Cảm thức về nhân tình thế thái của Nguyễn Công Trứ trong giai thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp nhận thơ văn nguyễn công trứ qua nguồn sử liệu và giai thoại (Trang 89 - 101)

7. Đóng góp của luận văn

3.3. Cảm thức về nhân tình thế thái của Nguyễn Công Trứ trong giai thoại

Làm quan, Nguyễn Công Trứ được dân chúng cảm phục, quý mến nhưng cũng bị không ít kẻ ghen ghét, hãm hại, khiến cụ đã bao phen lên voi xuống chó. Nhưng là một văn nhân nhân văn, những ân oán đó cụ không trả bằng những mưu mô thảm độc, máu chảy đầu rơi. Bằng trí tuệ sắc sảo, bằng lời nói thâm thuý đôi khi cay độc - những đòn trừng phạt bằng chữ nghĩa nhiều khi còn đau hơn hoạn, có khi còn hơn cả án tử hình. Cảm nhận về nhân tình thế thái được thể hiện rõ nét thông qua các giai thoại về lối ứng đáp, bình phẩm nhận xét của cụ thượng Trứ trước những biến động của cuộc sống.

Cảm thức nhân tình thế thái của Nguyễn Công Trứ có tới hàng chục giai thoại tiêu biểu. Trong đó giai thoại “Ngay lòng ở với nước nhà” có một câu ứng đối đáng chú ý khi Nguyễn Công Trứ dẫn câu ca dao nói về cái phản để khẳng định tấm lòng trung hiếu của bản thân mình với nước với dân đồng thời cũng trách khéo vua Minh Mệnh nỡ nghe lời đàm tiếu xu nịnh mà nghi oan cho một trung thần đáng nể như ông:

Khi cụ Trứ đã về hưu nhưng vẫn được nhân dân hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn nhớ ơn khẩn điền cho họ làng quê, việc làm nên lập sinh từ Cụ rồi rước Cụ từ quê Hà Tĩnh ra chơi. Có một viên Thị vệ thấy thế, bèn bịa đặt mật tâu về Kinh là cụ Trứ đang tìm cách thu phục nhân tâm, có ý mưu đồ làm phản. Nhà vua vội vàng cho triệu cụ vào Kinh để tìm cớ trừ “hậu hoạ”. Tuy nhiên, khi tỉnh táo lại suy xét, triều đình cũng hiểu được rằng đó chỉ là những lời đồn xằng bậy. Tương truyền, lúc cụ đã vượt hàng ngàn dặm đường đất về Kinh, vua Tự Đức vời cụ vào bệ kiến để giãi bày tâm sự cho rõ thực hư. Nhân nhà vua hỏi về tình hình dân chúng của hai hạt, cụ đã mượn lời nói của dân gian để ngầm gửi thông điệp tới vua với hai câu ca độc đáo:

Đem thân cho thế gian ngồi/Rồi ra lại nói những lời bất trung Ngay lòng ở với

nước nhà/Người dù không biết trời đà biết cho. Nguyễn Công Trứ muốn qua câu ca

dao có tính chất câu đố của dân gian này để trách khéo vua Minh Mạng có ý nghi ngờ ông làm phản. Nói mà như không nói, không nói mà lại là nói.

Cái nhìn nhân tình thế thái của Nguyễn Công Trứ rất độc đáo, bên cạnh những bài thơ, hát nói phê phán chung chung thói đời đen bạc như Nguyễn Bỉnh Khiêm, lại có cả những giai thoại có tính chính trị. Qua các giai thoại đã miêu tả một cách tỉ mỉ dư vị chua chát của cuộc đời lên voi xuống chó của bậc khanh tướng công hầu Nguyễn Công Trứ .

Giai thoại “Bất đắc dĩ dụng quý ông” cho ta hiểu thêm về tính bon chen đố kỵ trong chốn quan trường, đồng thời còn bộc lộ sự ứng biến tài tình, khôn khéo trong con người Nguyễn Công Trứ

Hà Tôn Quyền (1790-1848) quê ở Thanh Oai, Hà Đông, đỗ Tiến sĩ năm 1822, là người nổi tiếng thời bấy giờ về văn tài và học lực, được ba triều vua là

Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trọng vọng. Hai người trở thành bạn đồng liêu; vừa phục văn tài, học lực của nhau, nhưng vẫn vừa ngầm đua tài với nhau…Nhân một bữa gặp Nguyễn Công Trứ Hà Tôn Quyền liền đọc một vế đối hóc hiểm: Quân tử ố kì văn chi Cụ lớn. Nguyên đây là một câu cổ văn trong sách Trung Dung “Quân tử ố kì văn chi trứ”, nghĩa là “Người quân tử ghét lối văn chương loè loẹt bề ngoài” (Trứ tiếng Hán nghĩa là nổi trội, loè loẹt), nhưng ông Quyền lại thay tên “Trứ” thành “Cụ lớn”, vừa tỏ vẻ kính trọng, vừa hóm hỉnh thách đối, nhưng kì thực thâm ý của ông ta muốn nói: nhà vua ghét văn chương phù hoa của cụ lớn/Trứ. Nguyễn Công Trứ đáp trả: “Thánh nhân bất đắc dĩ dụng Quý ông”. Đây cũng là một câu cổ văn Thánh nhân bất đắc dĩ dụng quyền, nghĩa là “Đức Thánh nhân bắt đắc dĩ phải dùng quyền biến”. Nguyễn Công Trứ cũng thật tài tình thay tên “Quyền” thành “Quý ông”, cũng vừa lịch sự và vô cùng thâm thuý: nhà vua bất

đắc dĩ mới phải dùng ông đấy thôi! Người đời còn tán rằng vế đối của cụ Trứ không

chỉ là đòn nhằm vào Hà Tôn Quyền, mà còn ngụ cả ý chê nhà vua nữa. “Ý tại ngôn ngoại” của câu này là phê phán nhà vua dùng người không đúng, bởi vì lúc thường thì nên dùng “kinh”, lúc biến mới phải dùng “quyền”; nay đang thời bình trị mà nhà vua dùng “quyền” thì không phải là đấng minh quân!

Sự thông minh tài chí và bản tính khẳng khái, Nguyễn Công Trứ đã sử dụng đòn bút (cách chơi chữ) để chửi thẳng vào đám quan lại vô học, ít chữ trong giai thoại “Những đòn trừng phạt bằng chữ nghĩa”:

Với quan tỉnh Bắc Ninh: Trong một bữa tiệc, ông đã dùng một câu chuyện kể dân gian với hai câu đối có những vế đối rất hiểm để chơi chữ: Lời vàng quan tỉnh Bắc Ninh/ Cửa ngọc bà huyện Nam Sách. Các tiểu đối, đại đối rất chuẩn: “Lời vàng” đối với “cửa ngọc”, “quan tỉnh” đối với “bà huyện”, “Bắc Ninh” đối với “Nam Sách” khiến các quan đều phá ra cười, chỉ có quan Tổng đốc Bắc Ninh họ Phạm thì đỏ mặt tía tai, cố ngồi nín thinh cho qua bữa tiệc.

Với Quan phủ Thạch Hà: cũng có mối ân oán cá nhân với cụ Trứ nên có lần chịu đòn đau của cụ. Cũng nhân tiệc rượu ngà ngà, mượn câu chuyện dân gian, Nguyễn Công Trứ đã tung ra hai câu đối khiến cho quan phủ Thạch Hà được bữa

tím mặt, bầm tai: Chống chõi như quan phủ Thạch Hà (Thạch là đá, hà là sông, giữa dòng sông ngăn đá)/Giàu có như bà huyện Kim Động (Kim là vàng, động là hang, trong cửa hang có vàng).

Giai thoại « Trên dưới, trong ngoài, lớn bé đều chó cả » là một tiểu kết lật mặt tất cả những cách sống bon chen, ghen ghét, đố kỵ với tài năng của các quan lại cùng thời:

Gần ba chục năm tận tâm lăn lộn chốn quan trường, nhân ngày “nhận sổ hưu”, Nguyễn Công Trứ liền rầm rộ tổ chức một bữa tiệc thịt chó để chia tay. Gia nhân tấp nập,các quan khách kéo đến rất đông ( nhà vua cũng vi hành đến dự). Ngửi mùi cầy do bàn tay những đầu bếp xứ Nghệ chế biến thơm lừng, chỗ này chỗ kia dậy tiếng trầm trồ to nhỏ: “Ôi, thịt chó, chó, nhiều quá!” Chỉ đợi có vậy, cụ Thượng hưu đứng dậy vuốt râu dõng dạc và khoan thai nói: “Dạ thưa, đúng như vậy đấy ạ, - Cụ đưa tay chỉ quanh khắp lượt, tiếp: đúng là trên dưới, trong ngoài, lớn bé, tất cả đều là chó hết cả ạ!”

Cũng như truyền thống của các vua triều Nguyễn, Minh Mạng đối xử với Nguyễn Công Trứ bằng cả “ân” và “uy”. Ân : sự kiện khi Nguyễn Công Trứ đang ở Hải Dương được vua gửi cho vàng giấu trong hộp trà để ông chi dùng; khi Nguyễn Công Trứ cùng các tướng khác dẹp được Nông Văn Vân, Minh Mạng gọi về Huế ban thưởng cho đặc ân gọi là “bão tất” (ôm gối vua) . “Uy”: sẵn sàng giáng chức từ tuần phủ An Giang xuống làm lính thú. Những sự kiện này giúp ta hiểu thêm chiều sâu của những ân thâm oán cũng thâm trong thơ văn Nguyễn Công Trứ. Ân oán ở đây không đơn giản là quan hệ cá nhân với cá nhân mà còn là quan hệ chính trị, quan hệ vua-tôi. Giai thoại Làm tướng không vinh, làm lính không nhục đã minh chứng rất rõ ân và uy mà ông nhận được từ sự ban đãi của vua: Khi bị giáng chức làm lính thú quảng Ngãi, khi đến trình diện quan Tổng đốc sở tại, quan rất áy náy, muốn cụ cởi đồ lính thú ra nhưng cụ đáp một cách thản nhiên:

- Xin ngài cứ để vậy. Lúc làm Đại tướng tôi không lấy làm vinh, thì nay làm tên lính tôi cũng không lấy làm nhục. Người ta ở địa vì nào, có nghĩa vụ đối với địa vị ấy, làm lính mà không mang đồ ấy thì sao gọi là lính được.

Câu trả lời khảng khái càng khiến viên quan đầu tỉnh kính phục.

Hoặc qua giai thoại “Tâm sự qua những câu ca dao” một lần nữa ta lại chứng kiến cuộc đời nhiều nước mắt ít niềm vui của cụ Thượng Trứ. Cuộc đời Nguyễn Công Trứ thật lắm phen lên voi xuống chó do lòng ganh ghét và cái nhìn thiển cận của triều đình và người đời, trước hết là của những ông vua đầy nghi kị, hẹp hòi. Năm Minh Mệnh thứ 17, chỉ vì việc một tên trọng tù vượt ngục, nhà vua hạ chiếu giáng ông bốn cấp, sau được phục ba cấp, rồi vài năm sau lại phải giáng xuống Binh bộ Hữu tham tri và đổi về Kinh. Trong một lần trò chuyện, vua muốn nghe tình hình dân chúng, Nguyễn Công Trứ bèn đọc bài ca mà dân chúng thường đọc: Một ngọn đèn chong, hai ngọn đèn chong/Quốc sĩ vô song là người Hàn Tín/Anh chẳng thương em, anh đến chi đây/Tứ bề rồng ấp lấy mây. Câu ấy tuy ca dao thực, song khi thuật lại, Nguyễn cũng ngụ ý mình là một kẻ có tài như Hàn Tín thuở xưa, và có ý trách nhà vua hay nghi ngờ, rày thăng mai giáng, mà hình như không biết như con rồng kia còn biết ấp yêu lấy mây.

Chát chúa hơn là giai thoại “Che miệng thế gian” khi ông đã giã áo từ quan. Giai thoại này góp phần cắt nghĩa hình ảnh rất thú vị được xuất hiện trong bài ca ngất ngưởng khi ông viết “Đô môn giải tổ chi niên/Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”:

Trước khi từ giã kinh thành Huế để về với quê Hồng Lam non xanh nước biếc, Cụ ngất ngưởng ngồi trên cỗ xe bò cái kéo, cổ bò lại đeo nhạc ngựa, long nhong đến từng nhà từ giã những người quen. Khi đến nhà Hà Tôn Quyền - vị đại thần trước kia đã từng dèm pha gây cho ông nhiều bước thăng trầm lận đận, Nguyễn Công Trứ lấy một cái mo cau, chép một bài thơ buộc vào phía sau đuôi bò, che... lại với ngụ ý “miệng thế gian” hay dèm pha có khác chi miệng họ Hà…

Các giai thoại trên chỉ là một trong số 36 giai thoại tiêu biểu về con người và cuộc đời Nguyễn Công Trứ mà giới nghiên cứu đã chọn lọc và giới thiệu. Tuy nhiên “qua lát cắt sẽ thấy trăm năm đời thảo mộc”. Cả một tấm chân tình với những ân oán thế gian của Nguyễn Công Trứ đã được chuyển tải qua các giai thoại vừa mang chất dân gian (vô thưởng vô phạt) vừa tạo nên sức sống lâu bền về thân thế, sự nghiệp cụ Thượng Trứ.

* Tiểu kết

Như vậy, qua nguồn sử liệu và giai thoại, chúng ta nhận thấy Nguyễn Công Trứ không đơn thuần chỉ phê phán tính chất vô đạo của đạo đức xã hội như những ý mà chúng ta đọc được trong thơ. Mà với một chặng đường hoạn lộ đầy sóng gió, trước những thăng trầm mà ông phải đối diện (khi tổng đốc trọng thần khi lính thú biên ải…) thì cảm thức nhân tình thế thái trong ông còn mang những dư vị thâm thúy và sâu cay hơn: Đó là việc kín đáo phê phán, oán trách triều đình phong kiến nhà Nguyễn chuyên chế, độc đoán: với hình thức ban ân – gia uy; gáng phạt – ban thưởng mang nặng tư tưởng nhà nước chuyên chế tập quyền. Phản ảnh điều này, Nguyễn Công Trứ đã thể hiện sự quả cảm, mạnh mẽ khi dám đối diện với mảng gai góc, sẫm màu của cuộc sống. Đồng thời khẳng định quan điểm sống tích cực vì nước vì dân không màng danh lợi,không bận lòng đến việc khen chê của Nguyễn Công Trứ. Những nội dung mang tính chính trị, thời sự này ta không dễ gì nhận ra chỉ qua thơ và hát nói. Tấm chân tình chỉ có thể được bộc bạch rõ nét thông qua các giai thoại dân gian - hình thức lưu truyền vô thưởng vô phạt. Đồng thời cũng lý giải cho câu hỏi vì sao cảm thức thế thái nhân tình trong thơ văn Nguyễn Công Trứ lại có phong vị khác so với các nhà nho cùng thời.

KẾT LUẬN

Văn là đời và văn là người, thơ văn thường là tiếng nói tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó những hỷ nộ ái ố của cõi nhân sinh. Tuy nhiên cũng có nhưng góc khuất tâm hồn mà không phải lúc nào cũng tiện bộc bạch bằng con chữ. Nó lặn sâu trong đáy tâm hồn và chỉ có thể ẩn chìm hoặc bộc lộ thảng qua trong các biểu hiện hành động cuộc sống mà thôi. Với một con người vừa lẫy lừng vừa phức tạp như Uy viễn Tướng công với một nhân cách vừa cao thượng vừa đời thường như cụ Thượng Trứ thì điều đó lại càng rõ nét. Thực mà hư, hư mà thực biến hóa khôn lường như nước đi trên bàn cờ tướng đó chính là con người Nguyễn Công Trứ mà đến nay chúng ta vẫn còn cảm thấy thú vị khi tìm hiểu.

Quá trình triển khai đề tài “Tiếp nhận thơ văn Nguyễn Công Trứ qua nguồn sử liệu và giai thoại”, chúng tôi đã đi vào tìm hiểu những yếu tố ngoài văn bản qua nguồn sử liệu (những ghi chép về Nguyễn Công Trứ trong Đại nam thực lục chính biên) và giai thoại về Nguyễn Công Trứ. Sau đó có sự phân tích so sánh đối chiếu giữa thơ văn và những điều trong chính sử, giai thoại để có những cách hiểu, cách cắt nghĩa chính xác hơn về thơ văn Nguyễn Công Trứ, làm tường minh mối quan hệ giữa thơ và đời. Những nội dung trong đề mục mà luận văn lựa chọn khai thác cũng là những vấn đề cơ bản nhất về con người và cuộc đời Nguyễn Công Trứ trên các bình diện: tinh thần hành đạo, nhà nho tài tử và tâm sự thế cuộc.

Về tinh thần hành đạo của Nguyễn Công Trứ, qua sự nghiên cứu và phân tích đối chiếu giữa thơ văn – sử liệu – giai thoại, luận văn hoàn toàn khẳng định: Nguyễn Công Trứ người có tài, có tâm, có công lớn trong việc trị quốc an dân thời Nguyễn. Cốt cách khác người của Nguyễn Công Trứ thể hiện ở chí hướng muốn lập công danh, thực hiện lí tưởng người anh hùng. Điều đặc biệt chí hướng đó không dừng lại trên sách vở, câu chữ. Có nghĩa chúng ta không chỉ nghiên cứu những hình tượng mang tính công thức, mang màu sắc ước lệ, tượng trưng thường xuất hiện trong các bài thơ tỏ chí. Bằng sự so sánh, đối chiếu những cứ liệu lịch sử, lý tưởng sống, chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ được chuyển thành những hành động cụ thể, những việc làm thực tiễn mang lại ích nước lợi nhà, đời đời lưu danh sử sách.

Là con người của niềm say mê, sôi nổi, của hoài bão lớn lao trên con đường hành đạo, ông luôn đau đáu nỗi niềm “chí nam nhi”, “nợ tang bồng”, “nợ công danh”,

“gánh trung hiếu”,… Ông là người tận tâm với công việc, trung thành với chế độ

phong kiến, hết lòng vì nước, vì dân. Bên cạnh đó, Nguyễn Công Trứ lại có cá tính mạnh mẽ, không chịu sống bình lặng trong khuôn phép của đạo lí phong kiến mà luôn luôn vươn tới khẳng định bản ngã, vượt lên thế tục, ngông nghênh, ngất ngưởng giữa cuộc đời để làm nên một Nguyễn Công Trứ xưa nay hiếm.

Những cảm thức về nhân tình thế thái của Nguyễn Công Trứ qua sự nghiên cứu và phân tích đối chiếu giữa thơ văn – sử liệu – giai thoại, luận văn có những ghi nhận chung: Vì tài mệnh tương đố, vì môi trường xã hội “hoa thường hay héo, cỏ thường tươi”, vì hoàn cảnh bản thân… Nguyễn Công Trứ luôn luôn gặp phải những ghen ghét đố kỵ của các quan lại trong triều...thậm chí của cả nhà vua. Tất cả điều đó tạo nên một cuộc đời hoạn lộ thăng trầm nhiều nước mắt ít niềm vui của ông; đồng thời tạo nên cảm thức thế thái nhân tình sâu đậm trong thơ văn, con người ông. Qua nguồn sử liệu và giai thoại, luận văn soi sáng thêm nét đặc biệt trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp nhận thơ văn nguyễn công trứ qua nguồn sử liệu và giai thoại (Trang 89 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)