Khảo sát ngôn từ về Chí nam nhi trong thơ, hát nói của Nguyễn Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp nhận thơ văn nguyễn công trứ qua nguồn sử liệu và giai thoại (Trang 25 - 30)

7. Đóng góp của luận văn

1.1.1. Khảo sát ngôn từ về Chí nam nhi trong thơ, hát nói của Nguyễn Công

Có thể khẳng định, bất cứ một nhà nho nào khi được đào tạo trong cửa Khổng sân trình, được vỡ đạo thánh hiền đều mong muốn đem điều sở học thực hiện trong xã hội để giúp xây dựng nền thái bình thịnh trị, quốc thái dân an. Nguyễn Công Trứ cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ, ngay từ thủa thiếu thời ông đã mang tư tưởng nhập thế tích cực. Nhà nghiên cứu Nguyễn Bách khoa từng ghi

nhận khi nghiên cứu thơ văn Nguyễn Công Trứ: “Có cái quan niệm nào được nhắc đi nhắc lại luôn luôn dưới ngòi bút thi ca của Nguyễn Công Trứ lúc thanh niên, đó phải là quan niệm “chí nam nhi”. Trong đầu ông, chí nam nhi là một quan niệm mơ hồ về sự nghiệp cá nhân của kẻ làm trai, gồm đủ cả: chí anh hùng, sự tang bồng hồ thỉ, khí tiết trượng phu, mộng công hầu khanh tướng và lòng thèm muốn lưu danh thiên cổ. Có lúc tất cả những khái niệm liên đới ấy dồn dập xáo động trong tâm trí ông và chen nhau, đẩy nhau, vấp nhau trong vần điệu thi ca” (Nguyễn Bách Khoa, Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, chuyển dẫn theo

Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử, NXB Nghệ An-Trung tâm Ngôn ngữ -Văn

hóa Đông Tây, 2008, tr. 535).

Bàn về Chí nam nhi trong thơ Nguyễn Công Trứ , nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn trong bài viết “Nguyễn Công Trứ và thời đại chúng ta” (Sđd, tr 27) nhận xét: “Chí nam nhi thực ra không phải là sáng tạo riêng của Nguyễn Công Trứ, nó đã được giới trí thức chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo từ thời Lý- Trần. Chúng ta đều biết đã có một Quảng Nghiêm (1122-1190) nói

“ Hữu thời trực thướng cô phong đính Hưu hướng Như Lai hành xứ hành”

Một Phạm Ngũ Lão với nỗi niềm:

“Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu (Thuật Hoài)

Đó là khao khát khẳng định một cái gì đó của chính mình trong cuộc đời này, một khao khát làm nên sự nghiệp bằng hành động thực tiễn chứ không phải lí thuyết, sách vở. Họ đứng từ góc độ hành động thực tiễn để phát huy chí nam nhi”. Đoạn khác ông viết: “Chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ giống với chí nam nhi của các trí thức Lí - Trần, một mặt cũng như tất cả mọi người thời trung đại, ông tin rằng có số mệnh, có trời trong số phận nhưng mặt khác, ông cũng tin vào bản thân và sự nỗ lực của bản thân: “Tất do thiên âu phận ấy là thường, Hữu kì đức ắt trời kia

chẳng phụ”. Như vậy, so với tư tưởng thoát li của cuộc sống, phủ nhận vai trò của con người, chí nam nhi của nho gia là tích cực, nó khẳng định vị trí và vai trò của cá nhân đối với cộng đồng, làm cho cuộc sống của con người trở nên có ý nghĩa. Trong hoàn cảnh một xã hội ổn định, giai cấp thống trị đang có vai trò tích cực, biết gắn “trung quân với ái quốc”, thì đấy là “đất dụng võ” của kẻ nam nhi. Vì vậy nó trở thành nỗi niềm tâm sự tốt đẹp đầy tinh thần lạc quan, tin tưởng của những người như Thiền sư Khổng Lộ, Quảng Nghiêm… các võ tướng văn thần như Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ…

Tư tưởng nhập thế trong thơ ông được biểu hiện qua việc khảo sát ngôn từ sau:

Theo khảo cứu của các nhà nghiên cứu trong cuốn “Nguyễn Công Trứ Trong dòng lịch sử”, NXBVH Đông Tây, 2008 thống kê: toàn bộ sự nghiệp văn chương của Nguyễn Công Trứ gồm 54 bài thơ, 67 bài hát nói, 01 bài phú, 02 tuồng hát và 37câu đối. Trong hệ thống tác phẩm đó, chúng ta có thể khẳng định rằng các khái niệm về chí nam nhi, kẻ sĩ, anh hùng,chí khí anh hùng, nợ tang bồng được xuất hiện với tần xuất dày đặc (đặc biệt trong các bài hát nói – thể loại sở trường của Nguyễn Công Trứ). Điều đó cho thấy trong tiềm thức, vấn đề công danh sự nghiệp đặt ra với ông thật da diết. Trong đó:

Những từ, cụm từ chỉ tư tưởng chủ đạo của người anh hùng: “nợ tang bồng”, “nợ công danh”, “nợ phong lưu”, “nợ kiếm cung”, “nợ trần hoàn”, “nợ

cầm thư”, “Ơn thuỷ thổ”, “gánh trung hiếu”, “Gánh kiền khôn”“tang bồng hổ

thỉ”, “chí tang bồng », « gánh giang hồ », « Túi kinh luân”, “kiếm cung”, “quân thần”, , “Phù thế giáo”, “Cầm chính đạo”, “Trung trinh”, “Báo quốc” “Xe bồ luân”…

Những từ, cụm từ chỉ chí của người anh hùng: “chí khí anh hùng”, “chí nam nhi”, “Hồi cuồng lan”, “Hội rồng mây”…

Những từ, cụm từ chỉ cuộc đời con người: “Ba vạn sáu nghìn ngày” (thâu tóm trong tầm tay), “Mấy trăm năm », « ba vạn sáu », “nghìn sau”…

Những từ, cụm từ chỉ hành động, tư thế của người anh hùng: “xẻ núi lấp sông”, “bốn bể”, “vẫy vùng cho hết đất”, “vẫy vùng cho phỉ chí”, “theo việc kiếm cung », “Tay kiếm cung”

Những từ, cụm từ chỉ cái tài của người anh hùng: “Tài kinh tế”, “tài kinh bang tế thế”…

Những từ, cụm từ được thống kê trên xuất hiện phần lớn trong các bài thơ hát nói – một thể loại sở trường của Nguyễn Công Trứ Trong đó có thể kể những bài: Chí nam nhi, Chí anh hùng, Phận sự làm trai, Nợ công danh, Nợ tang bồng, Nước nhà, Kẻ Sĩ, Cầm kì thi tửu, Người với tạo vật, Nghĩa người đời, Quân tử cố cùng, Con Tạo ghét ghen, Đắc chí ngao du, Thoát vòng danh lợi, Bài ca ngất

ngưởng, Hành tàng, Thư kiếm vẫy vùng, Hàn Nho phong vị phú v.v...

Đối với Nguyễn Công Trứ đích cao cả, lớn nhất của đời người là lập công giương danh. Bởi âm hưởng chủ đạo trong ông là một nỗi niềm đau đáu với món

“nợ tang bồng”, “nợ công danh”…Đó là món nợ của kẻ làm trai. Tích xưa kể

rằng: Tang bồng: là nói tắt của Tang hồ bồng thỉ. Tang là cây dâu, hồ là cái cung,

tang hồ là cung bằng gỗ dâu; bồng là cỏ bồng, thỉ là mũi tên, hồ thỉ là tên bằng cỏ

bồng. Tục truyền, ngày xưa ở Trung Quốc hễ đẻ con trai thì dùng loại cung tên này bắn sáu phát ra bốn hướng, lên trời, xuống đất, ngụ ý là sau này trưởng thành người con trai sẽ tung hoành dọc ngang trời đất. Người quân tử đã mang nợ ắt cần phải trả. Cứ theo những cụm từ đã thống kê trong thơ thì Nguyễn Công Trứ ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời ông đã “nợ” quá nhiều: nợ cha mẹ, nợ dân nước, nợ với chính bản tính nam giới của mình.

Xác định rõ ràng trách nhiệm của bản thân nên cái triết thuyết “hành đạo” được Nguyễn Công Trứ xây dựng được gọi bằng những ngôn từ mang tính biểu tượng, hàm súc cao như: “chí khí anh hùng”, “chí nam nhi”,…Đó là cái chí của kẻ làm trai cần “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. và đặc biệt phải thực hiện được “túi kinh luân” - nghĩa bóng chỉ những việc trị nước. Thân làm quan, phụng sự triều đình, phụng sự dân nước nhưng ông luôn tụng niệm những tư tưởng:

cũng dằn vặt tâm can ông, thôi thúc ông hành động. Ta hãy xem người hùng Nguyễn Công Trứ thể hiện chí lớn bản thân mình trong thơ văn khăc rõ.

Các cụm từ chỉ hướng xuất hiện trong thơ văn ông có chiều kích rất rộng: “Nam Bắc Đông Tây”, “bốn bể”. Không gian hoạt động của người hùng Nguyễn Công Trứ được trải dài từ Bắc chí nam, từ đông sang tây. Không gian nghệ thuật thường xuất hiện trong thơ Nguyễn Công Trứ là những hình ảnh “vũ trụ”, “trời đất”, “giang sơn”, “dọc ngang, ngang dọc”, “bốn bể”, “trong lăng miếu, ngoài biên thùy”… không gian mang chiều kích của vũ trụ đã được dùng để làm thước đo cho lòng người quân tử. Đó là nghệ thuật ước lệ, tượng trưng thường xuất hiện trong văn học trung đại. Có điều đối với thơ văn Nguyễn Công Trứ, không gian này được xuất hiện với tần xuất cao hơn biểu đạt dụng ý nghệ thuật sâu sắc. “Cái tôi” nhà thơ được đặt trong tương quan vũ trụ với tính chất động chứ không phải tĩnh. Khác hẳn “cái tôi” trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, đầy ưu tư, sầu muộn,trầm ngâm trong những không gian ảm đạm, “cái tôi” của Nguyễn Công Trứ vẫy vùng, hoạt động thật tự tin, phóng túng, ngạo nghễ. Nói như nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ “cái thể chất của Nguyễn Công Trứ, một thể chất mạnh, đầy nhựa sống, đầy men hăng say. Ông không phải như Nguyễn Du 30 tuổi đầu đã bạc, bệnh về thể xác, bệnh về tâm hồn, đeo vết thương của thời đại như một ám ảnh chung thân. Công Trứ trái lại có sức khoẻ bền bỉ, tinh thần tỉnh táo, tính hiếu động, thực tế, lạc quan. Ông là con người của dục vọng mãnh liệt cũng như của ý chí phi thường. (Nguyễn Công Trứ -

Tác gia và tác phẩm,chuyển dẫn theo Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử, NXB

Nghệ An-Trung tâm Ngôn ngữ -Văn hóa Đông Tây, 2008, tr. 570). Chính vì vậy cái tôi của ông khi nói về chí nam nhi cũng đầy khẩu khí:

Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc, Nợ tang bồng vay trả, trả vay.

Chí làm trai nam bắc đông tây, Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể. (Chí khí anh hùng)

Trời đất dọc ngang - ngang dọc, nam – bắc, đông – tây...những cặp từ mang tính đối xứng đã góp phần diễn tả cái chí của người quân tử. Độ cao của bầu trời, độ rộng của mặt đất, độ sâu của vũ trụ đã được Nguyễn Công Trứ đổ dồn trong lời thơ để nhấn mạnh ý chí quyết tâm về cái cao sâu của chí khí, cái hào sảng của tư tưởng. Đó là cái vỗ ngực đầy tự hào về bản thân: Hình như trời đất sinh ra ông để hành động cho nhân sinh, cho vũ trụ.

Thời gian ông hành đạo dường như trải dài cả một đời con người “Ba vạn

sáu nghìn ngày”, “Mấy trăm năm”, “ba vạn sáu”. Những cụm từ mang tính ước lệ

cao thể hiện chí lớn khôn cùng của người quân tử. Trong không gian, thời gian đó người anh hùng hiện lên với những hành động mạnh mẽ, quyết liệt “xẻ núi lấp

sông”, “vẫy vùng cho hết đất”. Cái tôi nhập thế Nguyễn Công Trứ hoạt động một

cách tích cực. Bóng dáng người anh hùng lồng lộng hiện lên với khát vọng và chí hướng mãnh liệt tương ứng với chiều kích của không gian vũ trụ. Triết thuyết “hành đạo” được Nguyễn Công Trứ gọi bằng những chữ: “chí khí anh

hùng”, “chí nam nhi”, “nợ tang bồng”, “nợ nam nhi”. Thời thế tạo anh hùng, biến

động xã hội càng lớn bao nhiêu thì tài năng, tâm huyết của người nam nhi càng được khẳng định bấy nhiêu. Những hình ảnh ước lệ tượng trưng “tay buồm lái”

“Xẻ núi lấp sông” tượng trưng cho những công việc phi thường, to lớn mà ta

thường thấy xuất hiện nhiều trong các thần thoại truyền thuyết như: Nữ oa vá trời, Ông khổng lồ gánh núi, Thần trụ trời – những con người, những nhân vật tái sinh ra thế giới, cuộc sống lần thứ hai.

Như vậy, xét về mặt câu từ, chữ nghĩa, chí nam nhi được thể hiện bao trùm trong thơ văn Nguyễn Công Trứ. Các từ, cụm từ mang tính khái quát (biểu tượng) xuất hiện dày đặc trong thơ văn Nguyễn Công Trứ. Nó trở thành động lực cho ông hành động, trở thành mục đích cho ông phấn đấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp nhận thơ văn nguyễn công trứ qua nguồn sử liệu và giai thoại (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)