Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát, hỗ trợ của cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 89)

ti địa phương

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, khóa tập huấn về áp dụng Luật HTX vào xử lý các tình huống điển hình phát sinh trong thực tiễn,

các buổi nói chuyện chuyên đề cơ bản và chuyên sâu về Luật Hợp tác xã năm 2012 và các chính sách pháp luật của Nhà nước để các cán bộ quản lý hợp tác xã, các cơ quan quản lý nhà nước nhận thức, hiểu đúng về tầm quan trọng của kinh tế HTX, về mô hình hợp tác xã kiểu mới và các quy

định pháp luật, tránh tình trạng hiểu sai hay hiểu không thống nhất, dẫn

đến hiệu quả hoạt động không cao.

- Thường xuyên rà soát, củng cố lại bộ máy, cán bộ quản lý HTX để có phương án xây dựng, thay thế phù hợp, đáp ứng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có hiểu biết về pháp luật, về kinh tế, về hợp tác xã nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, điều hành, giám sát tại cơ sở.

- Cần tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể thành phố, đặc biệt cần liên kết chặt chẽ với Liên minh Hợp tác xã trong việc thực hiện các giải pháp, nội dung chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc trong công tác phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn, góp phần trở

thành cầu nối giữa cơ quan nhà nước với hợp tác xã và là tổ chức đại diện cho ý chí, quyền lợi, nguyện vọng của các hợp tác xã.

- Quy định rõ trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế

phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn và UBND các xã, phường tại địa phương trong công tác phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, đảm bảo mọi nhiệm vụ chỉđạo được triển khai có hệ thống, tính nhất quán cao.

- Liên minh HTX tỉnh cần phát huy hiệu quả Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã của tỉnh để hỗ trợ các HTX giải quyết khó khăn về vốn, giúp đầu tư

mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…

- Các địa phương cần tăng cường lồng ghép các nguồn vốn từ những chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp, chương trình nông thôn mới, dự

án KHCN,... để hỗ trợ và giúp các HTX có thêm cơ hội, điều kiện để tiếp cận và tham gia nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả.

3.5.3. Quy hoch, phát trin vùng sn xut nông nghip có thế mnh, giúp to ngun nguyên liu, môi trường sn xut n định, an toàn cho các HTX nông nghip và thích ng vi biến đổi khí hu

- Xây dựng Kế hoạch, phương án quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung, phù hợp với điều kiện tự nhiên và lợi thế của thành phố theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Cần quy hoạch sản xuất theo vùng đối với những loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh, có khả năng hình thành sản phẩm hàng hóa, sát với nhu cầu chế biến của các Doanh nghiệp, HTX chế biến trên

địa bàn như: Cây chuối tây, rau an toàn, cây mơ, cam quýt, nghệ tươi, cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia cầm

- Khuyến khích, tạo mọi điều kiện để các cá nhân, hộ gia đình thực hiện liên doanh, liên kết trong quá trình sản xuất trên cơ sở đã quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa theo hướng hình thành các tổ hợp tác, HTX sản xuất, làm

đầu mối tiêu thụ, ký kết hợp đồng với các Doanh nghiệp, HTX chế biến,…

đảm bảo phát triển nông lâm nghiệp một cách bền vững.

- Tăng cường chuyển giao các quy trình kỹ thuật, các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi tại địa phương, đặc biệt là các loài cây, con chủ lực, có thế mạnh để tạo ra những sản phẩm có chất lượng, thích

ứng được với biến đổi khí hậu và được chứng nhận an toàn thực phẩm.

- Tăng cường vai trò của các cơ quan chuyên môn trong công tác dự tính, dự báo, phát hiện và xử lý kịp thời những dịch bệnh nguy hiểm trên cây trồng, vật nuôi, hạn chế thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra do thiên tai, dịch bệnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân và các tổ chức kinh tế

trên địa bàn.

3.5.4. Tăng cường qung bá sn phm, xúc tiến thương mi các sn phm ca HTX nông nghip to cơ hi m rng th trường và phát trin quy mô

- Tăng cường kết nối thị trường trong và ngoài tỉnh đối với các sản phẩm nông nghiệp tại địa phương để có thể điều tiết một cách năng động và có lợi nhất cho người nông dân và các HTX nông nghiệp.

- Các cơ quan chuyên môn cần tăng cường hỗ trợ các HTX, tổ chức kinh tế trong việc hoàn thiện các điều cần cần thiết trong kinh doanh như: Chứng nhận ATTP; công bố chất lượng, tham gia các Hội thi, Chương trình chứng nhận, công nhận sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu,… đảm bảo đúng yêu cầu, quy định của pháp luật.

- Chính quyền các cấp cần khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các HTX có thể giới thiệu, quảng bá sản phẩm của đơn vị tại các chương trình xúc tiến thương mại phù hợp, giúp các HTX chủ động tiếp cận thị trường và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam hiện đang trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, do đó nhiệm vụđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển nền nông nghiệp an toàn theo hướng sản xuất hàng hóa và phát triển kinh tế tập thể là nhiệm vụ cần thiết tập trung phát triển.

Sự phát triển đa dạng, hiệu quả, bền vững của các HTXNN kiểu mới sẽ

bổ sung cho những nỗ lực vĩ mô của nhà nước, chính quyền các cấp trong việc thực hiện các mục tiêu xã hội lớn như phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội,… Các mô hình HTX nông nghiệp thể hiện rất rõ tinh thần phát huy nội lực của người dân để tự giải quyết các khó khăn, vướng mắc của chính bản thân, đồng thời huy động tích cực các tiềm năng trong nhân dân, tránh lãng phí tài nguyên, nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội ởđịa phương, đất nước.

Thành phố Bắc Kạn mặc dù là đơn vị hành chính trung tâm và phát triển nhất của tỉnh Bắc Kạn, nhưng so với các địa phương khác trong cả nước thì vẫn còn chậm phát triển, đặc biệt nền nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện, lợi thế của địa phương trong việc phát triển nông nghiệp gắn với sản xuất và tiêu thụ thông qua các tổ chức kinh tế tập thể đã được chính quyền thành phố quan tâm thực hiện và bước đầu có hiệu quả, tuy nhiên chưa thật sự đa dạng và tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình phát triển kinh tế ởđịa phương.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn thành phố Bắc Kạn thời gian qua, tôi đã hệ thống

được các khái niệm, nội dung liên quan đến kinh tế hợp tác, hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp; hệ thống được một số kết quả nghiên cứu thực tiễn về

trương, chính sách của Đảng, nhà nước và tỉnh Bắc Kạn đối với vấn đề phát triển HTX kiểu mới. Đặc biệt, bằng những phương pháp điều tra, thống kê kinh tế tôi đã tổng hợp được những số liệu phản ánh sự biến động về lượng và chất của các HTX trên địa bàn thành phố Bắc Kạn trong giai đoạn 2013-2017;

đi sâu vào phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn, bao gồm: Đánh giá về bộ máy tổ chức điều hành, kết quả sản xuất kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận, thu nhập, vốn quỹ, tài sản, sản phẩm chính…), môi trường đầu tư, việc tiếp cận cơ chế, chính sách của địa phương trong hoạt động phát triển,…Từ đó tôi đã xác định, chỉ ra được những khó khăn, thách thức và những cơ hội, tiềm năng có tác động đến vấn đề phát triển HTX NN trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, đồng thời đưa ra 04 nhóm giải pháp khắc phục những khó khăn, thách thức trên cơ sở tận dụng những cơ hội, tiềm năng sẵn có để góp phần vào sự phát triển HTX nông nghiệp tại địa phương, bao gồm: (1) nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý tài chính,

điều hành hoạt động và phát triển của các HTX nông nghiệp trên địa bàn; (2) nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát, hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn trong hoạt động phát triển của HTX nông nghiệp tại

địa phương; (3) nhóm giải pháp về quy hoạch, phát triển vùng sản xuất nông nghiệp có thế mạnh, giúp tạo nguồn nguyên liệu, môi trường sản xuất ổn định, an toàn cho các HTX nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu; (4) nhóm giải pháp về tăng cường quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại các sản phẩm của HTX nông nghiệp tạo cơ hội mở rộng thị trường và phát triển quy mô.

Với kết quả nghiên cứu, phân tích về“Thực trạng và giải pháp phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Kạn”, tôi mong đây sẽ là cơ sở, tài liệu bổ ích giúp các cấp chính quyền thành phố Bắc Kạn có thể xem xét, vận dụng trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả HTX nông nghiệp tại địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang và Lưu Văn Sùng (2001), Kinh tế hợp tác, HTX nông nghiệp ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), hệ thống hóa các văn bản về Hợp tác xã, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017), Thông tư số 09/2017/TT- BNNPTNT ngày 17/4/2017 về việc hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

4. C.Mác và Ph.Ăngghen (1984), Tuyển tập, tập 6, Nxb Sự thật, HàNội.

5. Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ (2003) , “Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nước ta hiện nay”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Chính phủ (2013), Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013, quy

định chi tiết một sốđiều của Luật Hợp tác xã.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5(khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Chỉ thị số 20 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW5( khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Hà Nội.

9. Chử Văn Lâm (chủ biên) (2006), Sở hữu tập thể và kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã Hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXb Chính trị Quốc gia.

10. Luật Hợp tác xã (1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 11. Luật Hợp tác xã (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 12. Luật Hợp tác xã (2012), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

13. Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã (1999), “Đổi mới tổ chức và quản lý các HTX trong nông nghiệp, nông thôn”, NXB, Hà Nội.

14. Lê Như Thịnh (2017) Dự án“Xây dựng mô hình HTX kiểu mới trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Bắc Kạn”, Dự án Khoa học công nghệ cấp tỉnh.

15. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014,

phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020.

16.Tỉnh ủy Bắc Kạn (2016), Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ ba (khóa XI) về xây dựng Hợp tác xã kiểu mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020

17. Lưu Minh Tuấn (2009), Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ theo hướng đa dạng hóa thu nhập tại xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lawk, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Tây Nguyên.

18. UBND thành phố Bắc Kạn (2013), Báo cáo tình hình kinh tê xã hội năm 2013.

19. UBND thành phố Bắc Kạn (2014), Báo cáo tình hình kinh tê xã hội năm 2014.

20. UBND thành phố Bắc Kạn (2015), Báo cáo tình hình kinh tê xã hội năm 2015.

21. UBND thành phố Bắc Kạn (2016), Báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế tập thể năm 2016 và nhiệm vụ năm 2017 về lĩnh vực nông nghiệp

22. UBND thành phố Bắc Kạn (2016), Báo cáo tình hình kinh tê xã hội năm 2016.

23. UBND tỉnh Bắc Kạn (2016), Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2016-2020.

24. Hồ Văn Vĩnh (2005), Phát triển HTX nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, số 8-2005.

25. Chu Văn Vũ, Viện Kinh tế học (2003), Đề tài “Một số quan điểm, chính sách và giải pháp đối với Hợp tác xã nông nghiệp ở vùng đồng bằng bắc bộ hiện nay”,Đề tài khoa học cấp bộ

26. Http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/, ngày 7/01/2018 27. Https://vi.wikipedia.org/wiki/Phát-triển, ngày 08/10/2017

28. Http://www.bqllang.gov.vn/chu-tich-ho-chi-minh/tac-pham/1009-h ptacxa.html, 01/8 /2017

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐIỀU TRA HTX

I. Thông tin chung Hợp tác xã (HTX)

1.1. Tên HTX:....………...

1.2. Địa chỉ:………

1.3. Họ tên ngườM trả lờM phỏng vấn:………...

1.4. Chức vụ ngườM trả lờM phỏng vấn:………...

1.5. Ngành và lĩnh vực sản xuất kMnh doanh chính của HTX: 1. Sản xuất nông lâm nghMệp 2. Chế bMến nông sản 3. Dịch vụ nông lâm nghMệp 4. Tổng hợp 5. Khác (xMn chỉ rõ):………... 1.6. TuổM của GMám đốc HTX:...………... 1.7. Thành phần dân tộc của GMám đốc HTX:... 1.8. Trình độ cao nhất của GMám đốc HTX là: 1. Chưa qua đào tạo 2. Đào tạo ngắn hạn 3. Phổ thông 4. Cao đẳng/Trung cấp 5. ĐạM học 1.9. GMám đốc HTX có trực tMếp đMều hành HTX không? 1. Có 2. Không TạM sao?... II. Tổng quan về HTX: 2.1. HTX bắt đầu hoạt động năm nào?... 2.2. Tình hình vốn quỹ và tài sản của HTX?

2.2.1. KhM bắt đầu hoạt động: + Vốn quỹ:……….. triệu đồng + Tài sản: ... ... 2.2.2. HMện nay: + Vốn quỹ:……….. triệu đồng + Tài sản: ... ... 2.3. Bộ máy tổ chức hoạt động của HTX?

2.3.1. KhM bắt đầu hoạt động:……… lao động 2.3.2. HMện nay:………. lao động

TạM sao lạM có sự thay đổM này?...

2.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức hoạt động của HTX? 2.4.1 Ban quản trị:...người

2.4.2 Kiểm soát viên:...người 2.4.3 Kế toán:...người

2.5. XMn Ông/Bà cho bMết trình độ của bộ máy hoạt động HTX hiện nay: 1. Chưa qua đào tạo:

2. Đào tạo ngắn hạn: 3. Phổ thông:

4. Cao đẳng/Trung cấp:

5. ĐạM học:

2.6 Hợp tác xã có thực hiện sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị

không?... ... 2.7 HTX đã được tập huấn, tuyên truyền về các kiến thức quản lý và chủ

trương, chính sách về HTX tại địa phương chưa?

……… ……….

2.8 Việc nắm bắt những chủ trương, cơ chế của Đảng và nhà nước về phát triển HTX

1. Không

2. Không nhiều (có nắm nhưng ít) 3. Có

2.9 HTX đã tiếp cận với những chính sách hỗ trợ phát triển nào của nhà nước,

địa phương………...

………

………...

III. Kết quả sản xuất kinh doanh và môi trường kinh doanh của HTX 3.1 HTX ông (bà) có mấy loại sản phẩm chính?...

Kể tên 03 loại sản phẩm chính của HTX hiện nay: 1. Sản phẩm chính thứ nhất:……….

2. Sản phẩm chính thứ hai:……….

3. Sản phẩm chính thứ ba:………..

3.2. Sản phẩm đã có thương hiệu, chứng nhận ATTP hay các điều kiện khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)