Bộc lộ ước muốn, khát vọng của nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội dân gian ở đồng hỷ, thái nguyên (Trang 49 - 54)

B. NỘI DUNG

2.1.2. Bộc lộ ước muốn, khát vọng của nhân dân

Sống trong một hoàn cảnh chịu sự chi phối khắc nghiệt của xã hội xưa, của sự thay đổi thời tiết thất thường ảnh hưởng đến nền văn hóa lúa nước đã thôi thúc con người ta tới những ước muốn, khát khao chính đáng. Bởi vậy mà truyền thuyết đã trở thành “bức tâm thư” để họ bộc lộ chính nỗi lòng của mình.

Theo quan niệm của dân gian, tiên nhân là con của vua cha Ngọc Hoàng, có phép màu biến hóa mọi thứ, là người vô cùng xinh đẹp, nết na, sống có kẻ hầu người hạ, sung túc. Thế nhưng trong câu chuyện đi vào truyền thuyết ở Đồng Hỷ họ lại vô cùng gần gũi với nhân dân, giúp dân làng sản xuất nông nghiệp, tránh hoạn nạn gian nguy trong cuộc sống “…lúa tốt bời bời, chỉ cần gieo cấy một lần, cứ gặt xong phía trước, phía sau lúa đã mọc lại và chín rộ, gặt ngày, gặt đêm không xuể, thóc gặt ăn không hết, mệt nhọc quá nên ngồi khóc than thân. Cô tiên thứ bảy sẵn lòng thương người mới rủ các chị xuống gặt giúp và hỏi chàng thích nhàn hay thích vất vả. Chàng chọn con đường nhàn rỗi và thế là các cô tiên gặt tới đâu liền thút nút ống dạ đến đấy, chỉ một buổi sáng đã gặt sạch trơn cánh đồng…” [49], rồi đến hình ảnh nhân cách hóa một chú voi bình thường cũng có sức mạnh, biết giúp đỡ con người “Hàng ngày, voi hướng đầu về phía Tây, vươn vòi vặt sạch đồng cỏ phía trước để ăn, làm cánh đồng hoang này trơ trụi, cằn cỗi. Đêm đến lại thải phân bón cho cánh đồng Hóa Thượng” [49]. Phải chăng hình ảnh này đã được nhân dân thổi hồn vào đó thể hiện cho ước muốn của người làm nông. Đó là sự tương thân, tương ái không phân biệt giàu nghèo, địa vị cao thấp, không phân biệt giống loài.

Nối tiếp sau đó, trong truyền thuyết còn kể về mối tình sâu nặng giữa một chàng trai đốn củi với nàng tiên. “Khi gặt xong, bảy cô tiên rủ nhau vào hang tắm mát, mải ngắm nhũ đẹp, nàng tiên thứ bảy quên cả chỗ để lụa y, tiên cánh của mình. Tình cờ, chàng trai cũng vào hang để tắm và vào đúng ngách hang nàng tiên thứ bảy để lụa y. Chàng xấu hổ quay ra, tiện tay rút trộm giải lụa đào ngũ sắc, sau đó chèo lên hang lưng chừng núi, chiếc hang nhỏ nơi trú ngụ của chàng. Đúng giờ ngọ, các cô tiên đều bay về trời, nàng tiên thứ bảy mặc xong lụa y thì không tìm thấy tiên cánh, đành phải ở lại trần gian sống với chàng trai, sau sinh được hai cậu con trai nhỏ bé” [49]. Thế nhưng tình yêu giữa người trần và thần tiên lại muôn thủa trắc trở “Cứ mỗi lần nàng vắng nhà, chàng lại lôi tiên cánh của vợ ra để bay tập cho các con xem khỏi quấy khóc.

Khi bi bô biết nói, lũ trẻ nói lộ bí mật nơi giấu cánh tiên. Nhân ngày chồng đi làm, nàng lấy tiên cánh ra, sực nhớ là mình đã ở trần gian ba năm, tức là xa thiên đình ba ngày. Nàng quyết định về trời và trước khi đi, nàng dặn các con, nếu bố về có đánh chửi tuyệt đối không được khóc, chỉ khi nào mỗi đứa bị đánh đủ 1000 roi hãy khóc thật to. Bởi nàng nhẩm tính, nếu phạm lỗi 1000 lần, ít nhất phải 18 năm, lúc đó con đã trưởng thành, có ý thức của một người lớn, lúc đó đón con về trời là vừa. Dặn con xong, nàng tiên thứ bảy bay về trời. Khi chàng trai đi làm về, biết tin vợ đã bỏ nhà ra đi, chàng trai nạt con mãi, chúng không khai cũng không khóc. Cơn giận bốc lên, chàng vớ ngay cái chổi càng, vụt túi bụi hai đứa con. Mỗi đứa đếm đủ 10 nhát vụt thì quỳ xuống xin lỗi bố và rớm nước mắt. Hối hận, thương con, chàng quăng chổi xuống đất rồi đứng khóc theo con. Trong khi đó, một đứa nhặt cái chổi dưới đất lên đếm từng nan, thấy cái chổi có hơn 100 nan, nhân lên 10 lần vụt, có thừa 1000 roi. Nhớ lời mẹ dặn hai đứa ôm nhau gào khóc ầm ý gọi mẹ. Nàng tiên vừa về tới thiên đình vì phạm vào luật trời nên bị Ngọc Hoàng tạm giữ ở động Linh Tiêu, chưa kịp gọi ra hỏi lỗi thì đã nghe tiếng khóc của con mình gào thảm thiết dưới nhân gian” [49]. Tình mẫu tử trên hết, sức mạnh và lý trí trong trái tim người mẹ là vô biên, không thế lực nào có thể ngăn nổi. Nàng đã liều lĩnh bay xuống trần gian, đến với hai đứa con nhỏ của mình, bất chấp tất cả. Là một người biết rõ phạm vào luật thiên đình nhưng tình cảm là vô bờ bến cho nên trong câu chuyện nàng tiên đã bất chấp sự trừng phạt đi theo tiếng gọi của con tim. Ngọc Hoàng tức giận giáng tai họa xuống trần gian nhưng sau đó cũng hành xử theo trái tim mình. “Điều xảy ra dưới trần là quá thương tâm, cảm thông với con, hiểu được sức mạnh vô biên của tình mẫu tử, thượng đế sau khi vá trời xong, không những không phạt con gái mà còn đồng ý đón hai cháu ngoại lên trời. Nhưng vì hai cháu của ngài chưa trưởng thành, còn là trẻ nhỏ, chưa có ý thức người lớn, chưa thoát trần. Thành ra ở trên trời được một thời gian, thượng đế phải lệnh cho con gái đưa hai cháu ngoại về trần thế” [49]. Tất cả những điều

đó đã tượng trưng cho khát vọng về cuộc sống hạnh phúc, no đủ trong tinh thần của nhân dân.

Khát khao trong tinh thần cũng kèm theo cả những khát khao về cuộc sống bình yên để giữ gìn hạnh phúc. “Sự liều lĩnh của nàng đã dẫn theo tai họa khủng khiếp xuống nhân gian, trên trời xanh nước ào ào đổ xuống làm ngập lụt trắng xóa nơi trần thế, muông thú chết trôi, cây rừng bị hủy hoại. Dòng Phú Lương Giang, Kim Sơn Hà nước chảy cuồn cuộn, có nguy cơ quét sạch chúng sinh. Trước thảm họa đó, voi thần đã lao mình xuống dòng nước, lấy thân mình chắn che cho thôn Phú Bình, bóng voi in tới đâu, vùng đó được che chắn nước không tràn qua được. Mặt khác, voi thần dùng chân hậu đào bới đất, đắp thành từng đống, từng gò nhấp nhô nâng thôn Hóa Thượng cao mãi lên không cho nước ngập khu này. Phía trước dùng vòi đẩy nước ra Phú Lương Giang, trôi xuống Kim Sơn Hà, Nguyệt Đức Giang rồi ra biển đông, cứu sống tất cả sinh linh”[49]. Người xưa đã để cho voi thần bất tử “Toàn bộ Voi, Bó Cỏ đã hóa thạch vĩnh viễn, nằm lại vị trí chống lũ của mình” [49] với hi vọng thắp sáng mãi ngọn lửa về niềm tin, niềm lạc quan trước thực tại. Rồi “Nữ thần sông nước có tên Bạch Ngọc Thủy Tinh Công Chúa. Tương truyền năm xưa, nơi đây là vùng rừng núi hiểm trở, có đường bộ, đường thủy thông với phương Bắc. Dòng sông Cầu rất sâu và rộng, tàu thuyền lớn vận chuyển qua lại dễ dàng nên dọc đoạn sông đi qua cổng đền Hích có đặt một số trạm gác của triều đình. Cuộc sống thanh bình của nhân dân nơi đây bị đảo lộn khi giặc phương Bắc tràn xuống và mảnh đất này cũng trở thành chiến lũy, nơi tập luyện của quân ta để chống giặc. Tuy nhiên, do thế giặc quá mạnh, quân ta phải rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi hàng trăm chiến thuyền của giặc kéo đến khúc sông thì bỗng nhiên mây đen vần vũ, nước sông sôi sùng sục, sóng lớn đánh vào mạn thuyền khiến quân giặc mất lái thuyền xô vào những vách đá rồi vỡ ra từng mảnh, phần lớn lính rơi xuống nước, số ngoi được lên bờ thì bị quân ta phục kích tiêu diệt khiến thế trận tan tác. Khi trời đất trở lại bình yên, có người thấy

một thiếu nữ xiêm y trắng ẩn hiện rồi biến mất cùng khói sóng trên sông” [49].

Hình ảnh đó phải chăng như một minh chứng cho khát khao về cuộc sống bình yên. Với họ dù xung quanh có bủa vây bao nhiêu gian nan, khó khăn thì vẫn phải cố gắng, phải sống với đúng ý nghĩa. Cần kề cái chết chưa phải là hết, mà ngay cả cái chết cũng không phải chấm dứt tất cả bởi sự sống vẫn luôn nảy mầm và tồn tại.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng con người nơi đây họ vẫn luôn giữ trong mình truyền thống từ ngàn năm để lại, không bao giờ quên đi cái nôi của văn hóa dân gian. Điều ấy lại càng được thể hiện rõ nét trong mỗi câu hát, câu thơ:

“Xin mời du khách thăm Chùa Hang Dự hội quê tôi đón “Bảng vàng”

Di tích danh lam văn hóa động Thơ Cao Bá Quát - sử Chùa Hang…”

(Hoàng Thành) Hay:

“Đã chùa sao lại còn hang? Đã hang sao lại còn mang tên Chùa?

Thưa rằng truyền thuyết xa xưa Gọi Tiên Lữ Động nên Chùa là hang

- Chuyện rằng:

Một đêm gió mát trăng thanh

Bảy nàng tiên xuống giếng Rồng tắm chơi Bỗng nghe tiếng sáo một người Tiều phu đốn củi oán trời than thân

Nàng tiên thứ bảy tần ngần

Tin này động đến Ngọc Hoàng Trận lôi đình hóa thành hang núi này

Tục truyền từ bấy đến nay

Tháng giêng mở hội vào ngày hai mươi Đón chào du khách mọi nơi Vui xuân trẩy hội thăm nơi Chùa này.”

(Nguyễn Sơn Oanh)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội dân gian ở đồng hỷ, thái nguyên (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)