0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Một số chủ trương, chính sách của Đảng về công tác thuế và các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TẠI CỤC THUẾ TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 46 -48 )

6. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Một số chủ trương, chính sách của Đảng về công tác thuế và các

bản về thuế NTNN tại Việt Nam

1.3.1.1. Một số chủ trương, chính sách của Đảng về công tác thuế

Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN: Với chức năng phân phối lại thu nhập quốc dân, thuế bằng nhiều cách hình thành nên nguồn tài chính tập trung lớn nhất phục vụ cho chi tiêu công cộng, đó là ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước được tập hợp từ nhiều nguồn thu khác nhau, nhằm đảm bảo yêu cầu chi tiêu chung cho nhu cầu công cộng. Trong tất cả các nguồn, thông thường số thu về thuế chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thu ngân sách nhà nước. Đây là nguồn thu ổn định nhất được kế hoạch hoá tốt trên cơ sở dự báo kế hoạch và tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước trong một năm. Hầu như mọi khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước đều dựa vào sự đóng thuế của người dân. Vì vậy, xã hội có trách nhiệm phải tôn trọng người nộp thuế, những người thông qua hành vi của mình đóng góp tài chính cho nhà nước một cách trực tiếp và gián tiếp.

Thuế tham gia vào điều tiết ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Mục đích của Nhà nước điều tiết thuế đối với nền kinh tế quốc dân là tạo ra quỹ tài chính tập trung, tạo sự cân bằng mong muốn trong nền kinh tế và kích thích kinh tế tăng trưởng. Xét trên tổng thể nền kinh tế thì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trước hết phụ thuộc vào mức đầu tư, mà mức đầu tư được quyết định bởi đại lượng tiết kiệm và khối lượng tích luỹ vốn của nền kinh tế. Rõ ràng, biểu thuế cao hay thấp đã tác động nhiều chiều đến thu nhập, tiêu dùng và tiết kiêm, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và tốc độ đầu tư.

Thuế là công cụ để phân phối lại thu nhập và thực hiện công bằng xã hội giữa các cá nhân trong xã hội: Việc điều hoà thu nhập giữa các tầng lớp dân cư được thực hiện một phần thông qua thuế gián thu mà đặc biệt là hình thức thuế tiêu thụ đặc biệt. Loại thuế này có đối tượng chịu thuế chủ yếu là các hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng cao cấp, đắt tiền. Các hàng hoá, dịch vụ này thông thường chỉ có những người có thu nhập cao trong xã hội mới có thể sử dụng và hoặc sử dụng nhiều, qua đó điều tiết bớt một phần thu nhập của họ.

Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh: Vai trò này được xuất hiện trong quá trình tổ chức thực hiện các luật thuế trong thực tế. Để đảm bảo thu được thuế và thực hiện đúng các quy định của các luật thuế đã ban hành, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan phải bằng mọi biện pháp nắm vững số lượng, quy mô các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng họ được phép kinh doanh cũng như các định mức chi tiêu đặc thù và các phương thức hạch toán riêng có. Từ công tác thu thuế mà cơ quan thuế sẽ phát hiện ra những khó khăn mà họ gặp phải để giúp đỡ họ tìm mọi biện pháp tháo gỡ. Đồng thời, cũng qua công tác thu thuế, cơ quan thuế cập nhật được nhiều kiến thức quản lý kinh tế để phục vụ tốt hơn cho việc kiểm tra, kiểm soát sau này. Như vậy, qua công tác quản lý thu thuế mà có thể kết hợp kiểm tra, kiểm soát toàn diện các mặt hoạt động của các cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

Do đó, mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam không nằm ngoài quy luật trên.

1.3.1.2. Một số chủ trương, chính sách của Đảng về công tác thuế và các văn bản về quản lý thuế NTNN tại Việt Nam

- Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19/05/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Ban hành quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam”.

- Quyết định số 03/2012/QĐ-TTg ngày 16/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg”.

- Luật số: 21/2012/QH13 của Quốc Hội ban hành: “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế” ban hành ngày 20/11/2012.

- Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013.

- Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT.

- Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN.

- Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.

- Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.

- Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TẠI CỤC THUẾ TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 46 -48 )

×