7. Đóng góp của luận văn
1.1.2. Mục tiêu phục vụ của kẻ sĩ Nguyễn Công Trứ
Trong thơ văn đã nhiều lần Nguyễn Công Trứ nhắc đến chữ tài, có khi là cái vỗ ngực trực tiếp “Ông Hy văn tài bộ đã vào lồng”, có khi gián tiếp bộc lộ qua các từ, cụm từ “công danh”, “mặt tu mi nam tử”, “mặt anh hùng”. “Mặt anh
hùng” chính là khuôn mặt mà các sĩ tử trong cõi trần ai phải tự họa bằng màu mực cuộc đời của mình qua tài năng, nhân cách…Tất cả cái tài đó đều hướng vào mục tiêu cao nhất của nam nhi, kẻ sĩ là thực hiện đạo quân thần. Đạo cao nhất mà người quân tử mang trong mình là đạo trung hiếu. Trung với vua, hiếu nghĩa với cha mẹ - người đã sinh thành, dưỡng dục ra mình. Ông vẫn tuân thủ những điều răn dạy của Tống nho: giữ gìn tôn ti trật tự và quân quyền tuyệt đối. Bản thân xác định “Cái
nghĩa vua tôi không thể trốn đâu trong trời đất” (Lữ Đông Lai). Vua là cha mẹ là
thiên tử con trời. Dân là con, là kẻ phụng sự mệnh lệnh để thiên tử làm tròn mệnh trời giao phó. Chính vì vậy, nghĩa vụ tối thượng của một người chỉ là nghĩa vụ đối với vua (quân) và cha mẹ (thân). Từ cơ sở đó Nguyễn Công Trứ đã phát biểu chí nam nhi một cách say mê, hào hứng và hăm hở hành động trên cơ sở hoàn cảnh xã hội cụ thể và những điều kiện của bản thân. Đứng về phía ông mà nói ông cúc cung tận tuỵ với triều đình, “chí làm trai” trước kia còn mơ hồ, nay thì đã có một nội dung cụ thể. Ông đổi ra thành đạo “vi thần”, làm tôi tớ phục vụ nhà vua vô điều kiện. Trong thơ ông cũng từng tuyên bố:
“Nhập thế cục bất khả vô công nghiệp, Xuất mẫu hoài tiện thị mẫu quân thân…”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc từng có những phản biện về hai chữ công danh trong cuộc đời Nguyễn Công Trứ: “Có người cho quan niệm công danh của ông chỉ là một quan niệm hưởng thụ, nhà thơ có vẻ say sưa với cái bả vinh hoa tầm thường. Không đúng! Xét trong toàn bộ cuộc đời và thơ văn Nguyễn Công Trứ, phải thấy quan niệm công danh của nhà thơ trước hết có nghĩa là nhiệm vụ của người làm trai, là một món “nợ nần” phải trả. Nguyễn Công Trứ không có quan niệm nào khác là con người sống trong xã hội phải chiếm lấy một địa vị để trên cơ sở đó làm việc “trí quân trạch dân”. Vì vậy nên quan niệm công danh của ông thường gắn liền với quan niệm trung hiếu, quân thân:
Đường trung hiếu chữ quân thân là gánh vác. Có trung hiếu nên đứng trong trời đất,
Không công danh thời nát với cỏ cây”.
(Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII-hết thế kỷ XIX, NXB
giáo dục 1999, tr. 501)
Đối với ông công danh gánh với trung hiếu, quân thân với công hầu, khanh tướng có thể xem đó là một bản tuyên ngôn của ông khi nhập thế cuộc. Công danh ấy luôn luôn gắn liền với đạo làm con, đạo làm tôi:
“Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái Cái công danh là cái nợ nần Nặng nề thay hai chữ: quân thân Đạo vi tử, vi thần đâu có nhẹ!”
(Trên vì nước, dưới vì nhà).
Bàn về cái chí, cái hướng trong thơ văn Nguyễn Công Trứ, nhà nghiên cứu Vũ Đình Trác từng nhận xét: “Nguyễn Công Trứ trung thành cả với Trái Đất và Bầu Trời, mà lại trung thành cả với Không gian và Thời gian. Nghĩa là ông sống đúng là một con người trong vũ trụ, trong cuộc sống và trong trường đời nữa. Đây cũng là đạo Dũng của Nho gia mà thôi. Đạo Dũng của Nho gia không bao giờ đơn độc, mà luôn luôn đi theo với Nhân và Trí. Theo kiểu nói của Hiện sinh: đó là một kiếp nhân sinh toàn diện theo đúng thực tại con người: có ý thức (tinh thần), có tình cảm (vật chất). Tinh thần thuộc về Trí, tình cảm thuộc về Nhân. Có sự
vươn lên mãnh liệt, đó là Dũng”. (Vũ Đình Trác, triết lý chấp sinh Nguyễn Công
Trứ, chuyển dẫn theo “Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử”, NXBVH Đông Tây, 2008, tr 838).
Như vậy, có thể khẳng định thơ văn về lí tưởng và chí hướng của Nguyễn Công Trứ chiếm một dung lượng lớn trong sự nghiệp sáng tác của ông, nó phong phú và dồi dào hơn các đề tài khác và đó cũng là những bài lỗi lạc nhất của thi bộ. Cụ thể như những bài: Chí nam nhi, Chí anh hùng, Phận sự làm trai, Nợ công danh, Nợ tang bồng, Nước nhà, Kẻ Sĩ, Cầm kì thi tửu, Nghĩa người đời, Bài ca ngất
ngưởng, Thư kiếm vẫy vùng, Hàn Nho phong vị phú v.v... Về mặt câu chữ, những bài thơ này hấp dẫn không phải ở sự mới mẻ, vì nhiều người đã viết, đã dùng; cái hay cái đẹp ở đây là với ngôn ngữ, hình ảnh ước lệ ấy, ông đã đặt đúng chỗ, nói đúng lúc, diễn tả một cách hùng hồn, lôi cuốn, chấn động cái chí khí kẻ sĩ của mình. Tuy nhiên tất cả những từ, cụm từ nêu trên chỉ là những từ mang tính ước lệ tượng trưng. Chúng xuất hiện nhiều trong các dạng thơ tỏ chí của văn học trung đại. Nói cách khác chúng trở thành motip văn học khi nói về chí của kẻ sĩ. Vì vậy, dẫu hay, dẫu nhiều, dẫu độc đáo nhưng những bài thơ hay đó mới chỉ làm chúng ta hào hứng, sảng khoái trước cái đẹp của chí khí được phát biểu bằng lời mà không cho chúng ta những nhận thức về thời đại xã hội, về tình hình đất nước, về lòng dân...nói cách khác, những bài thơ và hát nói đó vang lên âm hưởng hào hùng, mạnh mẽ của chí làm trai, nhưng không cho người đọc biết rõ, biết cụ thể là trong cuộc đời trần thế, giữa xã hội (chứ không phải là không gian vũ trụ hoành tráng) của người anh hùng, trang nam nhi, những việc làm cụ thể là gì, quan hệ của người nam nhi này với xã hội là quan hệ nào. Đọc thơ, chúng ta có cảm giác Nguyễn Công Trứ là một vị thần hoạt động trên mấy trên gió, trong trời đất, vũ trụ chung chung mà không có cương vực lãnh thổ, không có thời đại sống và những hành động cụ thể. Có nghĩa là chí nam nhi, tư tưởng hành đạo trong con người Nguyễn Công Trứ mới chỉ dừng trên sách vở. Các ngôn từ này nói mới chỉ nói lên chí khí, hoài bão, nhiệt huyết mà không cho chúng ta biết cụ thể về việc Nguyễn Công Trứ triển khai trên thực tế chí nam nhi, chí khí anh hùng, nợ nam nhi bằng những việc làm, hành động, quan điểm giải quyết các vấn đề xã hội cụ thể như thế nào. Nói một cách khác, những tác phẩm thơ văn rất hùng hồn nhưng chưa cung cấp cho chúng ta những thông tin cụ thể xác thực. Một loạt các không gian vũ trụ mang tính ước lệ được xuất hiện trong lời thơ (nam bắc đông tây, vòng trời đất, dọc ngang ngang dọc,…) nhưng không có dấu ấn của lịch sử xã hội, dấu ấn của những biến cố đời sống để cần đấng nam nhi trổ tài mà chỉ thấy bóng dáng người anh hùng lồng lộng hiện lên trên lời thơ, cánh tay, khối óc và trái tim phò đời giúp nước…
thể, bằng cuộc đời hoạt động sôi nổi, đầy ắp sự kiện, không biết mỏi mệt của mình trên một địa bàn trải dài từ Đông sang Tây, từ Nam ra Bắc trong suốt mấy chục năm làm quan cho nhà Nguyễn” (Theo “Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử”, NXBVH Đông Tây, 2008, tr 29). Trong suốt hành trình sống của bản thân, Nguyễn Công Trứ đã tự khẳng định mình là một tài năng đích thực: Chính ông đã dẹp loạn, trị thủy, khai hoang, vỡ đất lập ra 2 huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình)… Như vậy, Nguyễn Công Trứ là một con người có công danh: ông đã sống một đời sống phong phú, mãnh liệt như câu thơ ông đã viết. Chẳng thế mà năm 1858, Pháp nổ súng xâm lược nước ta đánh vào bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, lúc bấy giờ Nguyễn Công Trứ đã 80 tuổi vẫn dâng tấu sớ xin vua Tự Đức cho cầm quân ra trận đánh giặc
Như vậy, nếu chỉ đọc riêng các tác phẩm thơ văn của ông, chúng ta khó có một hình dung cụ thể, sinh động, đầy đủ về chí nam nhi, tư tưởng hành đạo của nhà nho Nguyễn Công Trứ. Điều đó sẽ được các sự kiện tiểu sử của ông do sử sách đời Nguyễn, các giai thoại dân gian ghi lại, truyền lại; giúp ta hình dung rõ hơn, bổ sung cho những hình tượng nghệ thuật mới chỉ có tính khái quát. Việc tìm hiểu trên lời thơ, ý văn mới chỉ dừng lại ở bình diện cắt nghĩa câu chữ. Tức là mới xem xét văn bản trên phương diện một chiều – yếu tố nội hàm văn bản mà chưa mở rộng ra các yếu tố ngoại văn bản. Vì vậy, muốn cắt nghĩa một cách ngọn ngành chí làm trai, khát vọng lập công giương danh của người hùng Nguyễn Công Trứ; muốn xem Nguyễn Công Trứ đã hiện thực hóa những ý nghĩa của cụm từ đó như thế nào trong đời của mình. Chúng ta cần tìm hiểu, đối chiếu qua nguồn sử liệu và giai thoại để chứng minh một điều: Mặc dù Nguyễn Công Trứ cách xa chúng ta gần hai thế kỷ mà tiếng thơ ông vẫn còn nguyên tính thời sự; cách hành xử trong con người của ông còn đáng để các kẻ sĩ muôn đời phải noi theo.