0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Một số tín ngưỡng tiêu biểu trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt 1 Tín ngưỡng thờ thần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT NGƯỜI VIỆT DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA (Trang 34 -40 )

2.1.2.1. Tín ngưỡng thờ thần

Tín ngưỡng thờ thần là một trong những thành tố văn hóa tinh thần phổ biến của con người. Dân gian quan niệm xung quanh cuộc sống của con người luôn có sự hiện diện của các vị thần và họ có ảnh hưởng lớn tới sự an nguy của con người. Việc thờ thần, ngoài tỏ lòng biết ơn công lao của thần đối với dân tộc, đất nước và xóm làng, họ còn cầu mong thần linh che trở, bảo vệ cho dân làng trước thiên tai của tự nhiên và xã hội đem đến. Đây chính là mục đích cao nhất của tín ngưỡng thờ thần. Người dân luôn có một niềm tin nhất định vào việc thần linh có nhiều phép thuật có thể cứu giúp, bảo ban, che trở cho dân làng.

Tín ngưỡng thờ thần trong truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt được phán ánh qua khá nhiều truyện. [Bảng phụ lục 2.1.2.1 – trang 108].

* Tín ngưỡng thờ thần làng (Thành hoàng): xuất hiện trong 4 truyện:

Sợi bấc tìm ra thủ phạm [truyện số 112, tâp 3], Cô gái lấy chồng hoàng tử

[truyện số 144, tập 4], Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng [truyện số 52, tập 2] và truyện Ba chàng thiện nghệ [truyện số 107, tập 3]

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng bắt nguồn ở Trung Quốc. Thời nhà Chu, thế kỉ thứ VI- V TCN, để bảo vệ thành và hào, các bá vương chư hầu đã đặt ra thần Thành hào (hào có nước gọi là trì). Thành hoàng xuất hiện ở Trung Quốc cổ đại với tính chất là thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành. Còn ở Việt Nam, Hoàng là vị thần được tôn thờ chính trong các đình, miếu làng. Là vị thần linh cai quản toàn bộ thôn xã, là thần hộ mệnh, phù hộ và che trở cũng như ban phúc cho dân làng.

Trong truyện Sợi bấc tìm ra thủ phạm, người phú thương tên Phong mỗi lần chở hàng hóa đi bán đến cửa sông các thuyền buôn đều ghé lại trước miếu Ông làm lễ rồi mới ra khơi cầu được thuận buồm xuôi gió. Một lần đi lễ về Phong bị chính người thuộc hạ có tư tình với vợ mình là lái Ninh giết chết. Những tưởng vụ án rơi vào bế tắc, nhưng rồi trước miếu Ông viên quan xử án dõng dạc tuyên bố: “Thần miếu này rất thiêng. Thần đã chứng kiến cái ngày ông Phong bị giết chết và biết ai là thủ phạm. Ta đã khấn xin các thần: bấc này ngậm vào, nếu người ngay thì không việc gì cả, nếu là người gian thì nở dài hơn những người khác”. Lời nói của quan và sự linh thiêng nơi miếu Ông đã khiến lái Ninh bàng hoàng lo lắng mà cắt ngắn sợi bấc của mình đi để rồi tự tố cáo chính mình.

Cô gái lấy chồng hoàng tử lại kể về một cô gái xinh đẹp luôn mang nguyện vọng thầm kín là lấy hoàng tử làm chồng. Ngày ngày cô đi chợ mua hương đến một ngôi đền trong vùng cầu thần phù hộ cho mình lấy được chồng như ý nguyện. Sự thành tâm của cô gái cũng chính là yếu điểm để kẻ xấu lợi dụng. Tên lái buôn hương đã giả lời thần phán bảo: “Thiên đình đã định cho con làm vợ người lái buôn hương ở chợ. Số con là thế: không thể khác được!” Cô gái tuy rất buồn nhưng tin là số trời đã định nên tình nguyện đi theo người buôn hương. Nhưng có lẽ lời khấn nguyện hàng ngày của cô ở đền đã được thần

chứng giám nên cuối cùng cô gái cũng thực sự gặp được Hoàng tử. Còn kẻ buôn hương gian xảo thì bị hổ vồ chết.

Các truyện Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng và truyện Ba chàng thiện nghệ cũng đều phản ánh rõ nét tín ngưỡng thờ thần làng của nhân dân ta. Vị thần làng trong truyện Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng vốn đã đọc sổ thiên tào nên biết được người học trò thường xuyên qua đây sẽ đậu tiến sĩ và làm đến chức thượng thư nên luôn tỏ vẻ cung kính người học trò ấy. Không chỉ vậy thần còn ba lần báo mộng cho người từ giữ đền “Ngày mai, quét dọn đền cho sạch sẽ vì có quan lớn đến chơi nhà ta”. Trong truyện Ba chàng thiện nghệ, ông già họ Lê trước ba chàng trai đều có chân tài đến xin được sánh duyên cùng con gái đã vô cùng bối rối bởi “thuyền quyên có một mà anh hùng lại ba”. Cuối cùng ông đưa ra quyết định “Thôi thì chúng ta đến miếu thành hoàng làm lễ, gieo quẻ để hỏi ý. Nếu quẻ chỉ nhằm người nào thì xin để “tiện nữ” về với người đó”.

Như vậy có thể thấy Thành hoàng đã trở thành một biểu tượng tâm linh trong lòng nhân dân. Và cũng có thể thấy, thần Thành hoàng dù có hay không có họ tên, lai lịch; và dù xuất thân ở bất kì tầng lớp nào thì cũng là chủ thể trên cõi thiêng của làng và đều mang tính chất chung là hộ quốc kỳ dân (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó.

Trong tâm tưởng người dân, thần là toàn vẹn, là không khuyết điểm, tất cả những gì tốt đẹp đều hội tụ trong thần. Họ nhắc đến thần với toàn tâm kính trọng. Thần luôn ngự trị trong những gì tốt đẹp nhất nơi ý thức con người. Các thần làng vì thế “không đứng ngoài trần thế” mà “vẫn sống” xung quanh con người, theo dõi hoạt động của con người mà phù trợ (hoặc trừng phạt) con người. Tín ngưỡng thờ thần làng trở thành một niềm tin mang những đặc trưng riêng của làng xóm quê hương người Việt. Nó chính là mạch nguồn văn hóa tiêu biểu xuyên suốt trong sự phát triển của xã hội từ thủa xa xưa cho đến ngày nay.

* Tín ngưỡng thờ cúng anh hùng sáng tạo văn hóa: Xuất hiện trong 2 truyện: Truyện Sự tích dưa hấu [truyện số 1, tập 1] và truyện Bùi Cầm Hổ [truyện số 79, tập 2].

Một trong những đặc điểm văn hóa của người Việt Nam là lòng tín mộ. Có thể nói, từ ngàn xưa, người Việt Nam nào cũng có đối tượng niềm tin riêng và thực hành niềm tin ấy bằng sự thờ cúng một cách nào đó. Song sự biểu hiện lòng tín mộ quan trọng nhất lại chính là các tín ngưỡng đầy tính dân gian và tính phổ biến của riêng người Việt Nam. Đó là sự thờ cúng các vị thần linh. Mà ở đây chúng tôi muốn nói tới tín ngưỡng thờ cúng các anh hùng sáng tạo văn hóa.

Nếu như trong xã hội nguyên thủy, con người chủ yếu sống bằng nghề săn bắn, hái lượm,…cuộc sống của họ hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Trong thời đại của truyện cổ tích, đặc biệt là trọng truyện cổ tích sinh hoạt thì con người đã chủ động trong lao động. Họ là những chủ nhân đích thực của cuộc sống. Họ sáng tạo trong lao động để tạo ra những sản phẩm phục vụ thiết thực cho đời sống của mình. Bùi Cầm Hổ (truyện Bùi Cầm Hổ) và Mai An Tiêm (truyện Sự tích dưa hấu) là những người anh hùng tiêu biểu.

Vốn một chàng trai nghèo khổ quê ở Kẻ - treo sát chân núi Hồng – lĩnh nhưng bằng sự tài giỏi Hổ được vua ban cho chức ngự sử. Vùng đất Kẻ - treo quê hương chàng thường bị hạn hán, mất mùa. Một lần về thăm quê, Bùi Cầm Hổ tình cờ phát hiện ra một khe nước dưới chân núi Đụn chảy ra phía Đông Bắc. Ông lập tức cùng nhân dân tạo đường cày đưa nước từ khe sâu trên núi Đụn, men theo sườn dốc xuống thẳng phía Kẻ - treo. Một ngọn khe mới lập thành, dòng nước cuồn cuộn tưới cho hàng vạn mẫu đất. Vùng Kẻ - treo từ đó năm nào cũng được mùa, bao nhiêu đất hoang đều biến thành ruộng tốt. Bùi Cầm Hổ đã làm cho vùng đất Kẻ - treo như được hồi sinh. Dòng nước mát lành bắt về từ khe nước dưới chân núi Đụn đã khiến cho cả vùng đất hoang trở nên trù phú, mỡ màu. Công lao to lớn ấy của ông khiến nhân dân Kẻ - treo đời đời ghi nhớ. Họ dựng đền thờ ông dưới chân núi bên cạnh khe.

Mai An Tiêm là người bị vua đày ra hoang đảo. Đặt chân lên bãi cát hoang vu mịt mù, không một bóng người nhưng chàng không hề nản lòng mà luôn lạc quan tin rằng: “Trời luôn luôn có con mắt. Cứ phấn chấn lên. Đừng lo!”. Quả nhiên, khi bồ gạo đã vơi, bỗng có một đàn chim lớn bay từ phương

giống quý ấy mọc lên một loại cây dây bò xanh um cả bãi và kết trái rất ngon. Có trái ngọt đặc biệt này, Mai An Tiêm đổi được gạo, áo quần, gà lợn, dao búa…Vợ chồng chàng có nhà đẹp, có kẻ hầu người hạ, có bãi dưa, ruộng lúa, lợn gà. Mai An Tiêm còn chính là người cất giữ, trao truyền hạt giống quý hiếm này đến đông đảo nhân dân. Chàng được dân tôn là “Bố cái dưa Tây”.

Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Việc giúp người dân sáng tạo và lưu truyền văn hóa đã đánh dấu những bước phát triển vượt bậc trong xã hội loài người. Đặc biệt có thể thấy đó là những dấu hiệu của sự phát triển nền kinh tế nước ta, chấm dứt thời kì phụ thuộc, trông chờ vào tự nhiên. Những sáng tạo văn hóa trong giai đoạn này được xem như là cơ sở, nền tảng để con người tiếp tục phát huy và sáng tạo ở những giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, để tưởng nhớ những vị anh hùng đã sáng tạo ra văn hóa, nhân dân đã lập đền thờ họ. Với nhân dân họ là những vĩ nhân, những công dân kiệt xuất bởi công lao to lớn đối với làng xã, đối với đất nước. Việc thờ cúng những anh hùng sáng tạo văn hóa chẳng những tỏ lòng biết ơn của nhân dân đối với các ngài mà còn do dân thành tâm cầu các ngài phù giúp dân làng hoặc xin các ngài tiếp tục góp công cho sự phát triển của đất nước.

* Tín ngưỡng thờ nữ thần

Tục thờ cúng nữ thần là tín ngưỡng dân gian quen thuộc của cư dân nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á; ở các nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma, Malaysia, Indonesia... đều có thờ cúng các nữ thần trên cơ sở quan niệm: Sự sinh sản của Đất - Nước – Lúa gắn với biểu tượng Mẹ - Nữ thần. Tuy nhiên, mỗi cộng đồng cư dân có niềm tin và cách thờ cúng khác nhau, có quan hệ tiếp biến với nhau phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Nữ thần là những người phụ nữ (là nhân vật huyền thoại hay nhân vật lịch sử có thực) hoặc những vật thể được nhân cách hóa mang tính nữ, được phong làm thần linh theo quan niệm dân gian. Họ là lực lượng sáng tạo ra vũ trụ, ra loài người hoặc những anh hùng văn hóa có kì tích rực rỡ, những vị nữ tướng hi sinh

thức ngành nghề, những bà mẹ, người chị có tài năng hay đức hạnh khác. Tục thờ nữ thần của người Việt đã xuất hiện từ rất lâu đời và phát triển trong trường kì lịch sử trên cơ sở truyền thống coi trọng vai trò của người phụ nữ nói chung, bà mẹ nói riêng trong gia đình và xã hội của người Việt Nam.

Trong truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt, tín ngưỡng thờ nữ thần xuất hiện trong hai truyện: truyện Hai nàng công chúa nhà Trần [truyện số 102, tập 3] và truyện Vợ chàng Trương [truyện số 185, tập 5].

Ngọc Nương và Bảo Nương (truyện Hai nàng công chúa nhà Trần) đã xiết bao căm giận khi thấy giặc Nguyên sang xâm chiếm nước ta. Bất bình trước cảnh giặc chia nhau chiếm khắp đầu gò, cuối bãi một vùng hữu ngạn sông Thương. Chúng đóng đồn la liệt, hãm hiếp, chém giết, đốt phá không kiêng nể gì. Ngọc Nương và Bảo Nương liền xin với vua cha được liều thân giết giặc. Lợi dụng sự hám sắc của giặc, hai nàng đã nghĩ kế giả vờ lấy tướng giặc để giết chúng. Khi tướng giặc dùng thuyền hoa đón Ngọc Nương và Bảo Nương trên sông cũng là lúc các chàng trai Đa – mỗi được lệnh tháo các nút to, nhỏ dưới đáy thuyền đưa tất cả xuống thủy phủ. Ngọc Nương và Bảo Nương hi sinh. Giặc mất tướng cũng như rắn mất đầu, chúng bị quân triều đình đánh thua tan tác. Cả triều đình và nhân dân thương nhớ công ơn hai người con gái đã liều thân vì nước nên dựng đền thờ tại nhà của họ ở Đa – mỗi để thờ.

Như vậy truyện cổ tích sinh hoạt người Việt cũng đã chứng minh được lòng yêu nước thiêng liêng và bền vững của nhân dân ta. Trong tiến trình xây dựng và bảo vệ đất nước, có biết bao người dân đã trở thành anh hùng. Họ không chỉ là những ông vua, các tướng lĩnh, …mà họ còn là những người phụ nữ chân yếu tay mềm, vì tình yêu thiêng liêng dành cho Tổ quốc họ sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình. Có lẽ cũng chính bởi những công lao to lớn ấy mà họ sống mãi trong lòng nhân dân.

Tôn trọng và thờ phụng các vị thần linh nữ tính là tín ngưỡng dân đã có từ rất lâu đời và khá phổ biến trong cộng đồng người Việt. Trong truyện Vợ chàng Trương, nàng Vũ Thị Thiết đã gieo mình xuống bến Hoàng Giang vì nỗi oan

lòng thủy chung, son sắt. Sau khi nàng chết nhân dân dựng miếu thờ nàng ở bến Hoàng Giang. Người phụ nữ thủy chung mà bất hạnh ấy được nhân dân thờ cúng là vị thần tượng trưng cho lòng chung thủy, hiếu nghĩa, mang những phẩm chất tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam.

Rõ ràng, tín ngưỡng thờ nữ thần đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt từ thủa sơ khai và nó được phản ánh rõ nét trong truyện cổ tích sinh hoạt. Cho đến ngày nay tín ngưỡng ấy vẫn được lưu truyền và tiếp nối trong dòng chảy của văn hóa dân tộc. Tín ngưỡng thờ nữ thần của người Việt được phản ánh trong cổ tích sinh hoạt không chỉ là thờ những anh hùng có công với dân tộc mà nhân dân còn thờ những nữ thần – người Mẹ mang những phẩm chất bình dị của người phụ nữ Việt Nam. Tín ngưỡng ấy trở thành mạch nguồn không thể thiếu trong tổng thể nền văn hoá chung, thể hiện khát vọng về sự che chở, bao bọc và yêu thương vô bờ bến về tình mẫu tử của người Việt.


Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT NGƯỜI VIỆT DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA (Trang 34 -40 )

×