Văn hóa ứng xử trong mối quan hệ giữa chủ và tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa (Trang 91 - 92)

Hiện thực trong cổ tích sinh hoạt là những bức tranh đời sống xã hội phong kiến với sự phân chia giai cấp khá rõ nét. Đó là sự đối lập giữa hai hạng người tiêu biểu là người nghèo và người giàu có. Sự đối lập này cũng dẫn đến mâu thuẫn khá phổ biến trong mối quan hệ giữa chủ - tớ trong xã hội. Ở truyện cổ tích sinh hoạt người Việt, chúng tôi thấy mối quan hệ này được phản ánh ở 2 truyện [Bảng phụ lục 3.2.2.2 – trang 119]

Bác lực điền Ba trong truyện Sự tích năm trâu sáu cột và chim bắt cô trói cột đã vô cùng uất ức khi cô con gái phú ông vu cho bác làm lạc mất một con trâu. Trước nay, bác không có ruộng phải cấy rẽ năm sào cho phú ông. Thấy bác hiền lành, thật thà, phú ông giao cho bác nuôi trâu. Bác chăn bầy trâu cho phú ông, tổng cộng chỉ có năm con. Phú ông bất ngờ qua đời, cô con gái lại là người có mánh khóe vặt. Khi đến nhà bác Ba để kiểm kê tài sản của cha, thấy có sáu

con. Mặc bác Ba hết lời phân trần, cô con gái phú ông nhất định không nghe. Bác lực điền nổi xung nói: “Chỉ có bắt cô trói vào cột này thì họa chăng mới thành sáu được!”. Cô gái phú ông không vừa, nhảy lên xỉa xói bác Ba. Bác Ba bực mình bỏ đi vào rừng. Cô tiếp theo chân bác. Rồi đó hai câu "năm trâu sáu cột" và "bắt cô trói cột" trở thành lời đối đáp của hai bên.

Trong truyện Bốn người bạn, Giáp sau khi gây ra hàng loạt tôi ác như: giết vợ mình cắt đầu giấu dưới cót thóc, bắt vợ bạn, vu vạ cho bạn thân,… Hắn lo sợ đứa đầy tớ gái sẽ phanh phui chuyện kín của hắn, nên bắt nàng uống một liều thuốc mua được của một người khách buôn nước ngoài. Uống xong cô gái tự nhiên rụt lưỡi, miệng ú ớ nói không thành tiếng. Cô gái bất hạnh ấy từ đó không thể nói. May mắn thay, khi xuất hiện ở cửa quan, cô gái đã được quan sai người tìm thầy cắt cho chén thuốc chữa tật câm. Lời nói của cô gái là những chứng cớ đanh thép buộc Giáp phải nhận những tôi ác mà mình đã gây ra.

Như vậy, có thể thấy trong mối quan hệ chủ - tớ, người chủ bao giờ cũng là những người có quyền lực và có của cải (phú ông, con gái phú ông, Giáp) còn tớ là người nghèo khổ (bác lực điền Ba), hoặc người ăn kẻ ở (người đầy tớ gái). Truyện thường kết thúc với việc giai cấp bị trị (tôi tớ) vùng lên đấu tranh hoặc vạch trần tội ác của giai cấp thống trị. Cách ứng xử này thể hiện ước mơ về lẽ công bằng, và triết lí “hiền gặp lành, ở ác gặp ác” của nhân dân lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa (Trang 91 - 92)