồi đi đến hôn nhân”. Anh học trò nghèo họ Nguyễn (Nợ tình chưa trả cho ai, khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan) vì quyến luyến con gái phú ông nên nhờ mẹ tìm cách lo liệu. Bà mẹ chiều con, nhờ một người khéo ăn khéo nói mang trầu cau sang thưa chuyện. Nhưng phú ông vừa nghe người mối ngỏ lời cầu thân, vẻ kinh thị đã hiện ra trên nét mặt. Hắn không đợi hỏi ý con gái, trả ngay lễ vật lại.

Tương tự như vậy, anh chàng họ Đào (truyện Anh chàng họ Đào) mượn mối đến dạm hỏi cô gái mình yêu. Nhưng cha mẹ cô gái chê anh nghèo không gả cô cho anh. Họ bảo thẳng bà mối: “Nhà anh ấy một thân một mình kiếm ăn còn chật vật thay. Con gái tôi về đấy càng làm cho anh thêm bấn”.

Ở những truyện này, ta thấy mọi lời dạm hỏi đều bị từ chối, cuộc hôn nhân của đôi trai gái không thành. Cô gái người thì đau buồn sinh bệnh mà chết, người thì bị ép gả cho một người khác. Sở dĩ các cuộc hôn nhân này đều không thành do yếu tố “môn đăng hộ đối” tồn tại khá nặng nề trong xã hội có phân chia giàu nghèo. Anh học trò họ Nguyễn, anh chàng họ Đào đều là những anh chàng đẹp trai, học giỏi khiến các cô gái mê đắm. Chỉ mỗi tội gia cảnh nghèo khó đã trở thành hố sâu ngăn cách họ trong tình duyên.

Vai trò của bà mối còn xuất hiện trong truyện Cái kiến mày kiện củ khoai

Trinh phụ hai chồng. Trong truyện Cái kiến mày kiện củ khoai, anh chàng nhà giàu vì mê đắm sự nết na, nhan sắc xinh đẹp của cô gái nghèo nên đã nhờ một người đàn bà làm mối và cùng nàng chỉ non thề bể. Nhưng cũng bởi bà mối là một kẻ ham tiền, bà nhận tiền của một cô gái nhà giàu ế chồng và ra sức gièm pha cô gái nghèo. Kết quả là anh chàng kia từ ghen tức đến chán ghét người tình cũ. Cuối cùng anh cho người đưa trầu cau dạm hỏi cô gái giàu kia làm vợ. Ngày cưới hai bên, cô gái nghèo bị tình phụ đau đớn mà nhảy xuống sông tự tử. Người đàn bà trong truyện Trinh phụ hai chồng sau ba năm chờ chồng đi biệt, nàng lập bàn thờ coi như chồng đã chết. Nàng vốn xinh đẹp, đức hạnh nên nhiều người muốn hỏi làm vợ. Tin qua mối lại xôn xao làm nàng không tự chủ được. Cuối cùng, nàng nhận lời đi bước nữa cùng anh chàng họ Nguyễn.

Cũng có khi người xuất hiện trong lễ hỏi vợ không phải là bà mối như thường lệ mà chính là cha mẹ đi hỏi vợ cho con. Điều này có lẽ cũng xuất phát từ quan niệm coi hôn nhân là để duy trì gia thống nên việc hôn nhân là việc chung của gia tộc chứ không phải việc riêng của con cái. Bởi vậy dựng vợ, gả chồng cho con là quyền quyết định của cha mẹ. Người phú ông trong truyện Duyên nợ tái sinh khi thấy có một nhà phú hộ khác ở cùng miền mang trầu cau đến dạm con gái đã hối hả nhận lời bởi hiếm có đám nào môn đăng hộ đối hơn thế.

Hay có những trường hợp, chàng trai chính là người mang trầu cau đến nhà cô gái hỏi vợ. Họ có khi là chàng trai văn hay chữ tốt, tính nết hiền lành như anh học trò nghèo họ Đỗ (truyện Trinh phụ hai chồng), là người lái buôn giàu có với sính lễ hậu hĩnh (truyện Thần giữ của). Nhìn chung ở các truyện này họ đều nhận được sự đồng thuận của cha cô gái và nhanh chóng lấy được nàng làm vợ.

Một điều không khó nhận ra là trong lễ hỏi vợ được phản ánh ở đây là lễ vật nhà trai mang đến nhà gái không thể thiếu trầu cau. Theo phong tục của người Việt thì “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, “Miếng trầu nên dâu nhà người”. Vậy nên trong lễ dạm vợ, cau trầu được nhận là việc đã thành, cau trầu bị trả lại cũng đồng nghĩa với lời từ chối của nhà gái.

Qua các câu chuyện phản ánh tục hỏi vợ trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt ta còn thấy những lệ tục ngặt nghèo của xã hội xưa. Đó là quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Chính sự không cần biết tình ái của con cái, chỉ cốt tìm được nơi “môn đăng hộ đối” của cha mẹ đã khiến bao bi kịch xảy ra.

* Tục mang sính lễ đến hỏi vợ: xuất hiện trong 2 truyện Cái kiến mày kiện củ khoai [truyện số 54, tập 2] và Thần giữ của [truyện số 82, tập 2]

Là một trong sáu lễ tục của phong tục hôn nhân thời xưa, tục mang sính lễ đến hỏi vợ là một phần của lễ nạp tệ (hay nạp trưng) để chứng tỏ sự hứa hôn chắc chắn của đôi trai gái.

Cái Kiến (truyện Cái Kiến mày kiện củ khoai) là cô con gái phú ông rất đẹp và thông minh. Nàng đem lòng yêu mến anh học trò nghèo rớt mùng tơi và khao khát được cùng sánh duyên với chàng. Biết cha mình là người tính khí biển

củ khoai đưa cho anh học trò làm sính lễ. Sau đó. Anh học trò xin chạm ngõ cái Kiến. Phú ông nghe nói sính lễ là một củ khoai lang bằng vàng mười thì ngạc nhiên và nhận lời. Ngày cưới, họ nhà trai bưng sính lễ đến. Mở qua ba bốn tầng vải hồng điều chỉ thấy một củ khoai lang luộc, phú ông tức giận chửi mắng om sòm. Anh học trò nghèo xấu hổ bỏ đi biệt không trở về nữa, còn cái Kiến tức tối thành bệnh mà chết.

Có thể thấy “môn đăng hộ đối” vẫn là yếu tố quan trong chi phối các cuộc hôn nhân xưa. Tuy nhiên lão phú ông không hề hay biết con gái mình và cả anh học trò kia đều là những kẻ kiếp trước mang tội, kiếp này bị trừng trị. Thói ham giàu, chỉ biết tiền tài, danh vọng chả coi ai ra gì của của phú ông cũng đã bị trừng trị một cách đích đáng.

Trong truyện Thần giữ của, ông giám sinh nghèo được tay lái buôn đến hỏi con gái làm vợ lẽ. Tuy biết hắn giàu có nhưng ông không chút bằng lòng vì hắn người nước ngoài, lại là con buôn. Nhưng khi hắn đặt lên trên mâm một trăm lạng vàng, nói đưa làm sính lễ, ông giám sinh nghĩ đến mấy món nợ chưa cách gì trả được đành nhận lời gả con gái cho hắn. Như thế, người cha vì tham giàu mà vô tình đẩy con gái vào tay kẻ xấu. Ông giám sinh có ngờ đâu tên lái buôn giàu có kia lấy con gái ông về không phải để làm vợ mà để làm thần giữ của.

* Tục thách cưới: xuất hiện trong duy nhất một truyện Nợ tình chưa trả cho ai, khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan [truyện số 43, tập 2]

Thách cưới là một tục lệ xuất hiện khá phổ biến trong hôn nhân xưa. Để lấy được người con gái mình yêu, các chành trai đôi khi phải vượt qua những thử thách của cha mẹ cô gái. Trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh vua Hùng Vương thứ mười tám đã từng đưa ra điều kiện thách cưới “…voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” với hai chàng Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Với truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt, tục thách cưới lại dường như phản ánh sự chênh lệch về địa vị, sự không “môn đăng hộ đối” khiến cha mẹ cô gái không muốn gả con. Mục đích của việc thách cưới này lại nhằm cho chàng trai thất bại và bỏ cuộc. Anh chàng họ Nguyễn trong truyện khi nhờ người mối

khéo léo đến đâu cũng vẫn bị đuổi khéo về với lời thách: “Muốn lấy con gái ta hãy mang ba trăm lạng vàng đến làm sính lễ”. Lời thách cưới này là điều không thể với một kẻ khốn khó như anh học trò họ Nguyễn. Vừa buồn, vừa thẹn chàng trai quyết định ra đi lập nghiệp kiếm tiền về cưới vợ. Thế nhưng đau đớn thay, khi anh áo gấm về làng với 300 lạng vàng thì cô gái cũng đã không còn nữa.

Ngày nay, trải qua bao thay đổi của đời sống xã hội tục thách cưới trong hôn nhân vẫn còn tồn tại trong đời sống của một số dân tộc như: Dao, H’Mông, Mường, Nùng, Tày, Thái,... Tuy nhiên, phong tục thách cưới không còn nặng nề như xưa nữa mà chỉ là một hình thức nghi lễ trong hôn nhân góp phần đề cao giá trị của cô gái. Và như thế, thách cưới tồn tại như một nét đẹp trong văn hóa của người Việt.

* Tục kén rể: được phản ánh trong ba truyện: Người đầy tớ và người ăn trộm [truyện số 106, tập 3], Ba chàng thiện nghệ [truyện số 107, tập 3], Làm cho công chúa nói được [truyện số 195, tập 5]

Lệ xưa việc lấy vợ, gả chồng là việc của cha mẹ, vậy con cái đến tuổi trưởng thành thì cha mẹ tiến hành kén rể, kén dâu. Kén rể, kén dâu là một công việc tiền hôn lễ nhưng rất quan trọng. Phong tục này thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của cha mẹ trong hôn nhân của con cái.

Trong truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt, các chàng trai muốn lấy được cô gái đẹp thường phải vượt qua những thử thách mà gia đình cô gái đặt ra. Vượt qua những thử thách cũng là điều kiện để chàng trai chứng tỏ được tài năng, phẩm chất của mình. Cha mẹ cô gái qua đó cũng tìm được tấm chồng ưng ý cho con. Và như vậy, đối tượng đưa ra thử thách với các chàng trai đa phần là cha mẹ cô gái. Họ có khi là những người ở tầng lớp trên (đức vua trong truyện

Làm cho công chúa nói được), khi lại là một ông già bình thường thương con hết mực (ông già họ Lê – Ba chàng thiện nghệ). Cũng có lúc đối tượng đưa ra thử thách lại chính là người cùng đi hỏi vợ (Người đầy tớ và người ăn trộm).

Trong các truyện này, những thử thách mà các chàng trai vượt qua đều thể hiện tài năng và phẩm chất hơn người.

Truyện Người đầy tớ và người ăn trộm hai anh chàng Trần Lực và Lê Đô cùng yêu một cô gái và cùng đến hỏi nàng làm vợ. Khi cô gái còn đang phân vân chưa biết chọn ai thì hai người đàn ông đã rủ nhau ra quán uống rượu làm quen và thương lượng với nhau về chuyện dạm vợ. Cuối cùng Lê Đô bàn với Trần Lực hãy cùng mình thi tài, nếu người này nhận người kia giỏi hơn thì sẽ tự nguyện rút lui, nhường cô gái cho người kia lấy làm vợ.

Ông già họ Lê (Ba chàng thiện nghệ) có cô con gái nhan sắc xinh đẹp, văn hay chữ tốt lại thạo đủ các nghề. Khi nàng đến tuổi lấy chồng nhiều chàng trai con quan, con nhà giàu, hoặc tú cử đến hỏi nhưng ông đều từ chối. Ông nói với mọi người: “Con gái tôi không muốn làm bà quan, cũng không thích làm bà phú hộ. Nó chỉ muốn lấy một người chồng có nghề cầm tay mà nghề đó phải tinh thuần không ai hơn mới được”. Một hôm, có ba chàng trẻ tuổi, khỏe mạnh, đẹp trai đến xin thử tài kén rể. Họ là ba nhân tài quê ở ba nơi, tình cờ gặp nhau tại đây. Một người tự xưng bắn gỏi, một người tự xưng lặn còn người thứ ba thì tự xưng là một thầy thuốc lành nghề.

Còn trong truyện Làm cho công chúa nói được đức vua rất lấy làm đau buồn vì cô công chúa xinh đẹp của mình quá hà tiện lời nói. Nên khi công chúa đến tuổi lấy chồng, nhà vua cho niêm yết khắp nơi rằng cho phép bọn con trai bất kể là sang hay hèn, thôn quê hay thị thành, ai có cách làm cho con gái mình nói lên ba câu thì sẽ gả ngay cho người đó. Nhưng nếu trong một ngày mà không làm xong thì sẽ đánh trăm trượng, đuổi về. Nhiều chàng trai, trong đó không thiếu gì hàng công tử vương tôn, đến xin thử thách, nhưng đều không thành công. Cuối cùng anh chàng Mồ Côi trông có vẻ khốn khó, ngốc nghếch đã hoàn thành thử thách và trở thành con rể của vua.

Như vậy, có thể thấy những thử thách đặt ra cho các chàng trai ở đây đòi hỏi họ phải chứng minh được tài nghệ, sự thông minh và đôi khi cả là những mưu mẹo. Chàng trai chiến thắng thực sự phải có phẩm chất hơn người và được thừa nhận. Sau chiến thắng chàng trai được phép lấy người con gái mình yêu trong sự chúc phúc của mọi người. Thử tài kén rể là một phong tục có truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT NGƯỜI VIỆT DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA (Trang 58 -64 )

×