Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế nhà thầu nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại cục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 46)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.5.Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế nhà thầu nước ngoài

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế nhà thầu nước ngoài. Mỗi nhân tố đều có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới công tác này tùy theo tính chất và trạng thái của nhân tố đó. Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước là phải tìm cách hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực cũng như phát huy những ảnh hưởng tích cực nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế nhà thầu nước ngoài.

* Nhân tố về chính sách thuế:

Để một chính sách có thể thực hiện, cần phải có biện pháp triển khai khả thi, chi tiết, cụ thể và có sức thuyết phục. Những vướng mắc trong chính sách thuế cần đưa ra giải pháp xử lý phù hợp. Quy định thủ tục phải vừa cụ thể, vừa đơn giản, không gây phiền hà. Chính sách vừa tác động đến quản lý nhà nước, vừa góp phần tháo gỡ và hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế khi được triển khai bởi những biện pháp khả thi và hiệu quả. Trong đời sống pháp luật, văn bản pháp quy được thực hiện nghiêm minh bởi cơ quan thừa hành làm việc hiệu quả sẽ giúp cho các hành vi vi phạm giảm bớt.

Người nộp thuế và cơ quan thuế cùng thực hiện nghiêm túc hơn các quy định trong luật thuế khi họ biết rằng những vi phạm sẽ bị phát hiện và bị trừng phạt nghiêm khắc. Hệ thống chính sách thuế phải được xây dựng có nội

dung đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, minh bạch, mang tính phổ thông, phù hợp với trình độ chung của cả người nộp thuế và người quản lý và càng ít ngoại lệ sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, giảm chi phí tuân thủ, giảm rủi ro do tham nhũng và phiền hà cho người nộp thuế qua đó cũng giúp cho việc thực hiện tuân thủ thuế tốt hơn và quan trọng là các mức thuế suất phải được tiến hành trên sự phân tích khoa học, toàn diện để tìm ra được những đáp số phù hợp nhất, sẽ tăng được tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế. Hệ thống chính sách pháp luật là yếu tố tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh của DN. . Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật thuế phức tạp, không đồng bộ, thiếu tính chặt chẽ và chồng chéo sẽ làm tăng cơ hội cho người nộp thuế có những hành vi lợi dụng kẽ hở của luật để trục lợi, làm giảm tác dụng quản lý và răn đe của luật pháp.

* Nhân tố từ cơ quan quản lý thuế:

Trình độ đội ngũ cán bộ thuế đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thuế, nhân tố này tác động vào tất cả các nội dung của công tác quản lý thu thuế nhà thầu, từ ban hành chính sách, tổ chức thực hiện chính sách tới thanh tra thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế.

Bên cạnh đó, sự phối kết hợp của các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đã được quy định trong Luật Quản lý thuế cũng tác động tới hiệu lực của công tác quản lý thuế. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, việc cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong điều tra quản lý đối tượng, xác định mức thuế, thực hiện cưỡng chê về thuế chưa đáp ứng được yêu cầu.. Dù đã có phối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan công an, kiểm sát, quản lý thị trường…và có tác dụng nhất định trong việc phát hiện, xừ lý kịp thời một số vi phạm pháp luật thuế, việc cơ quan thuế cần chủ động có kế hoạch triển khai tăng cường phối hợp với những bộ, ngành, địa phương theo từng phương án cụ thể là đòi hỏi cấp thiết để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế nhà thầu nước ngoài.

- Quy trình nghiệp vụ quản lý thuế: Quy trình này gồm một bộ các quy định và hướng dẫn về đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, thanh tra kiểm tra thuế, cưỡng chế thuế…Quy trình nghiệp vụ thuế rõ ràng và ổn định sẽ góp phần làm sáng tỏ chính sách thuế để người nộp thuế dễ tuân thủ hơn.

- Tính sẵn có và dễ tiếp cận các dịch vụ tư vấn thuế do cơ quan quản lý thuế cung cấp. Dịch vụ tư vấn thuế sẽ giúp cơ quan thuế gần người nộp thuế hơn.

- Năng lực tầm soát của cơ quan thuế thể hiện thông qua các hoạt động thanh tra, khả năng phát hiện gian lận thuế và tính cưỡng chế thông qua những biện pháp và hình phạt do trốn thuế. Việc kiểm soát và cưỡng chế thích hợp của cơ quan thuế trước hết có tác dụng làm nản ý định gian lận của người nộp thuế, sau đó tạo ra tính răn đe đối với trường hợp cố tình vi phạm. Tuy nhiên năng lực tầm soát của cơ quan thuế cần trợ giúp rất nhiều từ sự hợp tác toàn diện của cộng đồng nói chung gồm: người dân, cơ quan chức năng ngoài thuế, …

- Trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ thuế: Trình độ chuyên môn của cán bộ thuế gồm: nắm vững nghiệp vụ, sử dụng được công nghệ thông tin, cập nhật văn bản pháp quy về thuế và các văn bản pháp luật có liên quan, được huấn luyện kỹ năng ứng xử, đạo đức của cán bộ thuế được thể hiện qua nhận thức về trách nhiệm đối với công việc, về người nộp thuế và những ảnh hưởng tiêu cực sẽ xảy ra nếu có sai phạm. Đạo đức còn thể hiện thông qua tinh thần làm việc của cán bộ thuế. Tuy vậy cũng không thể kể tới một số không nhỏ cán bộ công chức chưa có năng lực thực sự, thêm vào đó là bộ máy quản lý thuế nhà thầu nước ngoài còn cồng kềnh, chưa thật chặt chẽ dẫn đến những kẻ hở để những nhà thầu nước ngoài có thể lách luật.

- Cơ sở vật chất của ngành thuế: Trang thiết bị ngành thuế, đặc biệt là hệ thống thông tin là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa rủi ro không tuân thủ, cụ thể giúp sao lưu và tra cứu những giao dịch kinh tế quá khứ của người nộp thuế. Cơ sở vật chất còn đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn

thiện công nghệ hành thu vừa góp phần tăng tính tuân thủ vừa làm giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế. Một hệ thống thu thuế được kết nối bằng mạng nội bộ sẽ là một nhân tố rất hữu ích cho cơ quan thuế trong việc quản lý thu thuế hiệu quả, chính xác, kịp thời và tiết kiệm chi phí. Việc xây dựng mạng thông tin nội bộ để quản lý cơ sở dữ liệu sẽ đòi hỏi những chi phí bước đầu tương đối lớn, nhưng xét về dài hạn thì điều này sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc quản lý dữ liệu theo kiểu thủ công.

- Thể chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan đến quản lý thuế. Người nộp thuế là một con người xã hội nên có những giao dịch và quan hệ ngoài tầm kiểm soát của cơ quan thuế. Vì vậy, thiết lập hệ thống thông tin hữu hiệu giữa cơ quan thuế với hải quan, ngân hàng, kho bạc, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp,… là một yếu tố không thể thiếu trong công tác quản lý thuế.

* Nhân tố từ phía người nộp thuế:

Trình độ của doanh nghiệp tác động mạnh mẽ đến ý thức chấp hành pháp luật. Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng tỉ lệ thuận với ý thức và trách nhiệm nộp thuế. Dân trí càng cao, hiểu biết về nghĩa vụ với nhà nước, trách nhiệm với cộng đồng ngày càng sâu sắc người nộp thuế càng có ý thức tuân thủ. Nếu nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ thuế và quyền hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình thì người nộp thuế sẽ tự nguyện trong việc khai, nộp thuế… Hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra, công tác quản lý thu thuế và thanh tra thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn Việc NTNN nhận thức như thế nào về hành vi cư xử của chính quyền và cơ quan thuế cũng như tạo điều kiện để NTNN nâng cao tính tự chủ là yếu tố khá quan trọng để thúc đẩy tâm lý tích cực lên hành vi tuân thủ. Khi NTNN có ý thức chấp hành luật thuế tốt, các NTNN sẽ tự giác trong kê khai, nộp thuế. Hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra. Chính vì vậy, công tác quản lý thu

thuế và thanh tra thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Tóm lại ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế cũng ảnh hưởng một phần tới công tác quản lý thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế nhà thầu nước ngoài tại cục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 46)