0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TẠI CỤC THUẾ TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 59 -60 )

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc,Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km², với dân số 1,2 triệu người.

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thành phố Sông Công; Thị xã Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.

Trong những năm vừa qua, nhờ các chủ trương đúng đắn của Đảng, chính sách thông thoáng và kịp thời của Nhà nước nên số lượng các DN FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hình thành và phát triển rất nhanh, từ chỗ có 105 DN FDI với số thu ngân sách đạt 236 tỷ đồng/3.378 tỷ đồng

vào năm 2013 đã tăng lên 170 DN với số thu đạt 1.878 tỷ đồng/9.865 tỷ đồng năm 2017.

Giai đoạn năm 2013-2015 là giai đoạn tỉnh Thái Nguyên đã có bước tiến khích lệ, đưa tỉnh Thái Nguyên trở thành điểm sáng về thu hút đầu tư trong cả nước, đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi như hiện nay thì FDI được coi là nguồn lực đầu tư chủ yếu, quan trọng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, cải thiện môi trường và tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh. Kết quả của thu hút đầu tư trong thời gian qua:

Khu công nghiêp Yên Bình: Đã thu hút được 06 dự án, với tổng vốn đăng ký 6.766 tỷ đồng. Trong đó, có 03 dự án FDI thuộc tổ hợp Công nghệ cao Samsung Thái Nguyên (SEVT (giai đoạn 1: 2 tỷ USD; giai đoạn 2: 3 tỷ USD), SEMCO và Hansol), 03 dự án trong nước là dự án hạ tầng khu công nghiệp Yên Bình, dự án Cụm cảng hàng không và dự án dịch vụ Logistics.

Khu công nghiệp Điềm Thụy: Thu hút được 23 dự án FDI làm phụ trợ cho tập đoàn samsung với quy mô vốn đăng ký khoảng 320 triệu USD.

Khu công nghiệp Sông Công: Thu hút được 03 dự án đầu tư, trong đó có 02 dự án làm phụ trợ cho Tập đoàn Samsung với vốn đăng ký là 7 triệu USD.

Khu công nghiệp nam Phổ Yên: Thu hút được 01 dự án thuộc lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm đồ uống với quy mô vốn 500 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TẠI CỤC THUẾ TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 59 -60 )

×