B. NỘI DUNG
2.2. Truyền thuyết dân gia nở Đồng Hỷ, Thái Nguyên nhìn từ góc độ nghệ thuật
thuật.
Là thể loại truyền thuyết trong văn học dân gian cho nên dù có phong phú đa dạng đến đâu thì truyền thuyết ở Đồng Hỷ cũng là sản phẩm truyền miệng của văn học. Vì thế nó cũng mang trong mình những yếu tố thi pháp đặc trưng của truyền thuyết.
2.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Truyền thuyết ở Đồng Hỷ với sự đa dạng phong phú và cách thức phản ánh trong những câu chuyện khác nhau đã kéo theo đó là số lượng nhân vật xuất hiện ít nhiều tùy thuộc vào từng cách phản ánh. Thế nên ở đây ta sẽ tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sự tổng hòa của cách thức phản ánh.
Đầu tiên là nhân vật thuộc tầng lớp vua quan…được phản ánh trực tiếp như Nguyên phi Ỷ Lan, Nguyễn Thị Niệm, Dương Tự Minh, Nông Văn Thản, Nguyễn Trung Sơn, Hoàng Bảy,… nhân vật được phản ánh gián tiếp như Cao Bá Quát, Đặng Nghiệm, Vũ Quỳnh… Đây đều là những nhân vật có thật trong
lịch sử được dân gian lựa chọn đưa vào trong truyền thuyết nhưng lại khắc họa theo sự đánh giá tình cảm của nhân dân.
Nói chung trong những câu chuyện kể khi tìm hiểu hầu như ta đều thấy quyền lợi của vua quan với quyền lợi của nhân dân, chế độ phong kiến chưa thể hiện, bộc lộ ra những mặt xấu của nó. Cho nên ta thấy về cơ bản nhìn giai cấp thống trị với một tinh thần ủng hộ, tôn kính, tôn sùng và đặc biệt là những người có tài, có đức, có công với đất nước. Đây được coi là một đặc điểm làm nên nét riêng của truyền thuyết thời kì này.
Thứ hai là nhân vật quần chúng, bao gồm: nhân dân,… Tuy không phải là nhân vật trung tâm nhưng họ không hề xuất hiện mờ nhạt trong câu chuyện. Họ là một trong những nhân tố làm nên lịch sử, là cơ sở để những câu chuyện được lưu truyền lại và làm cho nhân vật trung tâm nổi bật hơn. Qua tuyến nhân vật này ta có thể thấy ngay từ lúc bấy giờ tác giả dân gian đã có ý thức sâu sắc về lịch sử cộng đồng, về vai trò tập thể và sức mạnh của quần chúng, mà điều ấy sẽ tiếp tục phát triển trong văn học thời kì sau.
Một nhóm nhân vật nữa ta không thể không nhắc đến, đó là lực lượng siêu nhiên. Trong truyền thuyết Đồng Hỷ, sự xuất hiện của lực lượng siêu nhiên với mục đích tương đối đa dạng. Khi thì là trợ giúp như trong truyền thuyết “cô tiên thứ bảy sẵn lòng thương người mới rủ các chị xuống gặt giúp và hỏi chàng thích nhàn hay thích vất vả. Chàng chọn con đường nhàn rỗi và thế là các cô tiên gặt tới đâu liền thút nút ống dạ đến đấy, chỉ một buổi sáng đã gặt sạch trơn cánh đồng” [49]. Khi thì thể hiện báo hiệu cho ước mơ hạnh phúc của con người như chàng trai lấy được nàng tiên rồi có cuộc sống hạnh phúc. Khi lại là hình ảnh của Voi thần giúp con người thoát khỏi sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Một nhóm nhân vật nữa ta không thể không nhắc đến, đó là lực lượng siêu nhiên. Tất cả những điều ấy đã làm nên sức lôi cuốn kì diệu, sức hấp dẫn riêng cho truyền thuyết ở Đồng Hỷ.
Thế nhưng không chỉ đa dạng về hệ thống nhân vật mà trong cách miêu tả nhân vật thì truyền thuyết nơi đây cũng tạo nên nét độc đáo riêng. Nhân vật trong truyền thuyết có thể được miêu tả qua ngoại hình, phẩm chất, tính cách, tài năng… Ví như ngài Quận Khúc là một vị tướng tài giỏi, Nguyên phi Ỷ Lan hiện lên với vẻ ngoài xinh đẹp và sự tài năng trong hiểu biết để vua có thể giãi bày tâm sự, hay hình ảnh của chàng trai đốn củi hiện lên nghèo khó nhưng lại ẩn chứa là một con người chân thật, hiền lành, rồi cũng có khi là hình ảnh đẹp, lung linh thoát tục của những nàng tiên với khả năng từ phép màu huyền bí… Nói chung dù nhân vật được miêu tả khác nhau như thế nào nhưng nhân vật trong truyền thuyết vẫn luôn thể hiện được ý đồ của nhân dân trong khát khao, ước muốn của mình qua câu chuyện.
Như vậy, qua việc xây dựng nên hệ thống nhân vật, các tác giả dân gian đã thể hiện quan điểm nhân sinh của mình, tư tưởng thẩm mĩ cũng như tài năng trong sự sáng tạo để tạo nên những tác phẩm không bao giờ phai mờ và những nhân vật bất tử theo thời gian.