0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Phong tục tang ma

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT NGƯỜI VIỆT DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA (Trang 64 -70 )

Theo quan niệm của người Việt, chết không phải là đã hết mà là đi về thế giới bên kia, về cõi vĩnh hằng, không phải là sang cõi âm mà là về cõi âm - về nơi gốc gác của con người – “sống gửi thác về”. Người Việt cũng tin rằng ở thế giới bên kia, con người sẽ tiếp nhận hậu quả của cuộc sống trước đó do bản thân họ tạo ra. Vì vậy, trong cuộc sống hiện tại, con người luôn cố gắng sống tốt hơn với nhau để khi sang thế giới bên kia họ sẽ được hưởng những điều tốt đẹp.

Xuất phát từ truyền thống “uống nước nhớ nguồn” nên việc tang chính là “việc hiếu”, thể hiện tình cảm của người đang sống đối với người quá cố. Do đó, các công tác chuẩn bị cũng như các nghi thức tang lễ được người Việt rất xem trọng. Bởi ngoài tính huyết thống gia tộc, việc tang còn mang tính xã hội sâu sắc, không riêng của gia đình mà chung của làng xã. Từ xa xưa tang lễ đã trở thành một quy phạm đạo đức, được xây dựng thành các nghi thức và trở thành một phong tục tập quán của người Việt.

Trong truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt, phong tục tang ma được phản ánh trong 4 truyện [Bảng phụ lục 2.2.2.3 – trang 112] với các khía cạnh sau:

* Tục đội khăn tang: Trong nghi lễ tang ma, tang phục là một phần vô cùng quan trọng. Tang phục thể hiện tình cảm cũng như mối quan hệ của người còn sống đối với người đã khuất. Sự tích cái khăn tang [truyện số 186, tập 5] đã lí giải nguồn gốc của chiếc khăn tang trong tang lễ người Việt.

Truyện kể rằng, có vợ chồng nhà phú hộ nọ sinh được năm người con gái. Họ cưng chiều và yêu con hết mực. Lớn lên, năm cô con gái lần lượt đi lấy chồng xa và rất khá giả. Thương nhớ con, vợ chồng phú hộ thay nhau đi thăm các con. Nhưng rồi họ đều buồn bã, thất vọng và nhanh chóng quay về bởi sự tiếp đón lạnh nhạt của các cô con gái. Cuối cùng, phú ông quyết tự bán mình để tìm một đứa con nuôi. Vợ chồng người con nuôi tuy nghèo khó nhưng phụng dưỡng và hiếu kính với ông như với cha đẻ của mình. Tấm lòng ấy của họ khiến ông cụ vô cùng cảm động. Khi ông phú hộ lâm bệnh nặng, biết mình sắp gần đất xa trời, ông bèn làm tờ di chúc để phần lớn tài sản cho đứa con nuôi, đoạn ông gọi vợ đến trối về

Theo di chúc của ông cụ, trong tang lễ con trai cứ theo cổ tục cắt tóc đội mũ quấn rơm trên đầu để chứng tỏ mình chịu cực, chịu khổ với cha mẹ. Con dâu chỉ cần đội khăn tang không phải cắt tóc vì trước đây để mua cha về phụng dưỡng cô ấy đã phải bán đi mớ tóc dài của mình. Còn các cô con gái, bởi không hiếu kính nên người cha không cho gặp mặt lúc chết nên ngoài khăn tang còn thêm mỗi người một vuông vải xô che mặt lại để mong linh hồn bố chúng khỏi biết. Từ đó về sau trong tang lễ ở một số địa phương người ta thường bắt chước để tang theo cách gia đình này đã làm.

Truyện Sự tích cái khăn tang lí giải nguồn gốc của cái khăn tang và phong tục trở tang của người Việt. Tuy nhiên câu chuyện còn phản ánh một hiện thực trong xã hội phụ hệ, người con gái “tại gia tòng phụ” nhưng “xuất giá tòng phu”. Nên năm cô con gái phú hộ khi đã thành gia thất đều chỉ chú trọng chăm lo, vun vén cho gia đình nhà chồng mà ít có điều kiện chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ mình. Và như thế câu chuyện còn đề cao vai trò của người con dâu và người con trai trong gia đình. Quan niệm “dâu là con, rể là khách” có lẽ cũng bắt nguồn từ chính điều này. Cô con dâu thực sự mới là người con có thể và có điều kiện gần gũi, chăm sóc, toàn tâm toàn ý lo cho cha mẹ chồng và cho gia đình nhà chồng.

* Tục hỏa táng: Người Việt Nam coi trọng mồ mả của người đã khuất, do lòng thành kính đối với người chết. Mồ mả không chỉ là nơi an táng người chết mà còn có ý nghĩa linh thiêng, huyền bí khiến không ai dám động tới mồ mả. Luật pháp xưa coi xúc phạm mồ mả là trọng tội.

Việt Nam và thế giới có nhiều cách an táng người đã khuất như: Địa táng (thổ táng), hỏa táng, thủy táng, không táng (thiên táng), huyền táng, điểu táng…nhưng riêng ở nước ta vẫn phổ biến là địa táng và hỏa táng.

Tục hỏa táng trong tang ma người Việt được phản ánh trong hai truyện béo bò gầy [truyện số 37, tập 1] và Nợ tình chưa trả cho ai, khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan [truyện số 43, tập 2].

Hỏa táng hay còn gọi là hỏa thiêu nghĩa là đốt cháy thi hài thành tro, tro của hài cốt có thể được cho vào bình kín để thờ cúng trong gia đình hoặc nơi thờ

tự của tôn giáo như chùa…hoặc để ở một nơi công cộng hay theo nguyện vọng của người quá cố.

Trong truyện Bò béo bò gầy, ngay sau hôm làng Đa-giá thượng bị triệt hạ. Nhà cửa, cây cối đều bị san phẳng. Đất đai và ruộng phân phát cho cả tỉnh. Bọn cướp hết thảy bị tử hình. Một số quân sĩ được lệnh đẵn tre làm thang xuống hang nơi chứa xác những người vô tội rồi thòng dây xúc hài cốt của họ lên thiêu hóa.

Còn trong Nợ tình chưa trả cho ai, khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan cô con gái nhà phú ông họ Trần vì duyên phận với anh học trò họ Nguyễn không thành. Khi người yêu đi mất, nàng tưởng nhớ anh chàng chống đò khôn nguôi, dần dần vì thế sinh bệnh. Phú ông cố tìm thầy chạy thuốc nhưng người nàng ngày một gầy mòn. Nụ hoa mới nẩy cành không ngờ đã sớm héo tàn và rơi rụng. Phú ông thương tiếc sai người hỏa táng theo như lời trối của con.

Như vậy có thể thấy ngay từ trong xã hội cổ xưa, bên cạnh tục địa táng người đã khuất thì hỏa táng cũng là một hình thức của tang lễ người Việt. Trong những tư liệu khảo cổ học cũng cho thấy tục hỏa táng đã có trong nền văn hóa Sa Huỳnh vì tìm thấy những mộ chum chứa tro cốt. Theo quan niệm hiện đại, hỏa táng là một hình thức rất hợp vệ sinh, bảo vệ được môi sinh, không mất đất, lại giảm bớt được rất nhiều công đoạn như xây mộ, tảo mộ, bảo quản mộ, cải táng, di dời… Cho nên việc hỏa táng càng ngày càng được phổ biến rộng rãi.

* Tục cải táng mộ: Cải táng là giai đoạn cuối cùng trong tang lễ, đây cũng là giai đoạn rất quan trọng theo truyền thống tâm linh của người Việt Nam. Cuốn "Việt Nam Phong tục" của Phan Kế Bính có ghi: "...Người mất, sau ba năm đoạn tang rồi hoặc một vài năm nữa thì con cái lo việc cải táng. Trước hôm cải táng làm Lễ cáo từ đường. Đến hôm cải táng, lại làm Lễ khấn thổ công, chỗ để mả mới táng. Trước hết khai mả, nhặt lấy xương xếp vào một cái tiểu sành, rẩy nước vang vào rồi che đậy thật kín, không cho ánh sáng mặt trời lọt vào được. Nhà phú quý thì dùng quan quách liệm như khi hung táng. Đoạn, đem cải táng sang đất khác. Còn quan tài cũ nát thì bỏ đi, tốt thì đem về dùng hoặc làm cầu, hoặc làm chuồng trâu chuồng ngựa, để trâu ngựa đứng cho khỏi sâu chân…

- Một là vì nhà nghèo, khi cha mẹ mất, không tiền lo liệu, mua tạm một cỗ ván xấu, đợi xong ba năm thì cải táng, kẻo sợ ván hư nát thì hại đến di hài.

- Hai là vì chỗ đất mối kiến, nước lụt thì cải táng.

- Ba là vì, các nhà địa lý, thấy chỗ mả vô cớ mà sụt đất hoặc cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo, hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng. Hoặc trong nhà đau ốm lủng củng, hoặc trong nhà có kẻ nghịch ngợm, sinh ra kiện tụng lôi thôi, thì cho là tại đất mà cải táng.

- Bốn là, những người muốn cầu công danh phú quý, nhờ thầy địa lý tìm chỗ cát địa mà cải táng”.

Trong truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt, tục cải táng mộ được phản ánh trong duy nhất truyện Bùi Cầm Hổ [truyện số 79, tập 2].

Hổ vốn là một anh chàng nghèo khổ quê ở Kẻ-treo sát chân núi Hồng- lĩnh. Chàng phải sinh nhai bằng nghề giữ trâu bò cho xóm, gia sản chỉ có một cái tù và, một con dao và một cái giỏ. Một ngày kia, có ông thầy địa lý đi tìm huyệt đất lỡ độ đường, ghé vào túp lều của Hổ xin nghỉ chân. Hổ vui vẻ nhường giường cho ông nằm, lại nhân sẵn có chè xôi dọn ra mời ông ăn. Luôn mấy ngày, ông thầy sáng đi tìm đất, tối về ăn ở trong lều của Hổ. Thấy anh chàng tốt bụng Ông thầy nói với Hổ: - "Ta làm nghề địa lý, ta có tìm được một kiểu đất chân trắng làm ngự sử?" chỉ vài mươi ngày là phát. Ta thấy anh tốt lại có phúc tướng, ta muốn cho anh kiểu đất đó". Qua ngày sau, thầy địa giao cho chàng một quan hai tiền bảo đi sắm ngay đồ cải táng mả mẹ. Nhờ chỗ cát địa mà thầy địa lý cho để cải táng mả mẹ, chẳng bao lâu sau Hổ được vua ban cho chức quan ngự sử, từ đó chàng lấy tên là Bùi Cầm Hổ.

Như vậy câu chuyện trước hết phản ánh một nét phong tục có từ lâu trong đời sống văn hóa người Việt: Phong tục cải táng mộ. Nhìn chung đây là sự thể hiện cái tâm của người sống với người thân đã khuất, an tâm với niềm tin… họ không bỏ người thân thối rữa trong đất ẩm, mà tặng họ một ngôi nhà mới đẹp đẽ, chắc chắn hơn. Bằng cách bốc mộ giải phóng linh hồn người thân khỏi mộ, người chết có thể biến đổi thành tổ tiên linh thiêng, linh hồn có thể phù hộ cho

việc chọn địa thế tốt là việc quan trọng, quyết định đến sự hưng thịnh của mỗi cá nhân, gia đình và làng xóm.

Tiểu kết

Qua khảo sát nhóm truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt phản ánh tín ngưỡng và phong tục chúng tôi nhận thấy:

Tín ngưỡng dân gian trong truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt khá phong phú, nó là tâm thức tôn sùng các lực lượng siêu nhiên. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam chủ yếu dựa trên lòng biết ơn và ngưỡng mộ của các thế hệ sau đối với tiền thân, tiền nhân. Từ những đặc trưng về văn hóa, truyện cổ tích sinh hoạt người Việt nổi bật lên là tín ngưỡng thờ thần, tín ngưỡng thờ tự nhiên và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Với tín ngưỡng thờ thần, có thể thấy trong suốt chiều dài đấu tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước đã tạo nên biết bao anh hùng trận mạc, hay những anh hùng sáng tạo trong lao động, sáng tạo ra văn hóa… Để tưởng nhớ họ nhân dân khắp nơi đã lập nên các đền, miếu để thờ. Ngoài ra với đặc trưng văn hóa làng xã của cư dân nông nghiệp, mỗi làng của người Việt còn có một vị thần bảo trợ cho dân làng đó là Thành hoàng hay còn gọi là thần làng.

Tín ngưỡng thờ tự nhiên thể hiện niềm tin, ước mơ của con người về những đấng linh thiêng, thần thánh mà họ tôn thờ. Vì vậy trong thế giới cổ tích các biểu tượng tự nhiên được tôn thờ (đá, cây) thường được gắn với mỗi cuộc đời, số phận riêng.

Trong tín ngưỡng tôn sùng tổ tiên chúng ta nổi bật lên là đạo lí, văn hóa biết ơn “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Đây là một nét đẹp trong văn hóa mà không phải chỉ người Việt mà hầu như bất kì dân tộc nào của Việt Nam cũng duy trì. Nhân dân ta luôn quan niệm “cây có cội, sông có nguồn” nên họ thành tâm thờ cúng người đã khuất như để tưởng nhớ và cũng như nhắc nhở thế hệ sau phải nhớ tới cội nguồn của mình.

Bên cạnh đó, truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt cũng phản ánh những nét phong tục hết sức đa dạng, đó là: phong tục ăn, uống, cư trú; phong

phong tục đã được bảo lưu trọn vẹn qua các hình thức nghệ thuật độc đáo. Cho dù phong tục là cái đã có trước, được hình thành và lưu giữ trong đời sống của nhân dân từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhưng dưới góc nhìn của nhân dân lao động, truyện cổ tích đã lí giải phong tục theo cách riêng của mình – phù hợp với tâm tư, tình cảm của nhân dân. Vì thế qua cổ tích, phong tục càng trở nên đẹp hơn, mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Như vậy có thể khẳng định, tín ngưỡng và phong được thể hiện trong truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt đã tạo nên một bản sắc văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT NGƯỜI VIỆT DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA (Trang 64 -70 )

×