B. NỘI DUNG
3.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết với lễ hội dân gia nở Đồng Hỷ, Thái Nguyên
về truyền thống như: trò diễn dân gian, trò chơi dân gian thì còn có nhiều hoạt động vui chơi mang tính hiện đại. Phần lễ diễn ra vốn dĩ như là nghi thức ban đầu để khơi gợi lại truyền thuyết, để thể hiện lòng tôn kính của con người với thời đại đã đi qua. Phần hội lại là sự tái hiện cuộc sống của con người. Tất cả đã tạo nên một mối quan hệ gắn bó, không tách rời giữa truyền thuyết và lễ hội dân gian.
3.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết với lễ hội dân gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên Thái Nguyên
3.2.1. Mối quan hệ giữa Folklore với thực tiễn
Thuật ngữ folklore được nhà nhân chủng học người Anh, ông William Thoms dùng trong bài báo đăng trên tờ Athenaeum, ngày 22/8/1846, với ý nghĩa để chỉ những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là di tích của nền văn hoá tinh thần như phong tục, đạo đức, tín ngưỡng, những bài dân ca, những câu chuyện kể của cộng đồng. Sau khi xuất hiện, thuật ngữ này được hiểu với nhiều nghĩa rộng và hẹp khác nhau, liên quan tới đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học.
Ở Việt Nam, thuật ngữ này được dịch là văn hóa dân gian với những ý nghĩa: Theo nghĩa rộng Folklore bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần do dân chúng sáng tạo (folk culture). Điều đó có nghĩa, văn hoá dân gian là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đồng thời nó cũng là đối tượng nghiên cứu của văn hoá học.
Theo nghĩa hẹp Folklore là những sáng tạo của dân chúng mang tính nghệ thuật. Văn hóa dân gian gồm ba thành tố: Nghệ thuật ngữ văn dân gian (tức văn học dân gian), nghệ thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật diễn xướng dân gian.
Ngữ văn dân gian bao gồm: Tự sự dân gian (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, ngụ ngôn, vè, sử thi, truyện thơ... Trữ tình dân gian (ca dao, dân ca); Thành ngữ, tục ngữ, câu đố dân gian
Nghệ thuật dân gian bao gồm: Nghệ thuật tạo hình dân gian (kiến trúc dân gian, hội họa dân gian, trang trí dân gian...); nghệ thuật biểu diễn dân gian (âm nhạc dân gian, múa dân gian, sân khấu dân gian, trò diễn...)
Theo nghĩa chuyên biệt Folklore là văn học dân gian, theo đó tác phẩm folklore là hình thức ngôn từ gắn với nhạc, vũ, kịch... do tập thể dân chúng sáng tác. Cũng có thể dùng thuật ngữ folklore văn học để chỉ văn học dân gian đồng thời phân biệt nó với các đối tượng khác cũng thuộc phạm trù folklore - văn hoá văn dân gian .
Trong mối quan hệ với thực tiễn, văn hóa dân gian là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn liền với các sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân. Vì vậy, khi nghiên cứu các hiện tượng văn hóa dân gian cần phải gắn liền với môi trường sinh hoạt văn hóa của nó.
Văn hóa dân gian gắn với lịch sử lâu đời của dân tộc, là nguồn sản sinh và tiếp tục nuôi dưỡng các hoạt động thực tiễn trong cuộc sống của con người. Theo Hoài Thanh: “đối với văn hóa dân gian thực ra các loại hình tách bạch ra, nhưng vẫn phải nương tựa vào nhau. Thơ dân gian tồn tại, phát triển và lưu truyền bằng hát đối đáp. Nếu bỏ nhạc thì múa khó thành. Mất sự tích văn học, mất làn điệu, mất múa thì chèo cũng mất. Tranh Đông Hồ cũng phải đi liền với hội tết" [43]. Qua văn hóa dân gian, nhân dân tự biểu hiện mình, tự phản ánh cuộc sống của mình.
Chẳng hạn, mỗi câu chuyện truyền thuyết đều phản ánh rõ sự kiện lịch sử và nhân vật xuất hiện trong câu chuyện đó là những nhân vật có thật trong
cuộc sống nhưng qua trí sáng tạo của con người mà nhân vật ấy đã đi vào truyền thuyết. Nhưng đồng thời, cũng chính từ những câu chuyện truyền thuyết mà lễ hội – hoạt động thực tiễn của con người diễn ra.
Hơn nữa, hệ giá trị của văn hóa dân tộc, trước nhất tiềm ẩn trong văn hóa dân gian. Chúng thể hiện trên nhiều bình diện, như ứng xử của con người với môi trường tự nhiên theo hướng thích ứng và hòa hợp. Các biểu tượng của văn hóa chủ yếu gắn với văn hóa dân gian. Hệ biểu tượng này hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài và quy định những hành vi ứng xử của cộng đồng.
Biểu tượng "tứ bất tử" (bốn vị thần bất tử): Chử Đạo tổ, Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh mẫu Liễu Hạnh, đó là hệ ý thức nhân sinh Việt Nam hình thành do đòi hỏi xây dựng và củng cố quốc gia phong kiến tự chủ, nhất là từ thời Lê...
Văn hóa dân gian với hệ giá trị và biểu tượng của nó đã làm nên cái gọi là tâm thức dân gian, tâm hồn dân tộc. Những cái đó đã quy định các hành vi, tình cảm của con người trong các hoạt động thực tiễn. Bởi vậy, để nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm dân tộc, xây dựng và củng cố các biểu tượng của dân tộc trong thực tiễn, chúng ta cũng phải bắt đầu từ Văn hóa dân gian.
Có thể thấy, giữ folklore với thực tiễn có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Folklore là nguồn gốc cho hoạt động thực tiễn, còn hoạt động thực tiễn lại là môi trường cho folklore tồn tại và phát triển.
Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, hơn lúc nào hết chúng ta phải bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân gian. Cần nhận thức rõ vai trò của văn hóa dân gian trong hoạt động thực tiễn của người, phải bắt đầu từ việc bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hóa dân gian.