0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TẠI CỤC THUẾ TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 55 -57 )

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp phân tổ

Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí số thu thuế NTNN theo nước, theo loại hình cung cấp hàng hóa, dịch vụ, theo đối tượng qua các năm,... Phương pháp này sẽ cung cấp cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng về các khía cạnh liên quan đến thuế NTNN để có được những đánh giá, kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý thuế NTNN tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên.

2.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu so sánh

Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh các chỉ tiêu về số thu thuế NTNN qua các năm, tỷ lệ của từng loại dịch vụ của NTNN, tỷ lệ nợ đọng thuế, tỷ lệ kê khai thuế...

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau và biểu hiện bằng số lần hay phần trăm (%).

2.2.3.3. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian

Là phương pháp sử dụng các số liệu thu thập được theo thời gian về thuế NTNN từ năm 2013 đến năm 2017 để phân tích theo các chỉ tiêu sau:

- Lượng tăng giảm tuyệt đối: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng này tăng lên thì trị số của hai chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại mang dấu âm(-). Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà ta có các chỉ tiêu về lượng tăng(hoặc giảm) sau đây:

+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ) gọi là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trước nó (yi-1) chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng (hoặc giảm) tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau (thời gian i-1 và thời gian i).

+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (hay tính dồn) là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ của một kỳ nào đó được chọn làm gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1) chỉ tiêu này phản ánh mức tăng(hoặc giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài.

+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân là tổng số của Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn chia cho số năm phân tích trừ 1.

- Tốc độ phát triển: Tốc độ phát triển là một số tương đối (thường được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có các loại tốc độ phát triển sau đây:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau.

+ Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài.

+ Tốc độ phát triển trung bình là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn.

- Tốc độ tăng (hoặc giảm): Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %). Tương ứng với các tốc độ phát triển ta có tốc độ tăng hoặc giảm sau đây:

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn (hay từng kỳ) là tỷ số giữa lượng tăng hoặc giảm liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn.

+ Tốc độ tăng hoặc giảm định gốc là tỷ số giữa lượng tăng (giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định.

+ Tốc độ tăng hoặc giảm trung bình là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu.

2.2.3.4. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu.Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

2.2.3.5. Phương pháp đồ thị

Đồ thị là phương pháp chuyển hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thị nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị có thể là hình cột, hình tròn,... giúp cho người đọc dễ dàng trong tiếp cận và phân tích thông tin.

2.2.3.6. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phương pháp này là phương pháp thăm dò ý kiến của các nhà chuyên môn không có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác dự báo, nhưng có năng lực chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của công tác dự báo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TẠI CỤC THUẾ TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 55 -57 )

×