6. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế NTNN tạ
Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên
Từ những hạn chế tồn tại, những nguyên nhân được nêu qua kết quả nghiên cứu và căn cứ vào ý kiến của đa số chuyên gia là những người có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NTNN. Tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau:
4.2.2.1. Giải pháp về hoàn thiện chính sách
Để hiểu một cách cặn kẽ và thực hiện đúng đắn các quy định của chính sách thuế là một vấn đề không phải đơn giản đối với các đối tượng nộp thuế, nhất là khi thực hiện áp dụng cơ chế quản lý thu nộp thuế theo phương thức các đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính và tự nộp thuế, bởi trong thực tiễn không phải đối tượng nộp thuế nào cũng có thể hiểu biết, nắm rõ và thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình với Nhà nước. Do vậy, việc cung cấp dịch vụ tư vấn thuế là nhu cầu rất bức xúc, thiết thực của các đối tượng nộp thuế trong điều kiện hiện nay. Cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành thuế, tất yếu đòi hỏi sự phát triển của dịch vụ tư vấn, kế toán, kiểm toán. Các hoạt động này giúp cho tổ chức, cá nhân nộp thuế hiểu rõ các quy định của pháp luật về thuế, làm tốt công tác kế toán, thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Đặc biệt, đối với NTNN, thời gian hoạt động tại Việt Nam ngắn, việc
sử dụng các dịch vụ về thuế là nhu cầu thiết yếu, giảm thiểu rủi ro về khai thuế cho NTNN, giảm bớt áp lực cho cơ quan thuế.
Thể chế chính sách là điều kiện tiên quyết để cải cách hệ thống thuế nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng. Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, gắn với hiện đại hoá công tác quản lý thuế là mục tiêu chiến lược mà ngành Thuế đặt ra. Để hoàn thiện hệ thống thuế cần những biện pháp sau:
Tiến hành tổng kết, đánh giá một cách toàn diện tình hình thực hiện hệ thống chính sách thuế trên phạm vi cả nước; tiến hành nghiên cứu, sử dụng các mô hình phân tích dự báo để phân tích thực tiễn, kiểm nghiệm cơ sở lý luận, gắn kết với các điều kiện kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế để phục vụ cho việc cải cách đồng bộ hệ thống chính sách thuế và từng sắc thuế cụ thể.
Rà soát lại toàn bộ hệ thống các văn bản pháp luật thuế, pháp luật chuyên ngành có quy định về thuế, trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý để đảm bảo tính nhất quán về nội dung và phù hợp với lộ trình chương trình cải cách hệ thống chính sách thuế, đặc biệt là đảm bảo sự đồng bộ giữa hệ thống chính sách thuế với Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế.
Tăng cường sự phối hợp giữa các Uỷ ban của Quốc hội, các Bộ, ngành, các tổ chức có liên quan trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án Luật, Pháp lệnh về thuế, phí và lệ phí.
Rút ngắn quy trình và đơn giản hóa thủ tục về cấp mã số thuế; thống nhất sử dụng chung một mã số thuế của tất cả các cơ sở kinh doanh, kể cả các cơ sở có chức năng xuất nhập khẩu, giữa cơ quan thuế và cơ quan hải quan.
Cải tiến thủ tục về mua hoá đơn lần đầu và các lần tiếp theo.
Nghiên cứu kết hợp tờ khai thuế đồng thời với việc thanh toán thuế, tiến tới bỏ thông báo thuế. Thiết kế lại các mẫu biểu về kê khai, nộp thuế phù hợp với thực tiễn.
Hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nộp thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế;... Trên cơ sở đó, ban hành các sổ tay nghiệp vụ quản lý thuế nhà thầu nước ngoài, thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế với các đối tác, đặc biệt là các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, trong nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình xây dựng các dự án Luật, pháp lệnh về thuế, phí, lệ phí.
Bảo đảm kinh phí và các điều kiện vật chất khác phục vụ cho công tác cải cách chính sách thuế; ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản pháp luật của Quốc hội, cần bố trí nguồn ngân sách hàng năm cho công tác điều tra, khảo sát, tổng kết, đánh giá thực hiễn và tổ chức triển khai thực hiện.
4.2.2.2. Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy
Phân công cán bộ có năng lực cả về chuyên môn và Pháp luật nói chung, chuyên trách theo dõi và quản lý thu thuế nhà thầu nước ngoài, từ đó nâng cao tính chuyên sâu nghiệp vụ và trách nhiệm cán bộ trong công tác quản lý hồ sơ kê khai thuế. Để quản lý thu thuế theo phương pháp hiện đại và có hiệu quả, phải xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức thuế có trình độ chuyên sâu, chuyên nghiệp, có đạo đức, phẩm chất tốt, có kỷ luật và trách nhiệm pháp luật, có tinh thần và thái độ phục vụ tận tụy, văn minh, lịch sự. Người cán bộ thuế phải có năng lực nhất định, đáp ứng tiêu chuẩn hóa chức danh nghề nghiệp theo hướng vừa chuyên nghiệp, vừa chuyên môn hóa sâu theo từng chức năng công việc, phù hợp với mô hình quản lý thuế theo phương pháp tự tính, tự khai, tự nộp thuế, được đào tạo theo các nội dung đã được quy chuẩn hóa, được trang bị kiến thức đầy đủ về lý luận và thực tiễn, có khả năng tốt trong việc phân tích, đánh giá khả năng thực thi của chính sách thuế làm cơ sở cho hoạch định chính sách thuế cũng như đề xuất các biện pháp quản lý thu. Cán bộ ngành thuế phải được đào tạo giỏi về chuyên môn nghiệp vụ thuế, giỏi về kế toán, thành thạo kỹ năng làm việc, kỹ năng
quản lý, có trình độ tin học và ngoại ngữ. Cán bộ thuế còn phải có phẩm chất đạo đức tốt, liêm chính và có tinh thần phục vụ nhân dân, đất nước. Phục vụ công tác quản lý thuế hiện đại, một phẩm chất cần được chú trọng rèn luyện là phong cách ứng xử của người cán bộ thuế.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cần được lựa chọn, quy hoạch, bồi dưỡng từ những người ưu tú nhất, có trình độ, năng lực chỉ đạo điều hành, có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng đoàn kết tập hợp anh em. Từ đó, đào tạo một lực lượng cán bộ thực sự giỏi, nhiều kinh nghiệm quản lý để đảm đương công việc mũi nhọn của ngành và các lĩnh vực quản lý thuế phức tạp, đồng thời đáp ứng yêu cầu nhân lực trong quá trình hội nhập khu vực.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ thuế theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế tiên tiến, hiện đại. Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng quản lý cho cán bộ, công chức thuế nhằm nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ ngành thuế. Xây dựng được mô hình chuẩn về đào tạo cán bộ thuế, trong đó qui định rõ cách thức đào tạo cho từng loại cán bộ, công chức: đào tạo kiến thức cơ bản về thuế cho cán bộ, công chức mới vào ngành; bồi dưỡng cơ bản về những kiến thức cơ bản cần thiết để công chức thực hiện công việc quản lý thuế được phân công; bồi dưỡng chuyên sâu theo từng chức năng quản lý cho cán bộ thuế nhằm trang bị kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành, kỹ năng thành thạo và kinh nghiệm xử lý các vấn đề về thuế trong thực tiễn; đào tạo, bồi dưỡng mỗi khi có thay đổi về chính sách, quy trình quản lý... Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn chung, kiến thức Quản lý Nhà nước, Lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ cũng như kỹ năng giao tiếp ứng xử, văn hóa công sở và đạo đức công chức cho cán bộ, công chức thuế; kết hợp với tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên sâu quản lý thuế, kỹ năng quản lý đối với cán bộ lãnh đạo... Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế bằng việc kết hợp
nhiều hình thức: đào tạo tập trung, đào tạo trong công việc, đào tạo trực tuyến qua mạng; tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo chuyên sâu tại các nước tiên tiến, mời chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên sâu các chức năng quản lý thuế cho các chuyên gia, giảng viên kiêm chức và cán bộ trẻ có năng lực.
Thêm vào đó, để có thể sớm phát hiện những trường hợp có hành vi gian lận và trốn thuế của các NTNN thì đào tạo nâng cao trình độ kế toán quốc tế cũng là một đòi hỏi bức thiết. Vì NTNN vừa phải chịu sự quản lý của pháp luật nước cư trú, vừa phải tuân thủ luật pháp nước đầu tư. Để khắc phục tình trạng lợi dụng kẽ hở của Luật pháp, cán bộ quản lý thuế đối với các NTNN phải có những hiểu biết sâu sắc về chế độ kế toán của Việt Nam cũng như của quốc tế. Điều này cũng tránh gây sự xung đột trong quản lý thuế thông qua kiểm soát kế toán giữa Việt Nam và quốc tế, tránh gây thiệt thòi cho các NTNN và hơn hết là nhằm thực thi có hiệu quả nhất cơ chế quản lý tự khai, tự nộp thuế.
4.2.2.3. Nhóm giải pháp về thực hiện cơ chế quản lý theo chức năng
a. Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
Rà soát, đánh giá hiệu quả các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ trong phạm vi thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế trên phạm vi toàn quốc, tiếp tục hoàn thiện và triển khai các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NTNN, trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm các nước và kết quả đã đánh giá để có điều chỉnh phù hợp.
Đẩy mạnh kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, sử dụng hóa đơn điện tử và các dịch vụ điện tử khác của cơ quan thuế nhằm hỗ trợ cho ĐTNT kê khai, nộp thuế. Đơn giản các thủ tục kê khai, nộp và hoàn thuế cho các ĐTNT. Đồng thời, cho phép các ĐTNT thực hiện tự khai, tự nộp đối chiếu nghĩa vụ thuế trên mạng Internet ngành thuế trên cơ sở các qui định pháp lý về các giao dịch điện tử và hệ thống an toàn bảo mật ngành thuế.
Xây dựng và triển khai chương trình, nội dung giáo dục về thuế bắt buộc ở các cấp đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc gia.
Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về hệ thống văn bản hướng dẫn về thuế để cung cấp trên trang Internet của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên.
Chuẩn hóa các nội dung tuyên truyền, hỗ trợ. Từng bước hoàn thiện các nội dung tuyên truyền hỗ trợ và thống nhất triển khai toàn quốc. Chuẩn hóa tài liệu theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế đã sửa đổi, bổ sung, mới ban hành. Xây dựng các tài liệu hỗ trợ hướng dẫn kê khai, nộp thuế theo sắc thuế, theo ngành, nhóm NTNN. Thực hiện cung cấp cho các NTNN trên phạm vi toàn quốc.
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về các chuẩn mực về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NTNN. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ.
Khuyến khích, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, cung cấp dịch vụ thuế kế toán, kiểm toán, đại lý thuế nhằm giúp cho tổ chức, cá nhân nộp thuế hiểu rõ các quy định của pháp luật về thuế, làm tốt công tác kế toán, thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.
Các cơ quan thông tin đại chúng như: đài truyền thanh, truyền hình, báo hình, báo viết, xuất bản, in ấn, internet, hệ thống giáo dục học đường; đối tượng bao gồm cán bộ công chức, học sinh, sinh viên, hộ kinh doanh, các doanh nghiệp,... trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, cơ quan Thuế kết hợp với các đơn vị ban ngành liên quan tổ chức triển khai tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế, thực hiện đúng theo chương trình, kế hoạch, mục đích, yêu cầu đề ra trong mỗi thời kỳ; đảm bảo người nộp thuế hiểu đúng, nghe theo và làm theo. Áp dụng các hình thức, biện pháp tuyên truyền đa dạng, phong phú, không sáo rỗng; bảo đảm tác động hiệu quả đến đối tượng được tuyên truyền. Thực hiện thường xuyên, liên tục, đồng bộ nhưng có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng; có chương trình thống nhất từ Trung ương đến
địa phương theo những chủ đề, nội dung phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của ngành Thuế, phù hợp với đối tượng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Từng bước áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm phát triển, mở rộng và nâng cao chất lượng về mặt hình thức và nội dung công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế phù hợp với trình độ dân trí, phù hợp với đối tượng tuyên truyền (tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhân rộng các cá nhân, tập thể chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, đa dạng các hình thức phổ biến pháp luật thuế, đáp ứng một cách thuận tiện nhất cho người nộp thuế,...). Thiết lập chương trình đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện kế hoạch cà công tác triển khai trên thực tế; kiến nghị, đề xuất các hình thức, biện pháp hiệu quả hơn; kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho sát tình hình thực tế, yêu cầu, nhiệm vụ của ngành thuế.
Các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục có trách nhiệm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về các chính sách thuế để mọi tổ chức, cá nhân hiểu rõ và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế. Biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời phê phán mạnh mẽ các hiện tượng vi phạm pháp luật thuế.
Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp với cơ quan thuế như: cung cấp thông tin, điều tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các biện pháp hành chính khác để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật thuế.
Ủy ban nhân dân các cấp trong tỉnh Thái Nguyên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: chỉ đạo các cơ quan có liên quan tại địa bàn phối hợp với cơ quan quản lý thuế lập dự toán thu ngân sách nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thuế; Cơ quan điều tra, Viện kiểm soát, Tòa án trong địa bàn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh tội phạm vi phạm pháp
luật về thuế theo quy định của pháp luật và thông báo tiến độ, kết quả xử lý việc cho cơ quan quản lý thuế.
b. Đăng ký thuế và kê khai thuế
Theo số liệu về đăng ký thuế và kê khai thuế của các NTNN ta thấy số lượng mã số thuế đăng ký là 108 mã số, nhưng số mã số thuế kê khai thường xuyên chỉ phát sinh khoảng trên 58 mã số. Do đó, có một số lượng lớn các nhà thầu không có phát sinh nghĩa vụ thuế, vì một số nhà thầu chỉ phát sinh thu nhập tại Việt Nam một lần duy nhất hoặc Bên Việt Nam nộp thay đã giải thể, đóng cửa mã số thuế làm cho số lượng mã số thuế NTNN ảo rất nhiều. Vì vậy, trong công tác quản lý thuế NTNN phải thực hiện việc rà soát lại toàn bộ các mã số thuế của các NTNN không có phát sinh thu nhập tại Việt Nam hoặc Bên Việt Nam nộp thay đã giải thể, đóng cửa mã số thuế để thực hiện đóng cửa mã số thuế NTNN, giảm thiểu gánh nặng cho cơ quan thuế trong việc theo dõi mã số thuế của nhà thầu không có phát sinh nghĩa vụ thuế.