0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nội dung và nghệ thuật trong truyện cổ tích sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT NGƯỜI VIỆT DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA (Trang 27 -28 )

*Về nội dung: Truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt tập trung khai thác hai đề tài lớn: đề tài đạo đức và đề tài trí khôn.

Những truyện về đề tài đạo đức đa số chỉ là những câu chuyện kể mang tính chất minh họa về những tấm gương kiểu mẫu về phẩm hạnh (hiếu, lễ, tiết, nghĩa,…) hoặc những “tấm gương phản diện” cùng loại. Ở những câu chuyện “đơn tuyến”, hầu như không có xung đột này, vấn đề đạo đức được đặt ra một cách đơn giản, trực diện và ý nghĩa của truyện cũng chỉ giới hạn ở sự giáo dục đạo đức, ví dụ các truyện: Ba người bạn, Gái ngoan dạy chồng, Mài dao dạy vợ, Bán tóc đãi bạn,…

Những truyện về đề tài trí khôn thường khắc họa những xung đột xã hội. Nói đúng hơn, đó là những câu chuyện kể về cuộc tả xung hữu đột của nhân vật mưu trí với đám cường hào, quan lại thậm chí với vua chúa. Trong những truyện này, chiến thắng thường thuộc về những người thông minh, trí tuệ, ví dụ truyện

Em bé thông minh, Con mối làm chứng,…Hay các truyện Làm theo vợ dặn, Chàng ngốc đi buôn, Con vợ khôn lấy thằng chồng dại như bông hoa nhài (lài) cắm bãi cứt trâu,…lại tập trung kể về những nhân vật khờ khạo mà thông qua những hành động khờ dại, ngây ngô của họ các truyện đề cao trí khôn một cách gián tiếp, thể hiện cái nhìn hài hước tươi vui của trí tuệ nhân dân, đồng thời cũng thể hiện niềm tin, sự trân trọng đối với những số phận thua thiệt trong xã hội xưa.

*Về nghệ thuật: Ở truyện cổ tích sinh hoạt, thực tại đã trở thành cái nền của câu chuyện kể. Những mô típ xã hội chiếm một vị trí lớn trong truyện cổ tích sinh hoạt. Có những truyện được kể như những câu chuyện mắt thấy tai nghe.

Trong loại truyện này, hư cấu không mang tính chất kì ảo như ở truyện cổ tích thần kì. Một vài truyện sử dụng yếu tố kì dị nhằm thể hiện tư tưởng quả báo, thiên mệnh (“Đứa con trời đánh hay là truyện tiếc gà chôn mẹ”, “Chum vàng

nhiên này không có sự hài hòa với bối cảnh sinh hoạt. Hư cấu trong truyện cổ tích sinh hoạt thường được xây dựng trên sự miêu tả phi lí: Câu chuyện kể cho đến một lúc nào đó, hoàn toàn giống như thật; tính hiện thực của nó thậm chí, còn được tô đậm thêm bởi những chi tiết miêu tả cụ thể; nhưng tính chất phi lí bộc lộ khi có sự miêu tả phóng đại một nét tính cách nào đó của nhân vật (thường là ở loại nhân vật “tiêu cực”) hoặc một tình huống khác thường. Tính chất gây cười của nhiều truyện cổ tích sinh hoạt bắt nguồn từ chỗ đó.

Truyện cổ tích sinh hoạt không được xây dựng theo một hoặc một vài sơ đồ kết cấu chung nào. Câu chuyện kể của truyện cổ tích sinh hoạt thường linh động, vì những mô típ xã hội và sinh hoạt được dùng làm cơ sở của nó có tính không bền vững.

Không gian và thời gian “cổ tích” trong truyện cổ tích sinh hoạt rất gần gũi với người kể và người nghe truyện. Bối cảnh sinh hoạt của câu chuyện kể quen thuộc với họ: khung cảnh nông thôn và gia đình nông dân; những chuyện áp bức bóc lột và đời sống xã hội trong làng xã; kẻ buôn bán và chuyện lừa đảo; người học trò và chuyện thi cử; chốn cửa quan và chuyện kiện tụng;…điều này cho phép họ đặt mình vào địa vị nhân vật. Câu chuyện như xảy ra không xa, mà cũng chưa lâu, trong cuộc đời hàng ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT NGƯỜI VIỆT DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA (Trang 27 -28 )

×