Khái quát về truyền thuyết và lễ hội dân gia nở Đồng Hỷ, Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội dân gian ở đồng hỷ, thái nguyên (Trang 36 - 42)

B. NỘI DUNG

1.2.3. Khái quát về truyền thuyết và lễ hội dân gia nở Đồng Hỷ, Thái Nguyên

1.2.3.1. Hệ thống truyền thuyết

Kho tàng truyền thuyết ở Thái Nguyên là vô cùng phong phú và đa dạng với các nội dung, chủ đề như đánh giặc giữ nước, xây dựng địa bàn cư trú, có công khai sơn phá thạch, tạo dựng đời sống - văn hóa cho cộng đồng. Tập trung có thể kể đến các nhóm truyền thuyết đặc trưng như: Nhóm truyền thuyết về nhân vật Dương Tự Minh và lễ hội đền Đuổm của người Kinh ở Thái Nguyên; Truyền thuyết về lễ hội đình Phương Lộ; Nhóm truyền thuyết về nàng Công - chàng Cốc; Nhóm truyền thuyết của các dân tộc Tày, Nùng, Dao… Đặc biệt ở các địa bàn cư trú của dân tộc Kinh, Tày, Nùng.. có rất nhiều truyền thuyết địa phương kể về những vị có công khai sơn phá thạch, lập bản dựng làng mà người dân tin là có thật được chép lại trong các thần tích, thần phả gắn liền với các đền thờ, miếu thờ. Tuy nhiên ở đây chúng ta sẽ chỉ giới hạn cụ thể truyền thuyết ở Đồng Hỷ nói chung và truyền thuyết trong mối quan hệ với lễ hội nói riêng.

Cũng như nhiều nơi trong khu vực, là nơi lưu giữ nhiều truyền thống, di sản văn hóa tinh thần dân tộc, Đồng Hỷ, Thái Nguyên đã lưu truyền những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười,… cho đến tận ngày nay.

Theo tài liệu chúng tôi thu thập, hệ thống truyền thuyết ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên khá phong phú với khoảng gần 35 câu chuyện khác nhau. Căn cứ vào đặc trưng của thể loại hay sự khác biệt của đối tượng được nói đến có thể phân loại truyền thuyết thuyết ở Đồng Hỷ thành 2 loại: Truyền thuyết về nhân vật và sự kiện lịch sử, truyền thuyết địa danh.

STT Loại truyền thuyết Số lượng (Bao gồm

cả dị bản)

1 Truyền thuyết về nhân vật và sự kiện

lịch sử 19

2 Truyền thuyết về địa danh 15

Trước hết là truyền thuyết về nhân vật và sự kiện lịch sử với các nhân vật: Dương Tự Minh, Trần Hưng Đạo, Nguyên phi Ỷ Lan, Nông Văn Thản, ngài Quận Khúc, công chúa Huyền Tụng, Nguyễn Trung Sơn… Đây là những nhân vật có thật trong lịch sử được tái hiện qua những câu chuyện truyền thuyết, phản ánh được phần nào thời đại của lịch sử, khẳng định công lao của những người anh hùng trong sự nghiệp đấu tranh chung của dân tộc một cách khách quan, trung thực. Những câu chuyện về Dương Tự Minh cho ta thấy hình ảnh của một nhân vật được hiện lên từ ngoại hình, tính cách, sức mạnh phi thường. Qua đó sẽ lí giải một phần cho chiến công mà Dương Tự Minh mang lại khi đánh thắng nhiều trận chiến đối đầu với kẻ thù, khi nhận được sự kính trọng của nhân dân. Hay nhân vật Nguyên Phi Ỷ Lan hiện lên là một người phụ nữ có tài đức vẹn toàn cầm quân đánh giặc khi đất nước có loạn để bảo vệ cuốc sống của nhân dân…

Truyền thuyết địa danh ở Đồng Hỷ thường gắn liền nơi đền chùa, đình làng hay các di tích với các nhân vật là tiên nhân hoặc người có công sáng lập như tại các địa danh: Hòn đá bàn chân người, hòn đá tướng quân, chùa Hang,

chùa Linh Sơn, đền Hích, hang Leo, đền Ngựa Trắng, đền Rắn, núi Voi… Mỗi câu chuyện truyền thuyết đã giải thích phần nào sự hình thành của địa danh đó.

So với các truyền thuyết ở nơi khác thì truyền thuyết ở Đồng Hỷ hầu như chưa được văn bản hóa một cách cụ thể mà chủ yếu là truyền miệng. Điều đó là một minh chứng rằng trong tâm thức của người dân Đồng Hỷ, mức độ ảnh hưởng của truyền thuyết là vô cùng sâu sắc trong đời sống của con người. Trong quá trình điền dã để sưu tầm những truyền thuyết trên mảnh đất này chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ kể vừa có sự chân thật, mộc mạc nhưng đồng thời cũng có khả năng biểu đạt cao do người hiện đại ngày nay hư cấu, sáng tạo nên. Tuy nhiên, điều này không có gì đặc biệt bởi nó là vấn đề tất yếu sẽ xảy ra vì văn học dân gian luôn có xu hướng “hiện đại hóa tác phẩm” [3,tr54] và việc tìm hiểu những bản kể truyền miệng ấy sẽ là bức tranh phản ánh sức sống của truyền thuyết trong đời sống hiện đại ngày nay.

Còn một điều nữa mà chúng tôi nhận thấy ở truyền thuyết nơi đây chính là truyền thuyết đã bị cổ tích hóa chứ không còn là một truyền thuyết trọn vẹn. Nhân vật là tiên nhân chỉ thường xuất hiện trong truyện cổ tích nhưng truyền thuyết ở Đồng Hỷ lại có sự xuất hiện của các nhân vật này trong các câu chuyện tại chùa Hang, đền Hích, động Linh Sơn…

Bởi vậy, những vấn đề về truyền thuyết trên mảnh đất này nếu được gia công, tìm hiểu thì sẽ là sự đóng góp không hề nhỏ cho văn học dân gian rộng hơn là văn hóa dân gian trên nhiều mặt.

1.2.3.2. Lễ hội

Lễ hội ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên tồn tại với quy mô và sự ảnh hưởng khác nhau bởi nó tùy thuộc rất nhiều vào nơi diễn ra lễ hội. Trên địa bàn huyện chủ yếu là nơi sinh sống của dân tộc Kinh cho nên hầu như lễ hội diễn ra trên địa bàn huyện đều là lễ hội chung của người Việt với sự tham gia của các dân tộc thiểu số trong khu vực. Thế nhưng, bên cạnh đó cũng luôn có sự song hành của lễ hội các dân tộc thiểu số.

Lễ hội ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên vừa mang những đặc trưng của lễ hội cổ truyền Việt Nam, đồng thời vừa mang sắc thái riêng của văn hóa địa phương. Theo sự tìm hiểu thực tế thì tại Đồng Hỷ các lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân khoảng từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch hàng năm. Tại đây có ba lễ hội lớn được nhân dân nhiều nơi biết đến còn lại là những lễ hội nhỏ diễn ra tại khu vực đình làng, đền thờ tại các địa danh khác nhau trong khu vực. Điều đặc biệt là những lễ hội nhỏ mang tính chất thu hẹp trong sinh hoạt văn hóa đình làng hoặc mang tính dân tộc hiện nay đã có sự thay đổi theo xu hướng chỉ còn một trong hai phần lễ hoặc hội và một số nơi đã không còn lưu giữ được nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa ấy. Dưới đây là một số thống kê về lễ hội và thời gian diễn ra tại Đồng Hỷ, Thái Nguyên:

STT Những lễ hội tiêu biểu còn tồn tại

Những lễ hội đã không còn được duy trì.

1

Lễ hội Chùa Hang: Diễn ra trong ba ngày 18,19,20 tháng giêng âm lịch hàng năm.

Đình Xuân Quang

+ Lễ vào ngày 6 tháng giêng âm lịch + Hội có các trò: Hát sli, hát lượn, tung còn, bắn bia, đánh cờ người.

2

Lễ hội đền Hích: Diễn ra vào ngày 15 tháng giêng âm lịch hàng năm.

Đình La Đành

+ Lễ vào ngày 11 tháng giêng âm lịch + Hội có các trò: Tung còn, bắn bia, đi cầu treo đốt pháo.

3

Lễ hội Linh Sơn: Diễn ra từ ngày 6 đên ngày 8 tháng giêng âm lịch hàng năm.

Đình La Thông

+ Lễ vào 2 ngày: 15 tháng giêng âm lịch và 15 tháng bảy âm lịch

+ Không có hội

4

Đình Đồng Cẩu

+ Lễ vào ngày 16 tháng giêng âm lịch + Hội có các trò: Cờ người, kéo co….

5

Đình Tân Đô

+ Lễ vào ngày 8 tháng giêng âm lịch + Không có hội

6

Đình Bảo Nang

+ Lễ diễn ra vào ngày 4 tháng giêng âm lịch

+ Hội có các trò: Gieo cầu, đánh cờ, đấu vật

7

Đình Tam Thái

+ Lễ diễn ra vào ngày 7 tháng giêng âm lịch

+ Hội có các trò: Bắn bia, chơi cờ người, tung còn

8

Đình Hóa Thượng

+ Lễ vào ngày 10 tháng giêng âm lịch

+ Hội có các trò: ném cống vật, đánh cờ bói, thi chạy cờ.

9

Đền Thác Thản:

+ Lễ được tổ chức hai lần vào tháng giêng và tháng bảy âm lịch

+ Hội không lớn

Như vậy, qua sự thống kê trên chúng ta có thể thấy rằng mỗi một lễ hội nơi đây luôn được tổ chức vào một ngày nhất định. Tuy nhiên phần lớn lễ hội ở Đồng Hỷ diễn ra tại các đình làng và đến nay đã không còn được duy trì.

Lễ hội ở Đồng Hỷ chủ yếu là lễ hội của người Kinh có sự giao thoa với các dân tộc cho nên trong nhiều lễ hội xuất hiện những trò chơi mang màu sắc của các dân tộc như ném còn của người Tày, hát sli của người Nùng… Ở đây,

chúng tôi chỉ tập trung đi tìm hiểu lễ hội của người Kinh để thấy được mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội của người Kinh mà ở đó đã có sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.

* Tiểu kết :

Là nơi lưu giữ nhiều truyền thống, di sản văn hóa, tinh thần dân tộc Đồng Hỷ, Thái Nguyên chứa đựng cả một kho truyền thuyết đa dạng phong phú và hấp dẫn gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa xã hội đã trở thành một trong những điều kiện đầu tiên giúp chúng ta có thêm hiểu biết về mảnh đất này. Không chỉ là nét đẹp của thiên nhiên mà còn là nét đẹp của con người nơi đây trong không gian sinh hoạt văn hóa. Chính từ những đặc điểm đó đã tạo cơ sở cho việc nghiên cứu luận văn, tạo nên một kho tàng văn học dân gian phong phú địa phương mà tiêu biểu là truyền thuyết.

Tìm hiểu một cách khái quát về truyền thuyết nơi đây chúng ta sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn khi nghiên cứu truyền thuyết cũng như mối quan hệ sâu sắc giữa truyền thuyết với lịch sử.

Khái niệm về truyền thuyết, lễ hội và những nghiên cứu bước đầu về hệ thống truyền thuyết với lễ hội dân gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên sẽ là một tiền đề lí luận và thực tế quan trọng cho việc tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên một cách khoa học, cụ thể và sâu sắc.

Chương 2:

TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN Ở ĐỒNG HỶ, THÁI NGUYÊN

Việt Nam là một đất nước vốn có nền văn hiến lâu đời, điều đó đã đem lại những nét độc đáo, phong phú trong đời sống văn hóa của người dân đất Việt và một trong những nét đẹp văn hóa đó chính là văn học dân gian trong sự tìm hiểu cụ thể về truyền thuyết.

Những truyền thuyết dân gian thường có cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ, lí tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng. Với tư cách là một đứa con tinh thần, là một bộ phận của văn học nghệ thuật không thể thiếu trong dòng chảy lịch sử, truyền thuyết dân gian ở Đồng Hỷ nói riêng cũng như truyền thuyết của dân tộc Việt nói chung đã phản ánh, lí giải các nhân vật, sự kiện có liên quan tới đời sống của con người. Chương này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về những câu chuyện lưu truyền, về nét đẹp tâm linh trong đời sống của con người trên mảnh đất này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội dân gian ở đồng hỷ, thái nguyên (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)