0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Một số phong tục tiêu biểu trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt 1 Phong tục ăn, uống, cư trú [Bảng phụ lục 1 – trang 110]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT NGƯỜI VIỆT DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA (Trang 51 -58 )

2.2.2.1. Phong tục ăn, uống, cư trú [Bảng phụ lục 2.2.2.1 – trang 110]

* Ăn trầu: Tục ăn trầu xuất hiện trong 3 truyện: Sự tích trầu cau và vôi

[truyện số 2, tập 1], Thần giữ của [Truyện số 82, tập 2] và Duyên nợ tái sinh

[Truyện số 173, tập 4].

Tục ăn trầu, mời trầu của người Việt từ xa xưa đã trở thành một nét văn hóa độc đáo, tồn tại xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Ăn trầu vốn là một phong tục có ở nhiều dân tộc trên thế giới, song đối với người Việt miếng trầu không chỉ là một món ăn mà nó còn tham gia vào các hoạt động giao tế trong cộng đồng. Trầu cau là đầu trò của giao tiếp, ứng xử, là sự bắt đầu, sự khơi mở tình cảm khiến người ta gần gũi, cởi mở với nhau hơn…. miếng trầu thắm têm vôi nồng cùng cau bổ tám, bổ tư quyện vào rễ vỏ chay đỏ luôn là sự bắt đầu, sự khơi mở tình cảm. Dân gian có câu "Miếng trầu là đầu câu chuyện", miếng trầu đi đôi với lời chào, lời thăm hỏi hay làm quen:

"Tiện đây ăn một miếng trầu

Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là Có trầu mà chẳng có cau

Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm".

Đối với các nam nữ thanh niên nam nữ xưa kia thì miếng trầu là nguyên cớ để bắt đầu một tình yêu, một cuộc hôn nhân -"Miếng trầu nên dâu nhà người"…

Truyện Sự tích trầu cau và vôi đã lí giải phong tục ăn trầu của người Việt đồng thời tiềm ẩn một triết lí về hòa hợp Âm – Dương: Cây cau vươn cao là biểu tượng của trời (dương), vôi đất đá biểu tượng của đất (âm), dây trầu mọc lên từ đất, quấn quýt lấy thân cau, biểu tượng cho vai trò trung gian hòa hợp. Trầu cau nhai làm một, miếng trầu có cái tươi ngọt từ hạt cau, cái cay của lá trầu, cái nồng nàn của vôi, cái bùi của rễ...tất cả tạo nên một chất kích thích, làm cho thơm mồm, đỏ môi. Miếng trầu còn tàng ẩn, tiềm ẩn tình nghĩa anh em ở nơi sự tích: Vì tình nghĩa mà họ phải xa nhau, nhưng cũng vì tình nghĩa gọi họ về bên nhau để làm nên “Sự tích trầu cau” thắm đượm hồn người:

“Tách riêng thì đắng thì cay

Hòa chung thì ngọt thì say lòng người Tách riêng xanh lá, bạc vôi

Hòa chung đỏ thắm máu người lạ chưa? …Chuyện tình ngày xửa ngày xưa!”

(Sự tích Trầu cau – Hồng Quang)

Vẫn phản ánh tục ăn trầu của người Việt, trong truyện Thần giữ của

Duyên nợ tái sinh miếng trầu lại trở thành vật để giao duyên, đính ước – thành lễ vật để hỏi vợ. Người khách buôn trong truyện Thần giữ của và gia đình phú hộ trong Duyên nợ tái sinh đều dùng cơi trầu, quả cau làm lễ vật để đến nhà gái ướm hỏi. Trong nghi thức độc đáo của người Việt thì nhận cau, nhận trầu là đồng nghĩa với việc nhận lời câu hôn, đính ước.

Tục ăn trầu là một nét đẹp của giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống, của triết lý và giao tiếp Việt Nam truyền thống... Với người Việt Nam, trầu cau là biểu hiện của phong cách Việt, vừa là thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhiều tập quán, thói quen thay đổi, giờ đây ăn trầu không còn phổ biến nữa. Tuy nhiên trầu cau và ý nghĩa của nó vẫn được lưu truyền gần như nguyên vẹn trong đời sống và tâm linh của người Việt. Việc thờ cúng, giỗ chạp, ma chay, đình đám, hội làng, hội nước, đặc biệt trong các thủ tục cưới hỏi, dù có hiện đại đến đâu cũng chẳng thiếu được trầu cau. Trầu cau sẽ mãi là văn hóa, là vật thiêng, sẽ không thể thiếu vắng cho dù cuộc sống rồi có phát triển đến đâu.

* Uống trà, uống rượu

Uống trà: Uống trà là một nét văn hoá lâu đời trong phong tục của người Việt. Từ xa xưa, trà đã được sử dụng hàng ngày như một thứ nước giải khát. Các gia đình trong làng thường luân phiên pha trà mỗi tối để thiết đãi cả làng. Cầm chén trà bên bếp lửa hồng, họ nói những câu chuyện về cuộc sống. Uống trà trở thành cách hun đúc tình làng, nghĩa xóm, làm con người trở nên thân thiện và gẫn gũi nhau hơn. Dần dần, trà trở thành một phương tiện giao tiếp, mở đầu cho

nghi giữ vai trò giao lưu giữa các giai tầng trong xã hội, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, đẳng cấp.

Trong truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt, phong tục uống trà được phản ánh trong 4 truyện: Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho hay là sự tích con mối

[truyện số 36, tập 1], Nợ tình chưa trả cho ai, khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan [truyện số 43, tập 2], Phân xử tài tình [truyện số 113, tập 3], Làm cho công chúa nói được [truyện số 195, tập 5].

Uống trà từ lâu đã trở thành một phong tục đẹp mang đậm nét văn hóa Việt. Trong văn hóa ứng xử của người Việt, gia chủ thường pha trà mời khi khách đến chơi. Pha một ấm trà nóng người ta có thể ngồi trà đàm, nhâm nhi suy ngẫm bàn luận về thế sự. Trà là một phương tiện quan trọng liên kết con người với con người. Có người uống trà để cảm nhâ ̣n triết lý của cuô ̣c sống. Có người nhấm chén trà để ưu thờ i mẫn thế. Những bâ ̣c thiền sư, cao tăng, đa ̣o sĩ ẩn dâ ̣t thưởng thức trà để thấu hiểu cô ̣i nguồn con đường giải thoát. Có ba ̣n tri kỉ đàm đạo bên bình trà ngon, nhấp từng ngu ̣m trà mà suy tư, mượn chén trà mà tâm tình với bạn. Truyện Phân xử tài tình đã phản ánh phần nào phong tục đẹp ấy của người Việt. Sư cụ đã tỏ lòng kính cẩn, hiếu khách nơi cửa chùa bằng chén trà ngon mà kín đáo nhờ quan tìm ra kẻ trộm đang ẩn nấp trong chùa.

Uống trà trong văn hóa của người Việt được coi như là một thú thanh nhã. Do đó đồ uống trà cũng được những người sành trà hết sức đề cao. Trong Vũ Trung tùy bút, Phạm Đình Hổ (1768-183:9) đã nhận xét về nghệ thuật thưởng trà của người Việt: “...Thị hiếu của nước ta cũng hơi giống như người Tàu… các họ quí tộc, các bậc công hầu, các con em nhà quí thích đều đua chuộng xa xỉ, có khi mua một cái ấm, cái chén phí tổn đến vài mươi lạng bạc”. Trong truyện Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho hay là sự tích con mối, chúng ta thấy để chứng tỏ sự giàu có của mình Thạch Sùng còn mang cho mọi người chiêm ngưỡng một bộ đồ trà bằng sừng tê nạm ngọc. Đồ uống trà đôi khi còn được làm bằng những vật quý giá, mang nhiều kỉ niệm. Người phú ông trong truyện Nợ tình chưa trả cho ai, khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan, khi gạt đống tro

ông đưa về, sai người tiện thành một cái chén trà dùng làm đồ thờ con gái. Mỗi lần pha nước vào chén trà, người ta thấy anh con trai chống đò ngang trong đó. Biết là con gái chết vì tương tư, phú ông vô cùng hối hận.

Trà là thức uống vô cùng thân quen trong đời sống người Việt. Bất cứ ai cũng có thể pha trà và thưởng trà. Có lẽ vì vậy mà sự vụng về, lóng ngóng của chàng Mồ Côi (truyện Làm cho công chúa nói được) khi rót nước vào bầu nậm pha chè đã khiến công chúa bực mình phải thốt lên rằng: “Đặt vào đấy một chiếc đũa!”. Lời nói của công chúa thốt lên cũng là lúc chàng Mồ Côi hoàn thành thử thách của vua cha và được lấy nàng làm vợ.

Như vậy, có thể thấy từ xa xưa, uống trà đã là một thói quen, một thú vui thanh tao, hướng nội để thanh tâm tĩnh trí, hướng ngoại để kết giao tri âm tri kỷ. Nền văn hóa đó cũng đã được Nguyễn Tuân phản ánh trong “Vang bóng một thời” với “Chén trà sương”“Những chiếc ấm đất”. Cho đến tận bây giờ, trà vẫn giữ một vị trí quan trọng trong nếp sống của người Việt. Nhịp sống mới càng năng động và hiện đại, người ta lại càng khao khát tìm đến vẻ đẹp thuần khiết, bình dị của trà. Bởi vậy, trà sẽ mãi toả hương trong dòng chảy văn hoá của dân tộc.

*Uống rượu: Rượu và trà có mối quan hệ với nhau “Rượu cổ be, chè đáy ấm” hay “Chè tam rượu tứ”,… đó chính là văn hóa Việt.

Trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt, tục uống được phản ánh trong 5 truyện: Bò béo bò gầy [truyện số 37, tập 1], Nợ như chúa Chổm [truyện số 44, tập 2], Người đầy tớ và người ăn trộm [truyện số 106, tập 3], Người đàn bà bị vu oan [truyện số 109, tập 3], Thịt gà thuốc chồng [truyện số 191, tập 5].

Theo sử sách ghi lại, rượu xuất hiện ở Việt Nam từ buổi bình minh của đất nước. Sách Lĩnh Nam chích quái viết: Buổi mới dựng nước, đồ ăn của dân chưa đủ. Lấy vỏ cây làm áo, dệt cói làm chiếu, lấy hèm gạo làm rượu, lấy bột quan lang (cây dao) làm bánh, lấy thịt chim muông làm mắm, lấy gừng làm muối, cấy bằng dao, đốt cỏ làm lửa, lấy ống tre để nấu cơm, gác gỗ làm nhà để tránh khỏi hổ lang làm hại. Thủaxưa rượu trước tiên dùng trong lễ nghi: vô tửu bất thành lễ.

Trong đời thường, rượu xuất hiện trong tiệc tùng, ăn uống, hội họp bạn bè,... Người đàn ông Việt Nam xưa nay tự cho rằng Nam vô tửu như kỳ vô phong.

Cho nên có thể thấy rượu thuộc phạm trù văn hóa Việt Nam. Việt Nam là dân tộc có truyền thống uống rượu. Người Việt Nam uống rượu khi ăn, mang ý nghĩa tương sinh hài hòa, thuận theo nguyên lý "âm dương phối triển" của Phương Đông. Rượu ta – quốc tửu, là rượu trắng, nấu bằng gạo/nếp thơm, đựng trong chai, đậy nút bằng lá chuối, bằng nút “cặt bần”, không nhãn hiệu, không ghi nơi sản xuất. Rượu trắng được chưng cất theo phương cách thủ công trong dân gian có từ lâu đời rồi. Rượu tham gia vào bữa cơm người Việt, vào đời sống của nhân dân như một thứ thức uống không thể thiếu (truyện béo bò gầy).

Tục uống rượu của người Việt còn mang tính chất cộng đồng. Đây là hình thức để thỏa mãn nhu cầu gặp gỡ, chia sẻ vui buồn, trò chuyện, trao đổi thông tin của các nhóm bạn bè, gắn kết tình bằng hữu.Truyện Người đầy tớ và người ăn trộm phản ánh rất rõ tục lệ này. Hai anh chàng cùng yêu một cô gái, cùng đến dạm nàng làm vợ. Trong khi cô gái đang phân vân chưa biết lấy người nào thì hai người đàn ông đã rủ nhau ra một quán rượu làm quen và tỏ ý thương lượng nhau về việc dạm vợ. Hay trong truyện Người đàn bà bị vu oan, ta thấy Lý và Tình quen nhau trong cuộc buôn bán, kinh doanh nên thỉnh thoảng họ vẫn mời nhau chè chén thân mật. Một hôm, Lý mời Tình đến nhà hàng dự tiệc cùng mấy người bạn buôn khác. Khi rượu đã ngà say họ xoay sang nói chuyện đàn bà và cá cược nhau về sự chung thủy của vợ Tình.

Cũng nói về phong tục uống rượu, người Việt còn có câu:

Còn trời, còn nước, còn non Còn cô bán rượu anh còn say sưa

Hình ảnh cô bán rượu, bà bán rượu cũng xuất hiện trong các truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt như Nợ như chúa Chổm, Thịt gà thuốc chồng. Và như vậy, có thể thấy rượu vốn đã là một nhu cầu thiết yếu từ thửa ban sơ của cộng đồng xã hội.

Uống rượu có văn hóa và điều độ còn tốt cho sức khỏe. “Hải Thượng Lãn Ông” Lê Hữu Trác từng đã dạy rằng: “Bán dạ tam bôi tửu/Bình minh nhất trản trà/Nhật nhật ư như thử/Lương y bất đáo gia” (Tạm dịch: Buổi tối uống ba chén rượu/Sáng ra uống ấm trà/Ngày nào cũng như vậy/Thầy thuốc khỏi đến nhà). Tuy nhiên, không thể không nói đến mặt trái của việc uống rượu. Một khi con người lạm dụng rượu thì rượu sẽ gây hại đến sức khỏe và làm mất tư cách con người khi say rượu. Không ít trường hợp mượn rượu để làm những điều tệ hại, phô trương thói hợm hĩnh, trưởng giả.

* Văn hóa cư trú: Đối với cư dân nông nghiệp, ngôi nhà chính là tổ ấm để đối phó với nóng lạnh, nắng mưa, gió bão – là yếu tố quan trọng để đảm bảo một cuộc sống ổn định. Ngôi nhà chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, nên trong tiếng Việt, nhà (chỗ ở) được đồng nhất với gia đình (gồm mọi người sống trong nhà), với vợ/chồng (chủ nhân của ngôi nhà).

Người Việt luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của gia đình. Mỗi gia đình người Việt đều cố gắng ổn định cuộc sống bằng việc xây dựng một ngôi nhà dù đó là ngôi nhà đơn sơ hay kiên cố. Trong truyện Sự tích dưa hấu [Truyện số 1, tập 1], vợ chồng Mai An Tiêm khi mới bị đày ra hoang đảo đã phải ở nhà trong hốc đá được đan phên che sương gió. Sau có giống cây quý, chàng đổi được thóc, gạo, hạt giống,… và làm nhà đẹp có kẻ hầu người hạ, có bãi dưa, ruộng lúa và nhiều lợn gà,…

Với đặc điểm cư trú là vùng sông nước cho nên ngôi nhà của người Việt thường gắn liền với môi trường sông nước. Những người sống bằng nghề sông nước (chài lưới, chở đò, đánh giậm...) thường làm nhà ngay bên bến sông. Trong truyện Đồng tiền Vạn Lịch [truyện số 41, tập 2], nàng Mai thị bị chồng đuổi đi vì nghi ngờ nàng dan díu với anh đánh giậm. Mai thị bơ vơ trên bãi biển. Tình cờ gặp lại người đánh giậm, nàng gạt nước mặt kể lể sự tình và xin theo người đánh giậm về nhà. Chẳng biết từ chối thế nào, anh chàng đánh giậm đưa nàng về túp lều của mình dựng bên bờ sông. Và từ đó họ nên vợ chồng, tuy nghèo nhưng cuộc sống ấm êm, không xô xát nhau bao giờ. Truyện Của Thiên trả Địa [truyện

anh chàng chống đò ngang tên Địa. Hay trong truyện Nợ tình chưa trả cho ai, khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan [truyện số 43, tập 2] chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh anh học trò nghèo họ Nguyễn, mồ côi cha, người mẹ làm nghề chống đò ngang cố nuôi con ăn học. Nhiều lúc anh ta phải nghỉ học trở về chống đò thay mẹ tuổi già, sức yếu. Nhà anh ta cũng là một túp lều dựng bên sông. Có thể thấy trong các câu chuyện này, hình ảnh túp lều đã nói lên cuộc sống nghèo khó, vất vả của các nhân vật. Nhưng dù chỉ là một túp lều bé nhỏ, đơn sơ nó cũng có vị trí quan trọng khẳng định sự tồn tại của gia đình. Đó cũng là nơi để các thành viên trong gia đình cùng chung sống, gắn bó và chia sẻ.

Việt Nam là vùng sông nước, nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và bờ biển rất dài. Bởi vậy, phương tiện đi lại phổ biến hơn từ ngàn xưa là đường thủy. Và phần lớn đô thị Việt Nam trong lịch sử đều là những cảng sông, cảng biển. Đến thời kì kinh tế phát triển, người Việt chọn nơi ở còn chú ý đến vị trí giao thông thuận tiện: Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ. Sông nước cũng là nơi có cảnh sắc hữu tình, phù hợp với việc thưởng lãm, du ngoạn. Thế nên hai nàng công chúa nhà Trần khi dừng chân bên tả ngạn sông Thương, thấy vùng Đa – mỗi nhiều phong cảnh đẹp nên hai chị em sai người làm nhà bên sông để tiện trú chân ngắm cảnh (Hai nàng công chúa nhà Trần) [truyện số 102, tập 3].

Trong truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt, những ngôi nhà khang trang, nhiều phòng cũng được kể đến như một minh chứng rõ rệt cho sự phân hóa giàu – nghèo trong xã hội. Trong truyện Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho hay là sự tích con mối [truyện số 36, tập 1], ta thấy sau những tháng ngày sống bằng nghề bị gậy, Thạch Sùng nhờ những thủ đoạn bất lương mà trở nên giàu có. Hắn ra ở kinh thành, xây dựng phủ đệ, không khác gì phủ đệ của ông hoàng bà chúa. Trong phủ đệ của hắn có một trăm nàng hầu vợ lẽ, người nào người ấy ăn mặc toàn lụa là gấm vóc. Còn hắn và vợ con thì giờ đây sống một cách xa xỉ, đến nỗi trong nước trừ hoàng đế ra khó có một người nào dám sánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT NGƯỜI VIỆT DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA (Trang 51 -58 )

×