Lý luận về nhà nho tài tử và chất tài tử trong thơ văn Nguyễn Công Trứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp nhận thơ văn nguyễn công trứ qua nguồn sử liệu và giai thoại (Trang 51)

7. Đóng góp của luận văn

2.1. Lý luận về nhà nho tài tử và chất tài tử trong thơ văn Nguyễn Công Trứ

2.1.1. Lý luận về nhà nho tài tử

Trong lịch sử nghiên cứu thơ văn Nguyễn Công Trứ, giới nghiên cứu đã nhận thấy tuy Nguyễn Công Trứ là một nhà nho, nhưng dường như chất nhà nho ở con người ông (qua sáng tác) có một điều gì đó đặc biệt, khác thường, không giống như nhiều nhà nho khác. Một số nhà nghiên cứu định danh hiện tượng này bằng khái niệm “nhà nho tài tử.

Nguyễn Bách Khoa là nhà nghiên cứu đầu tiên dùng khái niệm “nhà nho tài tử” để định danh chất nhà nho đặc biệt của nhà nho Nguyễn Công Trứ. Trong công trình Tâm lí và tư tưởng Nguyễn Công Trứ ( Tạp chí Văn mới, Hà Nội, 1944) Nguyễn Bách Khoa viết khái niệm “người tài tử”, “nhà nho tài tử” là: Quan niệm “cầm, kỳ, thi, tửu” là một quan niệm tài tử. Bằng danh từ này người ta thường chỉ thị hạng nho sĩ lơ đãng với công việc kinh bang tế thế (hành đạo) mà thiên trọng về văn học, về sự vui sống cầu kì (hành lạc). Đỗ Phủ, Lí Bạch, Lưu Linh... là những nhà nho tài tử vậy. Họ không sống cho Tổ quốc, không sống vì đạo lí. Họ sống vì nghệ thuật, sống với cái đẹp. Suốt đời họ chỉ đi tìm cái đẹp. Cái ý vị của cuộc sống, theo quan niệm tài tử, không phải ở chỗ phụng sự mà là ở chỗ hưởng thụ, ở uống rượu, ở làm thơ, ở gảy đàn, ở đánh cờ, ở giăng gió, ở sông núi. Nếu không biết thưởng thức những trò chơi ấy một cách mĩ thuật thì dù có sống đến nghìn tuổi cũng như là chết

non mà thôi. (Tâm lí và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, Hàn Thuyên xuất bản, Hà Nội,

1944, in lại trong Nguyễn Công Trứ, về tác gia và tác phẩm, Sđd, tr. 140-142). Ý kiến của Nguyễn Bách Khoa lưu ý đến cái mới, cái đặc sắc của mẫu nhà nho ở thơ văn Nguyễn Công Trứ. Tuy nhiên, dễ thấy là nhà nghiên cứu có mâu thuẫn rõ rệt trong hệ thống lập luận của mình. Ở đây, Nguyễn Bách Khoa nói hạng người tài tử lơ đãng với việc kinh bang tế thế mà vui với văn chương nghệ thuật ; nhưng cũng trong cuốn sách của mình, ở chương viết về chí nam nhi, ông lại phải thừa nhận “Có cái quan niệm

nào được nhắc đi nhắc lại luôn luôn dưới ngòi bút thi ca của Nguyễn Công Trứ lúc thanh niên, đó phải là quan niệm “chí nam nhi”. Trong đầu ông, chí nam nhi là một quan niệm mơ hồ về sự nghiệp cá nhân của kẻ làm trai, gồm đủ cả: chí anh hùng, sự tang bồng hồ thỉ, khí tiết trượng phu, mộng công hầu khanh tướng và lòng thèm muốn lưu danh thiên cổ. Có lúc tất cả những khái niệm liên đới ấy dồn dập xáo động trong tâm trí ông và chen nhau, đẩy nhau, vấp nhau trong vần điệu thi ca” (Nguyễn Công Trứ về tác giả và tác phẩm, tr. 151).

Nhưng dường như nhận thấy cách định nghĩa khái niệm “tài tử” của Nguyễn Bách Khoa có mâu thuẫn, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu đã cắt nghĩa lại khái niệm thuyết phục hơn, đồng thời vận dụng khái niệm nhà nho tài tử cho nhiều tác giả văn học trung đại và cận đại khác chứ không chỉ cho Nguyễn Công Trứ. Nhân nghiên cứu về Tản Đà, một nhà nho tài tử của thế kỷ XX, ông khái quát: “Người tài tử coi “tài” và “tình”, chứ không phải đạo đức, làm nên giá trị của con người. Đó là chỗ để họ tự phân biệt với người thánh hiền, và họ lấy chỗ đó làm điều tự hào. Người “tài tử” quan niệm ‘tài” nhiều cách. Có thể là tài kinh luân như Nguyễn Công Trứ. Có thể là tài học vấn như Cao Bá Quát. Có thể là tài cầm quân, đánh giặc. Nhưng dù đã có những tài như vậy, vẫn phải có thêm tài văn chương “nhả ngọc phun châu”, tài cầm kỳ thi họa, những thứ nghệ thuật tài hoa, gắn bó với tình nữa, mới thành người tài tử. Người tài tử cậy tài, mơ ước không chỉ là công danh phú quý, mà còn lập nên sự nghiệp phi thường… (Trần Đình Hượu, Nhà nho tài tử trong xã hội tư sản, in trong sách nhiều tác giả Văn học Việt Nam (1930-1945),

NXB Giáo dục, tái bản lần thứ hai, 1998, tr. 170-171). Giáo sư Trần Đình Hượu là người kế thừa và phát triển quan niệm “nhà nho tài tử” của Trương Tửu, khái niệm nhà nho tài tử được cụ thể hóa hơn. Ông đã xác định rõ ràng tính lịch sửcủa khái niệm “nhà nho tài tử”, coi nhà nho tài tử như là sản phẩm của xã hội đô thị phong kiến phương Đông. Vì vậy nó gắn liền với ý thức cá nhân. Trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh phẩm chất Tài Tìnhbên cạnh tính chất “chơi”, yêu cái đẹp mà Trương Tửu đã nói đến. Ông đối lập một cách rõ ràng kiểu nhà nho tài tử với nhà nho hành đạo, và rộng hơn là nhà nho chính thống (nhà nho chính thống bao gồm nhà nho

hành đạo và nhà nho ẩn dật). Ông cho rằng nhà nho tài tử nhấn mạnh ở: Tài

Tình (cái tôi cậy tài, đa tình) còn nhà nho chính thống thì nhấn mạnh ở Đức.

Một đệ tử chân truyền của nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương, đã phát triển lý luận về “nhà nho tài tử” một cách khá chặt chẽ. Ông viết “Các nhà nho tài tử nằm ở tầng thượng lưu của giới trí thức. Để tự nhận và được coi là người tài tử, họ từng phải là những học trò xuất sắc –nếu không toàn diện thì cũng là trên một số phương diện chính-của Khổng môn. Được số phận ưu đãi, thiên nhiên phú cho những phẩm chất hơn người, từ thưở thiếu thời, người tài tử đã luôn tâm niệm về “tính trội” của mình và luôn lăm le sử dụng nó khi có dịp. Tài năng, đó là ưu thế hàng đầu, là tiền đề số một khiến cho một nho sinh trở nên một tài tử đích thực” (Trần Ngọc Vương, Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1999, tr. 71).

Theo các nhà nghiên cứu trên, trong xã hội phong kiến có hai kiểu nhà nho: Nhà nho chính thống (hành đạo và ẩn dật) hay gọi là người quân tử/kẻ sĩ quân tử (như trong tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm).Người quân tử thường đề cao Tâm, Chí, Đạo, Nghĩa, Khí. Nhà nho phi chính thống hay còn được gọi là người tài tử/nhà nho tài tử (như trong tác phẩm của Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát)… thường đề cao Tài, Tình, Tính, Du, Mỹ. Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương đã so sánh nhà nho tài tử với nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật: “Điểm khác biệt cơ bản giữa người tài tử với người hành đạo và người ẩn dật là ở chỗ người tài tử coi “tài” và “tình” chứ không phải đạo đức làm nên giá trị của con người” (Trần Ngọc Vương, sách đã dẫn, tr. 72). Trần Ngọc Vương phân tích kỹ hơn mối quan hệ giữa cá nhân và triều đại phong kiến “Ở người tài tử không quan sát thấy một sự trung thành vô điều kiện, trung thành đến hy sinh tính mạng như ở người hành đạo trung nghĩa. Mối quan tâm hàng đầu của họ trong cuộc đời chính là việc làm thỏa mãn hoài bão cá nhân Đã

mang tiếng ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông” (sách đã dẫn, tr. 73).

Nhà nho tài tử có hai đặc điểm cơ bản đó là thị tài và đa tình. Trần Ngọc Vương viết tiếp “Người tài tử cậy tài, ý thức cao về tài năng của mình, một cách tự

nhiên, có những đòi hỏi thẳng thắn về tình yêu và hạnh phúc. “Đa tình” trở thành đặc trưng thứ hai được người tài tử bộc lộ để tự phân biệt mình với các mẫu nhà nho truyền thống.” (sách đã dẫn, tr. 78). Nhìn chung, các lý luận về nhà nho tài tử trong đó bao gồm cả Nguyễn Công Trứ đều nhấn mạnh tài và tình. Tài gồm nhiều thứ tài, từ kinh bang tế thế đến tài văn chương nghệ thuật. Tình không đơn giản là tình cảm mà là tình yêu, là đa tình, say mê sắc đẹp và nhiều xúc động. Trần Ngọc Vương cũng dẫn câu thơ Nguyễn Công Trứ để minh họa cho chất tài tử trong sự “đa tình” đến mức sự gặp gỡ giữa vua sáng tôi hiền còn dễ hơn là cuộc gặp gỡ giữa người tài tử và bậc giai nhân : Minh quân lương tướng tao phùng dị/Tài tử giai nhân tế ngộ nan.

Một điểm cần ghi nhận là một số nhà nghiên cứu khác không đề cập đến chất nhà nho tài tử của Nguyễn Công Trứ. Điển hình là nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc, người chỉ nói đến “triết lý cầu nhàn, hưởng lạc” ở Nguyễn Công Trứ. Nếu như Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương nhiệt thành ca ngợi chất tài tử, sự đa tình của Nguyễn Công Trứ thì Nguyễn Lộc có cái nhìn phê phán. Ông viết “Trong bản “tuyên ngôn”về kẻ sĩ cũng như trong một số bài thơ khác, ngay từ đầu Nguyễn Công Trứ đã chủ trương con người có quyền được hưởng lạc. Ông xếp nó thành một mục trong chương trình sống lý tưởng của mình. Theo Nguyễn Công Trứ, con người chỉ được hành lạc khi đã hoàn thành nhiệm vụ…Ở đây, nhà thơ quan niệm hành lạc là sự đãi ngộ, là phần thưởng cho những kẻ anh hùng, cho những người hành động. Nó bao hàm một nội dung rất thanh sạch như việc du lãm nơi ‘cùng cốc thâm sơn” với thơ rượu địch đàn…Đối với người xưa, quan niệm hành lạc như vậy là một cách để tỏ với đời phẩm chất thanh cao của kẻ sĩ quân tử không màng danh lợi, không tham quyền cố vị. Nhưng về sau, Nguyễn Công Trứ đã nâng quan niệm hành lạc ấy lên thành một thứ triết lý sống chi phối tất cả, và nội dung của nó cũng không còn là chuyện tiêu dao với thơ, rượu, địch, đàn, mà có cả “yến yến hường hường”, có cả “mắt đi mày lại”, có cả tiếng trống cắc tùng ở nhà các cô đầu, v.v…Đẩy hành lạc lên thành một triết lý sống phải nói là một bước sa đọa về phương diện tư tưởng của Nguyễn Công Trứ” (Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam

Việc đưa nhà nho tài tử thành khái niệm chìa khóa có tính thao tác luận để nghiên cứu một số hiện tượng văn học trung đại, cận đại Việt Nam - một giai đoạn gắn liền với sự xuất hiện của đô thị phong kiến, trong đó văn hóa thị dân chi phối mạnh mẽ các hiện tượng văn học, ý thức cá nhân đã bắt đầu xuất hiện ở mức độ khác nhau. Nếu nhìn theo chiều dài lịch sử của mẫu hình nhà nho tài tử có thể thấy một quá trình từ Phạm Thái, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, đến Tản Đà. Các sáng tác của họ biểu hiện xu hướng phi chính thống, hướng đến tự do phóng khoáng của con người cá nhân, thị tài, đa tình, khác với các nhà nho hành đạo hay ẩn dật coi trọng đạo đức khuôn phép. Nguyễn Công Trứ là hiện thân đầy đủ của mẫu hình này, cũng khác với Tản Đà, người tài tử đã mang sắc thái chuyển hoá của buổi giao thời Âu Á. Đối với Nguyễn Công Trứ thị tài ở ông đã được biểu hiện rất rõ trong chương 1 đó là: Tài kinh bang tế thế, tài dẹp loạn, tài thơ phú… Trong chương 2, luận văn khai thác sâu về đặc điểm đặc trưng trong con người và thơ văn Nguyễn Công Trứ - chất tài tử. Một lối sống cá tính, một quan niệm sống khác người, khác đời, một thú đa tình “đậm đặc”. Điều này góp phần làm nên một nhà nho tài tử Nguyễn Công Trứ với phong độ ngất ngưởng, vượt trên thế tục trong thơ văn và trong cả quãng thời gian ông xuất hiện ở cõi nhân sinh.

2.1.2. Chất tài tử trong thơ văn Nguyễn Công Trứ 2.1.2.1. Yếu tố thị tài trong thơ văn Nguyễn Công Trứ 2.1.2.1. Yếu tố thị tài trong thơ văn Nguyễn Công Trứ

Chất tài tử biểu hiện trong thơ văn Nguyễn Công Trứ trước hết là ở phong cách sống khác người, khác đời; lối sống ngông nghênh “khinh thế ngạo vật”. Thị tài được biểu hiện rõ nét thông qua một loạt các bài hát nói theo tiến trình từ thuở hàn vi (khốn khó) cho đến lúc công thành danh toại và đặc biệt đến khi nghỉ hưu. Sau khi đã trải nghiệm cuộc sống, bản chất thị tài càng được khẳng định rõ nét.

Chúng ta từng bắt gặp những cái vỗ ngực tự hào của Nguyễn Công Trứ về tài năng, nhân cách:“Vũ trụ nội mạc phi phận sự/Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng”

Ngay cả khi đối diện với cái nghèo – một thực tế khó tránh của các nhà nho đương thời, ông cũng bực bội mà thốt ra những câu chửi thề ngay từ đầu bài thơ: "Chém

mặc nhiên chấp nhận cái nghèo như số kiếp của người quân tử. Lời thơ vang lên cảm giác bực bội, tức tối khi bị cái nghèo đeo đẳng. Thông thường các nhà nho tự hào về cái nghèo, từ cái nghèo mà con người vẫn sống vẫn vươn lên mạnh mẽ, nói như Nguyễn Trãi: Cơm ăn chẳng quản dưa muối/Áo mão nài chi gấm thêu. Theo quan niệm của Nho giáo, để đạt được công danh sự nghiệp đôi khi con người cần biết chịu đựng, khắc kỷ phục lễ. Có nghĩa là, trang nam nhi lý tưởng cần đề cao việc sửa mình, rèn mình theo lễ, coi vật chất là tầm thường, tình yêu dục tính đều nén chịu….Với Nguyễn Công Trứ nói về cái nghèo, ông không đi theo lối mòn của thể văn tỏ chí. Có nghĩa rằng: nói về nghèo khó một cách tự hào, hãnh diện (Tịch cư ninh thể phú – Nguyễn Hàng). Họ coi nghèo khó là thước đo cho lòng quân tử, là cái cớ để người quân tử thể hiện bản chất thanh cao về tinh thần chịu đựng...Còn đối với Nguyễn Công Trứ, ông nhìn cái nghèo bằng một thái độ châm biếm mỉa mai, nói về cái nghèo thể hiện một tinh thần phản kháng mãnh liệt rằng: Ta tài ta phải giàu sang phú quý. Như vậy, ngay trong một chi tiết nhỏ nhưng bản chất thị tài (cậy tài, khoe tài) của Nguyễn Công Trứ đã thể hiện rõ nét. Qua bài Luận Kẻ Sĩ, ông cũng chủ trương song toàn:

“Trong lăng miếu ra tài lương đống, Ngoài biên thuỳ rạch mũi can tương”. Làm sao cho bách thế lưu phương: Trước là sĩ sau là khanh tướng. Kinh luân khởi tâm thượng, Binh giáp tàng hung trung”.

Mặt khác, Tài theo quan niệm của Nguyễn Công Trứ là thiên bẩm cho mỗi con người. Chính vì vậy, sự phô diễn tài và tình trong thơ ông biểu hiện phát triển ý thức cá nhân, vừa biểu hiện một thái độ thách thức, một thái độ chống phá lễ giáo. Các nhà nho chính thống thường khiêm tốn, tự nói rằng mình bất tài, vụng về, lười biếng trong các tên hiệu Ngu ông, Chuyết ông, Lãn ông… Tâm huyết, tài năng như Phạm Ngũ Lão cũng còn thảng thốt kêu:

Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian chuyện Vũ Hầu

(Thuật Hoài)

Thâm thúy, học thức như trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn tự nhận mình là dại giữa biển lớn thế gian:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao (Nhàn)

Vẫn biết đây là cách nói ngược rất thâm thúy, sâu cay của bậc trí giả. Nhưng trên thực tế tiếng thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn rất khiêm tốn, thâm trầm đi vào chiều sâu triết lý. Nhưng với Nguyễn Công Trứ thì không. Ông thẳng thắn thổ lộ quan điểm của bản thân về tài năng, nhân phẩm. Ông tự hào về cái tài của mình trước thế gian trong rất nhiều bài thơ:

Trời đất cho ta một cái tài

Thắt lưng buộc bụng tháng ngày chơi (Đi thi tự vịnh)

Vũ trụ nội mạc phi phận sự Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa khi Tham tán khi Tổng đốc đông Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

(Bài ca ngất ngưởng)

Nguyễn Công Trứ đã tự xưng danh “Ông Hy Văn” – hiếm có nhà thơ trung đại nào lại mang chính tên hiệu của mình mà cho lên trang thơ như Nguyễn Công Trứ, đồng thời lớn tiếng khẳng định tài bộ (tài năng lớn, nhiều mặt) của bản thân với những thực danh được liệt kê: Thủ khoa, tham tán, Tổng đốc Đông. Câu thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp nhận thơ văn nguyễn công trứ qua nguồn sử liệu và giai thoại (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)