Những cơ hội, tiềm năng phát triển của các HTX trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 86 - 88)

Bên cạnh những khó khăn, hạn chế nhất định còn tồn tại trong quá trình hoạt động và phát triển thì các HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Kạn hiện nay có những cơ hội, tiềm năng cần khai thác và tiếp tục phát huy

để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của HTX nói riêng và kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố nói chung, cụ thể như:

Thứ nhất, thành phố Bắc Kạn là trung tâm kinh tế, chính trị của cả tỉnh Bắc Kạn, có vị trí địa lý, hạ tầng kinh tế phát triển nhất trong cả tỉnh, đặc biệt là có hệ thống giao thông khá thuận lợi, đồng bộ do đó thuận tiện trong quá trình giao thương hàng hóa, liên kết sản xuất tiêu thụ và tiếp cận thị trường.

Thứ hai, vấn đề phát triển kinh tế tập thể và phát triển nông lâm nghiệp luôn được chính quyền thành phố quan tâm và luôn coi đó là nhiệm vụ trọng tâm được chỉ đạo trong những Kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương; lãnh đạo thành phố luôn quan tâm, cởi mở và dành thời

gian trao đổi với các HTX trong quá trình hoạt động và phát triển thông qua các cuộc họp, hội nghị, hội thảo được tổ chức thường xuyên hàng năm.

Thứ ba, cùng với các Chủ trương, chính sách của trung ương về phát triển kinh tế tập thể, tỉnh Bắc Kạn cũng đã ban hành nhiều Chương trình, chính sách đặc thù để hỗ trợ phát triển các HTX nông nghiệp trên địa bàn như: Hỗ trợ đất đai; lãi suất tín dụng; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX; ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; xúc tiến thương mại, mở rộng thị

trường; chính sách cán bộ, thu hút nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ sát nhập, hợp nhất, giải thể, thành lập mới HTX; hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình HTX kiểu mới điển hình tiên tiến, trong đó: Nhiều chính sách đã được các HTX tiếp cận và phát huy hiệu quả, giúp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các HTX như: Chính sách hỗ trợ đất đai, xúc tiến thương mại, ứng dụng khoa học công nghệ, vay vốn mở rộng quy mô,…

Thứ tư, đa số các HTX nông nghiệp trên địa bàn hiện nay đã nhận thức rõ vai trò của việc liên kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị nông sản và có các sản phẩm, có đầy đủ các điều kiện cần thiết trong kinh doanh như có bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, được các đơn vị chức năng chứng nhận là sản phẩm an toàn và đã tham gia hiệu quả vào các hoạt động xúc tiến, quảng bá tốt cho sản phẩm đặc trưng của địa phương, là tiền đề để

tiếp tục phát triển và là mô hình để các HTX khác học tập.

Thứ năm, hầu hết các HTX nông nghiệp trên địa bàn hiện nay đều có thị

trường sản xuất kinh doanh ổn định và thường xuyên, đáp ứng được cơ bản nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của HTX.

Thứ sáu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và thu nhập bình quân của các thành viên HTX hiện khá ổn định và có chiều hướng tăng dần, cùng với đó số

lượng HTX cũng như số thành viên tham gia trên một HTX ngày càng tăng cho thấy được sự phát triển một cách tích cực trong hoạt động phát triển HTX nông nghiệp hiện nay trên địa bàn.

Thứ bảy, các thành viên HTX phần lớn đều là người địa phương, có các mối quan hệ mật thiết trong việc liên kết hoạt động và có sự hiểu biết nhất

định về tiềm năng, lợi thế của địa phương để khai thác sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)