Nguyễn Công Trứ với vai trò một nhà kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp nhận thơ văn nguyễn công trứ qua nguồn sử liệu và giai thoại (Trang 40 - 43)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.3. Nguyễn Công Trứ với vai trò một nhà kinh tế

Bằng sự am hiểu, thấu suốt về tình hình thời sự, chính trị Nguyễn Công Trứ đã đề xuất những cách cắt nghĩa rất sâu xa để tìm ra nguồn cơn của những cuộc nổi loạn, thậm chí ông biết những người theo loạn Phan Bá Vành là những người nông dân vô tội vì mất ruộng đất – mất kế sinh nhai mà hồ đồ đi theo. Đó là sự nổi loạn của người nông dân mất đất. Chính vì vậy, sau khi dẹp xong loạn dấu chân ông đã đặt đến những vùng hoang sơ nhất như Tiền Hải – Thái Bình, Kim Sơn – Ninh Bình, hạt Quảng Yên để khai khẩn đất hoang, giải quyết đời sống sinh nhai cho bà con làm ấm nhà yên xã tắc. Như vậy cái hào sảng trong lời thơ cũng không thể cho ta thấy những việc làm cụ thể, tận tâm, tận huyết của Nguyễn Công Trứ đến vậy. Trên địa danh bản đồ Việt Nam bóng dáng ông lúc Cao Bằng lúc An

Giang…Cái vòng trời đất dọc ngang – ngang dọc, cái chiều kích nam bắc đông tây đã được minh chứng bằng những địa danh cụ thể. Quả thực Nguyễn Công Trứ sống trên dải đất Việt Nam, hành động vì nhân dân Việt Nam…

Với tài kiến thiết với chí kinh luân trong quá trình làm quan ông nhiều lần dâng tấu sớ, bày tỏ những kế hoạch bổ ích, như trừ giặc cướp, trừ lại tệ, trị hào cường, khẩn đất hoang, lập xã thương, lập hương học. Chính sách an dân: Theo Nguyễn Công Trứ dân là nước, nước là dân, muốn an nước trước hết phải an dân, vì an cư mới lạc nghiệp. Công lao lớn nhất của Nguyễn Công Trứ - Dinh điền xứ Uy viễn tướng công là lập nên những xóm làng trù phú, doanh thương phát triển trên những triền đất vốn chỉ toàn cỏ mọc lau thưa sình lầy hoang hóa…Mảnh đất Kim Sơn – Ninh Bình và Tiền Hải – Thái Bình đời đời để ơn vị thánh sống này – người ta đã lập sinh từ - đền thờ lúc ông còn sống để báo đáp công ơn mưa móc, trời biển của ông.

Với một tướng lĩnh võ biền, thì mục tiêu cuộc dẹp loạn là đánh tan loạn quân, rồi ca khúc khải hoàn, ăn mừng chiến thắng. Ðối với Nguyễn Công Trứ, một trí thức khoa bảng từng giữ chức lãnh đạo một trường đại học tại kinh đô (Tế tửu Quốc Tử Giám thời Minh Mệnh), thì việc đánh tan loạn quân chỉ mới là bước đầu ; sau đó là việc trừng trị quan lại tham nhũng để làm yên lòng dân, rồi khai khẩn đất hoang nhắm hữu sản hoá nông dân, dẹp tan mối nguy “ bần cùng sinh đạo tặc ”, đó mới là cái gốc vĩnh viễn tiêu trừ mối loạn. Vì vậy, với con mắt tinh tường nhìn thấy tiềm năng của từng dải đất, từng vùng miền... trong khoảng thời gian tương đối ngắn (từ năm 1828 đến năm 1835), ông gửi liên tiếp sáu tờ tâu lên Minh Mạng xin trực tiếp tổ chức khai hoang, hoặc xin triều đình cử quan lại tổ chức khai hoang ở nhiều địa phương trong nước.

Ông có rất nhiều sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (Ninh Bình),Tiền Hải (Thái Bình) vào những năm cuối thập niên 1820, đề xuất lập nhà học, xã thương ở nông thôn nhằm nâng cao dân trí và lưu thông hàng hóa. Những hoạt động của ông trong lĩnh vực kinh tế được nhân dân các vùng kể trên ghi nhớ. Hiện nay còn rất nhiều từ đường thờ cúng ông ở

hai huyện nói trên và quê hương ông. Nhiều đình chùa tại các địa phương này cũng thờ ông và tôn ông làm thành hoàng làng. Chính sử ghi chép rõ việc Nguyễn Công Trứ dâng tấu sớ phát triển kinh tế vùng miền:

Năm Minh Mệnh 1828, khi đi thị sát vùng giao Thủy – Nam Định ông thấy một dải đất liên tiếp bãi biển, cỏ cây rậm rạp, lau lách um tùm, là nơi trú ẩn, hoành hành của cướp bóc, giặc dã với những câu cửa miệng “ai dám đến đùa quấy ổ giặc mà chơi”. Tiếc vì một vùng đất tiềm năng bị bỏ hoang, Dinh Điền sứ Nguyễn Công Trứ đến nơi, chiêu tập phủ dụ lòng người mới yên. Lập thành 14 lí, 27 ấp, 20 trại, 10 giáp, số đinh được hơn 2.350 người, số ruộng được hơn 18.960

Tiếp đến năm 1929, triển khai công cuộc khai hoang ở huyện Kim Sơn, lệ

vào phủ Yên Khánh, Ninh Bình. Sau công việc khai khẩn ông tiến hành thiết lập

3 làng, 22 ấp, 5 tổng; chia cấp 14.620 mẫu đất hoang để dân canh tác. Chính sách khẩn hoang đã thi hành ở Nam Định và ở Ninh Bình, về sau lại đem thi

hành ở tỉnh Quảng Yên. Năm 1835, ông tiếp tục tổ chức công cuộc doanh điền ở

miền đất Hải Dương.

Mặt khác, nhờ thấu hiểu tình hình đất nước - một đất nước thuần nông - thì cây lúa, củ khoai sẽ là đầu cơ nghiệp vì vậy ông rất chăm lo đến việc trị thủy (đắp đê ngăn lũ, bảo vệ mùa màng). Không chỉ đắp đê ngăn lũ mà theo dõi tình hình đê điều để nhận thấy việc xuống cấp trong một số công trình cần được tu bổ cũng được ông đề

xuất: “Việc cần nhất hiện nay chỉ là đê điều. Dân Bắc Kì trong một năm phải dùng sức

lực vào việc đắp đê hết quá nửa năm, may mà giữ vững thì tốn kém cũng nhiều. Lỡ bị

đê vỡ nước ngập thì hại càng dữ.” Lời tấu sớ thuận lòng trời, hợp ý dân nên Vua chuẩn

tấu.Sau đó là các tấu sớ xin đắp đê ngăn lũ tại: huyện Thiên Thi, Kim Động, Đông An, Phù Dung, Tiên Lữ thuộc Hưng Yên và các huyện Thanh Miện, Đường Hào thuộc Hải Dương; việc nạo vét lòng sông, cửa biển ở các sông Hát Môn, Nhật Đức, Nguyệt Đức, Thiên Đức tỉnh Nam Định, Hải Dương.Điều mấu chốt nhất là trong các cuộc khẩn hoang Nguyễn Công Trứ không chỉ khai khẩn ruộng đất mà còn dâng tấu sớ để thiết lập trật tự làm nên một môi trường xã hội ổn định, định hướng cho dân phát triển về kinh tế.

Như vậy, khi đọc những tấu sớ của Nguyễn Công trứ dâng lên triều đình và qua những hành động thực tế ta mới thấu suốt được cái tâm trong sáng của ông. Khát vọng “trên vì nước, dưới vì nhà” đã được ông thực hiện đầy đủ. Lo cho dân từng cái ăn, cái mặc; thấu hiểu từng nguồn cơn gây nên đảng ác trong xã hội mà trị; mở đường sống cho những kẻ lầm đường lạc lối trong loạn đẳng Nông Văn Vân, Phan Bá Vành; khai khẩn đất hoang để phát triển kinh tế vùng miền…Có thể khẳng định Nguyễn Công Trứ như một vị vua trị vì thiên hạ. Trong đó khát vọng khai hoang mở đất dường như đã ăn sâu trong máu thịt của Nguyễn Công Trứ. Mỗi vùng miền ông đi qua đều là những mảnh “đất quý, đất yêu” khi được bàn tay và khối óc của con người khai phá. Chí hướng lập công, dương danh đề cập trong thơ được thể hiện rõ nét qua những việc làm cụ thể…. Trong thơ văn,Nguyễn Công Trứ đã bao lần ca khúc chiến thắng:

“Hội rồng mây cho phỉ chí tang bồng, Cờ báo tiệp giữa trời Nam bay bướm nhẹ”.

(Nợ công danh)

Quả đúng “Tài thao lược đã nên tay ngất ngưởng” (Bài ca ngất ngưởng). Võ công đã lừng lẫy, mà tài chính trị kinh tế cũng lớn lao phi thường. Tỉnh Ninh Bình với huyện Kim Sơn gồm 7 tổng tân lập, tỉnh Nam Định với hai huyện tân lập gồm 10 xã, và tỉnh Thái Bình với huyện Tiền Hải gồm 7 tổng tân khai vẫn còn đền thờ, bia đá tạc ghi công đức của doanh điền sứ - Uy viễn tướng công. Ông đã đặt lại chế độ Dân vi quý là một Khổng Tử hiện thân. Nhân dân hai hạt Tiền Hải, Kim Sơn được một vị phúc tinh như Nguyễn Công Trứ để đào sông lấp biển, mở đất lập làng, mở cái mối lợi tự nhiên cho muôn ngàn năm về sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp nhận thơ văn nguyễn công trứ qua nguồn sử liệu và giai thoại (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)