7. Đóng góp của luận văn
2.1.2. Chất tài tử trong thơ văn Nguyễn Công Trứ
2.1.2.1. Yếu tố thị tài trong thơ văn Nguyễn Công Trứ
Chất tài tử biểu hiện trong thơ văn Nguyễn Công Trứ trước hết là ở phong cách sống khác người, khác đời; lối sống ngông nghênh “khinh thế ngạo vật”. Thị tài được biểu hiện rõ nét thông qua một loạt các bài hát nói theo tiến trình từ thuở hàn vi (khốn khó) cho đến lúc công thành danh toại và đặc biệt đến khi nghỉ hưu. Sau khi đã trải nghiệm cuộc sống, bản chất thị tài càng được khẳng định rõ nét.
Chúng ta từng bắt gặp những cái vỗ ngực tự hào của Nguyễn Công Trứ về tài năng, nhân cách:“Vũ trụ nội mạc phi phận sự/Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng”
Ngay cả khi đối diện với cái nghèo – một thực tế khó tránh của các nhà nho đương thời, ông cũng bực bội mà thốt ra những câu chửi thề ngay từ đầu bài thơ: "Chém
mặc nhiên chấp nhận cái nghèo như số kiếp của người quân tử. Lời thơ vang lên cảm giác bực bội, tức tối khi bị cái nghèo đeo đẳng. Thông thường các nhà nho tự hào về cái nghèo, từ cái nghèo mà con người vẫn sống vẫn vươn lên mạnh mẽ, nói như Nguyễn Trãi: Cơm ăn chẳng quản dưa muối/Áo mão nài chi gấm thêu. Theo quan niệm của Nho giáo, để đạt được công danh sự nghiệp đôi khi con người cần biết chịu đựng, khắc kỷ phục lễ. Có nghĩa là, trang nam nhi lý tưởng cần đề cao việc sửa mình, rèn mình theo lễ, coi vật chất là tầm thường, tình yêu dục tính đều nén chịu….Với Nguyễn Công Trứ nói về cái nghèo, ông không đi theo lối mòn của thể văn tỏ chí. Có nghĩa rằng: nói về nghèo khó một cách tự hào, hãnh diện (Tịch cư ninh thể phú – Nguyễn Hàng). Họ coi nghèo khó là thước đo cho lòng quân tử, là cái cớ để người quân tử thể hiện bản chất thanh cao về tinh thần chịu đựng...Còn đối với Nguyễn Công Trứ, ông nhìn cái nghèo bằng một thái độ châm biếm mỉa mai, nói về cái nghèo thể hiện một tinh thần phản kháng mãnh liệt rằng: Ta tài ta phải giàu sang phú quý. Như vậy, ngay trong một chi tiết nhỏ nhưng bản chất thị tài (cậy tài, khoe tài) của Nguyễn Công Trứ đã thể hiện rõ nét. Qua bài Luận Kẻ Sĩ, ông cũng chủ trương song toàn:
“Trong lăng miếu ra tài lương đống, Ngoài biên thuỳ rạch mũi can tương”. Làm sao cho bách thế lưu phương: Trước là sĩ sau là khanh tướng. Kinh luân khởi tâm thượng, Binh giáp tàng hung trung”.
Mặt khác, Tài theo quan niệm của Nguyễn Công Trứ là thiên bẩm cho mỗi con người. Chính vì vậy, sự phô diễn tài và tình trong thơ ông biểu hiện phát triển ý thức cá nhân, vừa biểu hiện một thái độ thách thức, một thái độ chống phá lễ giáo. Các nhà nho chính thống thường khiêm tốn, tự nói rằng mình bất tài, vụng về, lười biếng trong các tên hiệu Ngu ông, Chuyết ông, Lãn ông… Tâm huyết, tài năng như Phạm Ngũ Lão cũng còn thảng thốt kêu:
Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian chuyện Vũ Hầu
(Thuật Hoài)
Thâm thúy, học thức như trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn tự nhận mình là dại giữa biển lớn thế gian:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao (Nhàn)
Vẫn biết đây là cách nói ngược rất thâm thúy, sâu cay của bậc trí giả. Nhưng trên thực tế tiếng thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn rất khiêm tốn, thâm trầm đi vào chiều sâu triết lý. Nhưng với Nguyễn Công Trứ thì không. Ông thẳng thắn thổ lộ quan điểm của bản thân về tài năng, nhân phẩm. Ông tự hào về cái tài của mình trước thế gian trong rất nhiều bài thơ:
Trời đất cho ta một cái tài
Thắt lưng buộc bụng tháng ngày chơi (Đi thi tự vịnh)
Vũ trụ nội mạc phi phận sự Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng
Khi Thủ khoa khi Tham tán khi Tổng đốc đông Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
(Bài ca ngất ngưởng)
Nguyễn Công Trứ đã tự xưng danh “Ông Hy Văn” – hiếm có nhà thơ trung đại nào lại mang chính tên hiệu của mình mà cho lên trang thơ như Nguyễn Công Trứ, đồng thời lớn tiếng khẳng định tài bộ (tài năng lớn, nhiều mặt) của bản thân với những thực danh được liệt kê: Thủ khoa, tham tán, Tổng đốc Đông. Câu thơ
lối nói khẳng định đầy tự hào. Nguyễn Công Trứ không ngại ngùng lần lượt chứng minh cho người đọc thấy được tài năng và bản ngã của chính mình:
“Lúc bình tây cờ đại tướng Có khi về Phủ doãn Thừa thiên” Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng (Bài ca ngất ngưởng)
Quả thật Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng trong khi hành đạo và ngay cả khi về hưu. Đường đường một khanh tướng triều đình nhưng khi nghỉ hưu không ngựa xe tàn lọng, không áo gấm mũ cao, không kẻ hầu người hạ mà một mình cưỡi bò vàng, sau đuôi bò treo một chiếc mo cau hàm ý che miệng thế gian. Người tải tử đó cứ đường hoàng sóng bước cùng bò vàng, đeo đạc ngựa trên đường mặc cho thiên hạ bình phẩm, mặc cho khối kẻ tím mặt, bầm tai…
Xuống ngựa lên xe nọ tưởng nhàn, Lợm mùi giáng tước với thăng quan. Điền viên dạo chiếc xe bò cái, Sẵn tấm mo bưng miệng thế gian.
(Thơ đề mo cau)
Cái chất ngông nghênh khinh đời ngạo thế càng về già càng được Nguyễn Công Trứ thể hiện rõ nét tạo nên phong thái “ngất ngưởng” đặc trưng của ông.
Ngay từ thuở hàn vi, đã nhiều lần ông bày tỏ khát vọng, cái lí tưởng sống, cái chí khí của một đấng nam tử “bất bình thường” của mình. Trong thơ ông, ta luôn thấy hình ảnh một con người với lẽ sống hăm hở, một nhân sinh quan tích cực đồng thời cũng thấy một con người thứ hai với tính đa tình và tính dục. Là một trí thức thành danh, là một nhà Nho được đào tạo bài bản, được hấp thụ một nền học thuyết Nho giáo chính thống, thế nhưng ông không bị ràng buộc bởi những qui định hà khắc của những lễ giáo phong kiến. Trái lại, trong thơ văn, nhất là trong mảng thơ
Nôm của ông thể hiện rất rõ hình ảnh con người nhà thơ, con người tài tử, có phong cách sống tuỳ hứng, tuỳ thích, như ông đã từng tuyên bố:
Sách có chữ “Nhân sinh thích chí” Đem ngàn vàng chác lấy tiếng cười (Cầm kì thi tửu)
Ðàn một cung, cờ một cuộc, thơ một túi, rượu một bầu, Khi đắc chí ngao du, ờ cũng phải!
(Thích chí ngao du)
Là người luôn khát khao được sống một cuộc đời đích thực, Nguyễn Công Trứ không đặt mình vào một không gian ngoài thế tục mà các nhà nghiên cứu th- ường gọi là thứ không gian nhàn tản thoát tục; ngay cả khi ông viết về “Vòng trời
đất dọc ngang ngang dọc” hay khi bàn về chữ “nhàn” ta vẫn thấy “cái tôi” đó đứng
vững trong cuộc đời. Thực ra Nguyễn Công Trứ cũng có nói đến những nơi “cùng cốc thâm sơn”, chùa chiền, nhưng không phải ông đặt mình tan biến vào những không gian đó. Ông thế tục hoá không gian nhàn dật truyền thống bằng những nét vẽ rất đời thường, trần tục:
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”.
(Bài ca ngất ngưởng)
Ông còn tìm ra không gian nhàn dật mới ngay ở chốn thị thành, tại những địa chỉ cụ thể, với những thú chơi không truyền thống:
- Thú yên hà gửi nơi thành thị, Nhớ Đông Ba, Gia Hội hai cầu. Khi gió mát lúc trăng thâu, Dập dìu những văn nhân tài tử.
Bàn về cái tài trong con người tài tử, GS Trần Đình Hượu có nhận xét: “Người tài tử chỉ biết trổ tài, khoe tài chứ không quan tâm đến bổn phận, nghĩa vụ”. Thực tế, thơ văn Nguyễn Công Trứ cho thấy chữ “tài” thường xuất hiện kèm theo các chữ “nghĩa”, “phận”, “nợ”, “quân thân”…có nghĩa gắn liền đến bổn phận nghĩa vụ của một nhà nho
Có trung hiếu nên đứng trong trời đất Không công danh thời nát với cỏ cây.
Hoặc có chỗ ông nói
Nhập thế cục bất khả vô công nghiệp
Xuất mẫu hoài tiên thị hữu quân thân.
Nguyễn Công Trứ đã nói toạc ra chí nam nhi gắn liền với lí tưởng công danh, sự thành đạt, mộng công hầu. Khát khao khẳng định bản thân, khát khao lập công, giương danh để giữ trọn đạo trung hiếu đó chính là bản chất trong con người ông. Đồng thời phong cách tư duy của ông là phong cách tư duy của một con người thực sống giữa trần ai nên trong bài Nợ công danh của ông cũng khẳng định: có công danh, thì phải có hưởng thụ. Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn trong bài Nguyễn Công Trứ và thời đại của chúng ta có viết: “ông đề cao không chỉ sự nghiệp lẫy lừng của con người trong trời đất (điều nhà nho nào cũng được dạy) mà còn cả quyền được hưởng thụ khi có được công danh, sự nghiệp “Khanh hầu xa mã
tướng công lâu đài”, tức là đề cao yếu tố cá nhân mà giới nho sĩ nhiều thế kỉ đi thi
và làm quan vẫn giữ kín, né tránh” (theo Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử, tr 28). Quả thực, những điều mà các nhà nho đương thời còn đang khiêm tốn, né tránh không muốn nói thẳng ra ham vọng và ước muốn của bản thân thì Nguyễn Công Trứ lại trải lòng thẳng thắn:
Tài bộ thế mà công danh lại thế, Nợ trần hoàn quyết trả lúc này xong. Dồi dào thiên tứ vạn chung,
2.1.2.2. Yếu tố đa tình trong thơ văn Nguyễn Công Trứ
Chất tài tử biểu hiện trong thơ văn Nguyễn Công Trứ ở phương diện thứ hai đó là yếu tố “sắc tình”, “diễm tình”. Đây cũng là biểu hiện đặc trưng rõ nét nhất của mẫu hình con người tài tử với chữ Tình và chữ Mĩ. Đặc trưng này, giúp chúng ta – thế hệ hậu sinh có thể phân biệt giữa nhà nho chính thống và phi chính thống, giữa người quân tử và người tài tử.
Đề cập đến cuộc sống của các nhà nho tài tử trong xã hội xưa, chúng ta đề cập đến cụm từ “hành lạc”. Hành lạc của họ theo nghĩa là chơi những thú chơi thanh tao thuộc về nghệ thuật để di dưỡng tinh thần: cầm - kì - thi - tửu. Nhưng những thú chơi này không phải là thú chơi đại chúng vì thuộc về phạm trù tài năng và nghệ thuật, không phải ai cũng biết chơi và biết thưởng thức, không phải là lĩnh vực của bọn phàm phu tục tử. Đó là nghệ thuật của những con người siêu việt, đi tìm những tri kỉ, tri âm siêu việt khác. Còn trong thơ Nguyễn Công Trứ, bên cạnh cầm kì thi tửu truyền thống, hành lạc còn bao gồm một nội dung phi truyền thống - yếu tố sắc dục - khiến cho nhiều nhà nghiên cứu ngày nay cũng băn khoăn. Nói như nhà nghiên cứu Trương Tửu: một yếu tố mới, khá đậm đặc ở thơ văn Nguyễn Công Trứ so với quan niệm “hành lạc” trong văn học cổ điển ở
nước ta và ở Trung Quốc là yếu tố diễm tình, sắc tình. Trong văn chương truyền
thống của Nho giáo “hành lạc” là “bầu rượu túi thơ”, là “ngao du sơn thuỷ”, là “cầm kì thi họa” với các thu chơi thanh cao và tao nhã. Trong cái “hành lạc” ở Nguyễn Công Trứ có thêm yếu tố tình dục, có những khao khát khoái lạc xác thịt đằng sau và bên cạnh những thú vui tinh thần. Chính điều này làm cho không phải mọi người xưa nay đều ưa Nguyễn Công Trứ và cho đến bây giờ những người theo quan niệm đạo đức khe khắt vẫn cho ông là “tục” và “suy đồi”. Ta hãy nghe những vần thơ đậm chất đời thường của cụ Thượng Trứ:
Kìa những người mái tuyết đã phau phau, Run rẩy kẻ tơ đào còn mảnh mảnh.
Trong trướng gấm ngọn đèn hoa nhấp nhánh, Nhất toạ lê hoa áp hải đường.
(Tuổi già cưới vợ hầu)
Hay:
Liễu tía, đào hồng, mai trắng trắng, Lan tươi, huệ tốt, lí xanh xanh. Thêm hương khi gió lá mưa cành,
Mở mặt thấy giang san cười chúm chím. Khách thập thuý say màu hoa diệm,
Đối mặt hoa mà cầm, mà kì, mà tửu, mà thi. (Yêu hoa)
Những vần thơ như làm người đọc chuếnh choáng. Yếu tố yến yến, hường hường khiến con người ta khó cưỡng lại và đó là đặc trưng tiếng thơ hành lạc - Nguyễn Công Trứ. Với ông tham gia hành lạc, say mê hát ả đào để được sống là chính mình với hỷ nộ ái ố ngay giữa chốn thị thành mà không cần phải tìm đến chốn thâm sơn cùng cốc. Không gian hát ả đào không màu mè quan cách, không mũ áo cao sang, không lễ nghi giả tạo. Lời ca khúc ả đào sâu sắc thấm thía triết luận nhiều vấn đề về nhân tình thế thái. Nhạc lối hát ả đào ngọt ngào, lay động con tim… sống trong không gian hát nói con người đều cảm thấy mình thoát tục. Bỏ hết các lớp áo cao, mũ dài con người được về sống thật với chính mình. Một số bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Công Trứ viết theo đề tài hành lạc có thể liệt kê:
Cầm kì thi tửu, Chơi xuân kẻo hết xuân đi, Yêu hoa, Chữ nhàn, Thích chí ngao du,
Uống rượu tự vịnh, Hành tàng, Bài ca ngất ngưởng và cả Tuổi già cưới vợ hầu .
Thậm chí ngay cả tác phẩm hát nói Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ bên cạnh cái uy phong lẫm liệt của đô đốc Hải An thì lại có một cái gì đó rất đời thường với thú yến yến hường hường lấp lánh trong lời thơ.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
(Bài ca ngất ngưởng)
Một phong cách sống ngông nghênh tài tử đến thế là cùng. Lên chùa lễ phật, đến nơi chay tịnh, sắc sắc không không nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn cho đi theo một đôi hầu gái má phấn môi hường, đàn ca sáo nhị. Phải chăng ông không hiểu lẽ đời? Phải chăng ông coi thường thế tục? Một nụ cười hài hước, châm biếm xuất hiện trong tứ thơ. Có rất nhiều nghi vấn được đặt ra và cũng có rất nhiều những quan điểm trái chiều về hành động sống táo bạo đó của cụ Thượng Trứ. Tuy nhiên chúng ta hãy nhìn bản chất của hành động để nhận xét. Nếu xét theo quan niệm nhà nho tài tử của Nguyễn Bách Khoa: Những con người tài tử, họ không sống cho Tổ quốc, không sống vì đạo lí. Họ sống vì nghệ thuật, sống với cái đẹp. Suốt đời họ chỉ đi tìm cái đẹp. Cái ý vị của cuộc sống, theo quan niệm tài tử, không phải ở chỗ phụng sự mà là ở chỗ hưởng thụ, ở uống rượu, ở làm
thơ, ở gảy đàn, ở đánh cờ, ở giăng gió, ở sông núi”(Sdd, tr140-142) nhưng Nguyễn
Công Trứ cũng không phải, cả cuộc đời ông đã phấn đấu nỗ lực cho công danh, sự nghiệp. Nếu cho rằng ông chưa thấu suốt lẽ đời thì cũng không đúng vì bản chất con người ông được đào tạo, được trưởng thành từ cửa Khổng, sân Trình lẽ nào ông không nắm bắt được những quy định đó. Nói ông là người coi thường thế tục cũng không hẳn vì ông rất tôn trọng khuôn phép, tôn ti. Vậy chỉ còn một cách lý giải duy nhất đó là quan điểm sống hành lạc của ông: khi đã trả xong món nợ tang bồng, người nam nhi đó quay về sống thực với chính mình. Khát vọng được sống là mình với tất cả hỷ nộ ái ố làm nên nét đặc trưng trong thơ Nguyễn Công Trứ:
- Thú tiêu sầu rượu rót thơ đề, Có yến yến hường hường mới thú.
Khi đắc ý mắt đi mày lại,
Đủ thiên thiên thập thập thêm nồng. (Tài tình) Hay:
Cuộc hành lạcbao nhiêu là lãi đấy,
Nếu không chơi thiệt ấy ai bù.
(Chơi xuân kẻo hết xuân đi 2)
Triết lí hành lạc trong thơ Nguyễn Công Trứ thực chất là một dạng biểu hiện của ý thức cá nhân. Khi con người ta khát khao được sống là chính mình, với tất cả "hỉ, nộ, ái, ố" thì lúc đó ý thức cá nhân xuất hiện. Xét về cốt lõi ý thức cá nhân đồng