Tại Việt Nam, vấn đề HTX đã trở thành chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ và phạm vi khác nhau. Tiêu biểu là những tài liệu, công trình đã được công bố như:
Tác phẩm “Đường kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1927), nêu quan niệm về HTX, lịch sử ra đời và phát triển, mục đích, loại hình HTX (HTX tiền bạc, HTX mua, HTX bán, HTX sinh sản), tổ chức của các loại HTX, đến cách tổ chức HTX, với ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu và rất ngắn gọn. Tác giả đã phân biệt HTX với Hội buôn,... vai trò của HTX trong phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất nguyên tắc và các hình thức tổ chức HTX ở Việt Nam trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm HTX của thế giới, điển hình là Anh, Pháp,
Đức, Nga, Nhật [28].
Trong nghiên cứu “Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nước ta hiện nay” của nhóm tác giả Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ, năm 2003. Các tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế
HTX phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta. Từ đó đề xuất những giải pháp phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, HTX nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam hiện nay [5].
Trong nghiên cứu: “Đổi mới tổ chức và quản lý các HTX trong nông nghiệp, nông thôn”, của tác giả Lương Xuân Quỳ và Nguyễn Thế Nhã, năm 1999, đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; khái quát quá trình phát triển các hình thức tổ chức và quản lý HTX giai đoạn trước năm 1986 và từ 1986 đến nay. Từ thực trạng phát triển mô hình tổ chức quản lý các HTX ở nông thôn của một sốđịa phương tiêu biểu ở miền Bắc, các tác giả cũng đã đưa ra những phương hướng và giải pháp cụ thể để xây dựng mô hình tổ chức và quản lý có hiệu quả HTX [13].
Trong nghiên cứu; “Kinh tế hợp tác, HTX ở Việt Nam - Thực trạng và
định hướng phát triển”, của nhóm tác giả Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng, năm 2001 đã hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, HTX trên thế giới và ở Việt Nam với những thành công và tồn tại, từ đó xây dựng những định hướng và phát triển phù hợp với
đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ quá độ [1].
Trong nghiên cứu: “Phát triển HTX nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số 8-2005, đã bàn đến những cách thức chuyển đổi HTX nông nghiệp kiểu cũ sang HTX nông nghiệp kiểu mới trên cơ sở quán triệt đường lối đổi mới HTX nông nghiệp của Đảng. Tác giả cũng nêu lên mối quan hệ tác động qua lại giữa HTX nông nghiệp và CNH, HĐH, đồng thời nêu ra những nguyên nhân của sự khó khăn khi phát triển HTX nông nghiệp trong thời kỳ mới và những giải pháp để tháo gỡ khó khăn này [24].
Nhìn chung, các công trình trên đã nghiên cứu, đề cập đến nhiều khía cạnh của HTX, song chưa có đề tài, công trình nào nghiên cứu cụ thể về thực trạng và giải pháp phát triển HTXNN kiểu mới ở thành phố Bắc Kạn một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống.
Về kinh nghiệm trong thực tiễn phát triển HTX tại một số địa phương trong cả nước, thì tỉnh Thanh Hóa được coi là nòng cốt trong việc thực hiện chuyển đổi và thành lập mới hoạt động của các HTX với nhiều hình thức, quy mô, ngành nghề, trình độ quản lý… đáp ứng nhu cầu của người lao động và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của cả tỉnh. Với những tác động tích cực từ quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ
XVII và Luật HTX mới năm 2012, tỉnh Thanh Hóa đã rút ra được 5 bài học kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển kinh tế tập thể, cụ thể:
Một là, nâng cao nhận thức về phát triển KTTT nhằm tập hợp rộng rãi bà con nông dân, những người lao động, các hộ kinh tế gia đình, kinh tế cá thể, các cơ sở sản xuất nhỏ trong các lĩnh vực ngành nghề tham gia vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời tạo điều kiện và nâng cao vị thế
của họ trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về KTTT làm cho mọi người dân, các tầng lớp xã hội hiểu biết đầy đủ
hơn vai trò, vị trí của KTTT trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; bản chất, các nguyên tắc và giá trị của HTX; hiểu rõ về mô hình HTX kiểu mới, tạo được môi trường tâm lý thuận lợi cho sự phát triển KTTT.
Hai là, các cơ sở kinh tế hợp tác, HTX phải nỗ lực vươn lên từ nội lực của chính mình, có định hướng hoạt động cụ thể và phù hợp, không trông chờ, ỷ lại. Mọi hoạt động, phải mang lại lợi ích cho thành viên, tạo sự gắn kết và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hai chiều giữa HTX và thành viên. Phải chủđộng, tập trung vào các hoạt động kinh tế, xây dựng tiềm lực kinh tế. Cơ
sở vật chất kỹ thuật và nâng cao kỹ năng điều hành, quản lý. Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực là nhân tố có ý nghĩa quan trọng, nhằm xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt HTX có năng lực - trình độ, tâm huyết và gắn bó với sự
nghiệp phát triển HTX.
Ba là, củng cố phát triển các Tổ hợp tác, HTX, Liên hiệp HTX phải trên cơ sở tập hợp liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế và bảo đảm
đúng nguyên tắc, bản chất và giá trị HTX, chú trọng công tác tổng kết, xây dựng và phổ biến nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình kinh tế hợp tác, HTX mới.
Bốn là, Liên minh HTX tỉnh trên cơ sở quán triệt, thực hiện đầy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cần chủ động đổi mới phương thức, lề lối làm việc theo hướng bám sát các chương trình kinh tế
- xã hội của tỉnh vận dụng vào hoạt động, bám sát chức năng, nhiệm vụ để
triển khai đồng bộ các mặt công tác, gắn chặt các hoạt động với các HTX, các thành viên, đáp ứng nhu cầu đa dạng của HTX và thành viên. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm việc trong Liên minh phải thực sự có năng lực, phẩm chất, toàn tâm, toàn ý vì sự nghiệp phát triển KTTT.
Năm là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể, tạo các nguồn lực thúc đẩy quá trình phát triển KTTT. Chủ động và tích cực tham gia xây dựng, bổ sung và hoàn thiện khung khổ pháp lý và chính sách cho khu vực KTTT; đồng thời vận dụng và triển khai có hiệu quả, đưa chính sách đến
được các tổ hợp tác, HTX, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh tế hợp tác, HTX phát triển.
Tại Bắc Kạn, vấn đề phát triển nông lâm nghiệp theo hướng tập trung, kinh tế hợp tác cũng đã luôn được cấp ủy, Chính quyền các cấp chú trọng.
Trong thời gian qua một số cây trồng chính, chủ lực tại tỉnh đã được nghiên cứu phát triển tập trung theo hình thức liên kết hợp tác và dần hình thành thương hiệu riêng như: Cây cam, quýt, hồng không hạt, gạo bao thai, gạo nếp Khẩu Nua Lếch, sản phẩm miến rong chế biến từ rong riềng,…
Năm 2016, tỉnh Bắc Kạn đã ban hành đề án xây dựng HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả giai đoạn 2016-2020, chỉ ra thực trạng phát triển các mô hình HTX và đề xuất các giải pháp chính sách nhằm phát triển HTX kiểu mới, hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên đến nay việc thực hiện mục tiêu của đề án còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế trong việc tổ chức lại sản xuất của các HTX, hoàn thiện bộ máy quản trị phù hợp, công tác điều hành của các thành viên HTX chưa khoa học, thiếu vốn, tỷ lệ HTX hoạt động có hiệu quả còn thấp.
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các HTX nông nghiệp, bao gồm HTX sản xuất, kinh doanh, chế biến, dịch vụ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp trên
địa bàn thành phố Bắc Kạn.
* Địa điểm nghiên cứu:
- Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
* Thời gian nghiên cứu:
- Thu thập số liệu được thực hiện liên tục ở các năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017.
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 6/2017 đến tháng 6/2018.
2.2. Nội dung nghiên cứu
-Nội dung 1: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu, những chủ chương, chính sách hỗ trợ phát triển HTX đang được địa phương triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố Bắc Kạn.
-Nội dung 2: Sự biến động về lượng và một số chỉ tiêu về chất của các HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Kạn từ khi bắt đầu hoạt động
đến nay (giai đoạn 2013-2017), bao gồm:
+ Sự biến động về số lượng, sản phẩm kinh doanh chính của các HTX nông nghiệp theo thời gian.
+ Sự phát triển về quy mô tổ chức; tài sản, tài chính, thu nhập bình quân của các thành viên HTX.
-Nội dung 3: Thực trạng hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, bao gồm:
+ Nhận diện các HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Kạn: Số
lượng, loại hình, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề, thời gian bắt đầu hoạt
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX và một số chỉ tiêu kinh tế của HTX (sản phẩm, thị trường, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập nhập lao động,…)
+ Việc tiếp cận các Chủ trương, chính sách của nhà nước trong hoạt
động phát triển HTX.
+ Đánh giá môi trường sản xuất, kinh doanh và phương hướng phát triển sản xuất của HTX.
- Nội dung 4: Những khó khăn, thách thức, cơ hội, tiềm năng có tác động
đến quá trình hoạt động và phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
+ Khó khăn, thách thức: Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX nông nghiệp: Yếu tố nội tại, yếu tố ngoại cảnh (bộ máy tổ chức hoạt động, môi trường thể chế chính sách,…)
+ Cơ hội, tiềm năng có tác động đến vấn đề phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Kạn
-Nội dung 5: Một số giải pháp chủ yếu để phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
2.3. Khung phân tích đề tài và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Khung phân tích đề tài
Khung phân tích đề tài bao gồm ít nhất các nội dung chủ chốt sau đây: (1) Thực trạng hoạt động của các HTX nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu, (2) Sự phát triển HTX về lượng và chất, (3) Khó khăn thách thức và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX, và (4) Giải pháp phát triển HTX trên địa bàn nghiên cứu (hình 2.1).
Cậpnhật và hệ thốnghóa cơsởlý luận và thựctiễn về HTX và pháttriển HTX nôngnghiệp
Giải pháp phát triển HTX nông nghiệp tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Thựctrạng hoạtđộng HTX nông nghiệp trên địabàn Sự pháttriển HTX nông nghiệp về lượng và một sốchỉtiêu về chất Khó khăn, thách thức, bấtcập và yếu tố ảnh hưởngđếnphát triển HTX nông nghiệp
Hình 2.1. Khung phân tích đề tài HTX nông nghiệp
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài, được báo cáo chính thức ở các cấp, ngành, về
kết quảđiều tra, thống kê, nghiên cứu liên quan đến vấn đề HTX.
Số liệu thứ cấp được thu thập thông tin từ các tài liệu, công trình nghiên cứu, các báo cáo được công bố chính thức trên sách, báo, tạp chí, những công bố nghiên cứu KHCN, trên các Website điện tử chính thống,… và các văn bản, báo cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Trung ương, bộ ngành, phòng ban chuyên môn được giao quản lý phát triển HTX thuộc UBND thành phố và UBND các xã, phường trên địa bàn).
Các số liệu thứ cấp sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng về phát triển HTX nông nghiệp.
2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là số liệu chưa được công bố, tính toán chính thức, số liệu sơ cấp giúp phản ánh kết quả hoạt động của các HTX, các nhân tốảnh hưởng
đến vấn đề khác có liên quan. Thu thập số liệu sơ cấp bằng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu điều tra: Hệ thống câu hỏi phỏng vấn vào phiếu điều tra và tiến hành điều tra trực tiếp đối với Giám đốc HTX nông nghiệp trên địa bàn (số lượng thực hiện: 12 phiếu). Khi thu thập số liệu sơ cấp bằng điều tra trực tiếp bằng phiếu hỏi cần kết hợp với phương pháp quan sát thực tế để có được cái nhìn chính xác nhất về kết quả điều tra. Nội dung phiếu điều tra bao gồm các thông tin liên quan đến đặc điểm danh tính của giám đốc HTX, loại hình sản xuất kinh doanh, sản phẩm, thu nhập,…
- Phương pháp phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc: Xây dựng một phiếu phỏng vấn gồm các câu hỏi đã hoàn thiện và chưa hoàn thiện nhằm thu thập thông tin từ những người nắm thông tin chính về HTX trên địa bàn (số lượng thực hiện: 50 phiếu) gồm: Lãnh đạo thôn, tổ và nhân dân nơi có HTX hoạt
động, thành viên của các HTX, cán bộ phụ trách công tác quản lý phát triển HTX tại UBND các xã, phường và các phòng chuyên môn của thành phố Bắc Kạn để nắm rõ hơn về thực trạng vấn đề nghiên cứu.
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê kinh tế: Sử dụng phương pháp thống kê kinh tế để tổng hợp, phân tích và mô tả bức tranh tổng quát về thực trạng hoạt động và phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Kạn.
Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã thu thập được tiến hành hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu, phân chia theo các nội dung, chỉ tiêu phù hợp với việc nghiên cứu bằng việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật tính toán trong chương trình excel Microsofl Window trên máy tính.
- Phương pháp phân tích định lượng: Sử dụng công cụ hỗ trợ ở phần mềm EXCEL phân tích Pivot Table và tính toán một số đại lượng thống kế
thông dụng các chỉ tiêu định lượng của mẫu điều tra như: Độ lệch chuẩn (SD), sai số chuẩn (SE), hệ số biến động (Cv%),…
- Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp được sử dụng phổ
biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau. Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức
độ biến động, sự phát triển của những chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ
này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi qua các năm.
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nhóm chỉ tiêu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Đặc điểm tự nhiên;
điều kiện và tình hình phát triển kinh tế xã hội; những chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển HTX,...
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh biến động về lượng và một số chỉ tiêu về chất