a) Sản phẩm chính và các điều kiện hỗ trợ trong sản xuất, kinh doanh.
Bảng 3.11: Sản phẩm chính và các điều kiện trong sản xuất, kinh doanh của các HTX nông nghiệp
TT HTX
Sản phẩm chính
Điều kiện cần thiết trong kinh doanh
Sản xuất kinh doanh
theo chuỗi Sản phẩm thứ nhất Sảthn phứ hai ẩm Sảthn phứ ba ẩm
1 NN Đại Thành Cam Quýt Bưởi Chứng nhận ATTP Có
2 Minh Anh Nấm thương phẩm các
loại
Bịch nấm các
loại Chứng nhận ATTP Có
3 Mạnh Đức Dịch vụ rửa xe Hợp đồng vận
tải Không
4 Dương Quang Cây dược liệu 0 0 Không
5 Đức Hoàng Cây lâm nghiệp, lâm sản ngoài gỗ Lợn 0 Không
6 Tuân Bắc Gạch không nung Gia cầm Không
7 NN Huyền Tụng Rau xanh, cà chua Dưa lưới Không
8 NN tổng hợp Đồng Tâm Trứng vịt Trứng gà Chứng nhận ATTP Có
9 Mộc lan rừng Cam Quýt Chứng nhận ATTP Có
10 Sản xuất và kinh doanh nông sản BK 0 0 0 Không
11 Rượu chuối Tân Dân Rượu chuối, dấm rượu chuối Chuối sấy dẻo Thịt lợn hun khói
Có nhãn mác, bao bì, công bố chất lượng và
chứng nhận ATTP Không
12 NN Tân Thành Tinh bột nghệ nếp đen Tinh bột nghệ nếp đỏ 0 Có nhãn mác, bao bì, chứng nhận ATTP Không
Tổng số HTX theo chỉ tiêu 11 10 2 6 4
(Nguồn: Số liệu tổng hợp sơ cấp của tác giả)
Hiện nay, các HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phốđều chú trọng tập trung đầu tư, sản xuất, kinh doanh vào một vài sản phẩm, dịch vụ nhất định làm chủ lực để hoạch toán doanh thu, lợi nhuận của HTX. Số sản phẩm chính của 01 HTX thường có từ 01 đến 03sản phẩm, trong đó: Có 2 HTX có 03 sản phẩm chính, chiếm 16,7%; có 10 HTX có 02 sản phẩm chính, chiếm 83,3%, qua bảng số liệu trên, ta cũng có thể thấy các HTX chế biến và HTX vừa sản xuất vừa chế biến thường có số lượng sản phẩm chính nhiều hơn, chủng loại sản phẩm
đa dạng hơn HTX sản xuất NLN.
Về thủ tục hồ sơ và điều kiện cần thiết hỗ trợ cho việc tiêu thụ, liên kết tiêu thụ cũng đã được các HTX quan tâm, chú trọng, cụ thể đã có 6/12 HTX có sản phẩm được chứng nhận ATTP; được công bố chất lượng; có nhãn mác, bao bì,… chiếm 50% tổng số các HTX, chủ yếu là các HTX sản xuất nông lâm nghiệp và HTX chế biến nông sản. Còn lại những HTX chưa đăng ký, hoàn thiện các điều kiện cần thiết hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm rơi vào các HTX kinh doanh dịch vụ, HTX đang ngừng hoạt động, HTX sản xuất NLN quy mô nhỏ, HTX sản xuất công nghệ cao, nguyên nhân do: Loại hình kinh doanh không phù hợp để đăng ký điều kiện; một số HTX sản xuất nông nghiệp nhưng quy mô nhỏ, tiêu thụ tại địa phương và chưa cần thiết hoàn thiện các
điều kiện hồ sơ chứng nhận; tuy nhiên vẫn có HTX sản xuất nông nghiệp còn chủ quan chưa hoàn thiện các điều kiện hỗ trợ do đang được thị trường ưa chuộng và tin cậy vì được sản xuất ứng dụng công nghệ cao, đây cũng là yếu tố bất cập, hạn chế việc mở rộng thị trường của chính HTX.
Về vấn đề sản xuất, kinh doanh theo chuỗi ta thấy: Có 4/12 HTX đã thực hiện sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị từ việc cung cấp nguyên liệu đầu vào tới tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các sản phẩm của HTX, chiếm 33%, bao gồm các HTX sản xuất nông lâm nghiệp như: Trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm hướng trứng, nấm tươi, theo đó các thành viên HTX được hỗ trợ giống, vật tư, trang thiết bị, kỹ thuật để sản xuất và 100% sản phẩm làm ra được liên kết tiêu thụ với các thị trường quen thuộc như: Nhà hàng, trường học, tạp hóa,
siêu thị,… Trong quá trình điều tra thu thập thông tin, được biết tại một số
HTX chế biến nông sản như HTX Tân Dân, HTX Tân Thành mặc dù không liên kết trực tiếp từ việc cung cấp nguyên liệu đầu vào tới sản phẩm đầu ra, nhưng cũng đã tham gia một phần vào chuỗi sản xuất thông qua việc tham gia ký kết các hợp đồng tiêu thụ nguyên liệu (nghệ tươi, chuối tây) với nhân dân, tổ hợp tác, hợp tác xã khác trên địa bàn tỉnh để thực hiện chế biến sản phẩm. Như vậy có thể thấy, phần lớn các HTX nông nghiệp trên địa bàn hiện cũng
đã nhận thức rõ vai trò của việc liên kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị
nông sản, tuy nhiên về cách thức liên kết cũng còn có những hạn chế, chưa phát huy tối đa hiệu quả và giúp khai thác triệt để giá trị của từng khâu trong sản xuất.
b) Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các HTX
Sản phẩm sau khi được tạo ra cần được tiêu thụ ở những thị trường nhất
định, thị trường liên quan trực tiếp đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của các HTX và tính chất, đặc điểm của thị trường cũng là cơ sởđể các HTX xem xét, hoạch
định và tổ chức thực hiện các chiến lược sản xuất, tiêu thụ để phát triển sản phẩm trong những giai đoạn tiếp theo. Từ kết quả điều tra về cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của các HTX, tôi đã rút ra được bảng số liệu sau:
Bảng 3.12: Cơ cấu thị trường tiêu thụ của các HTX nông nghiệp trên địa bàn theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
T T Lĩnh vkinh doanh ực sản xuất Bán trong nội bộ thành phố Bán ngoài thành phố, trong tỉnh Bán ngoài tỉnh, trong nước
1 Sản xuất nông lâm nghiệp 97,0 15,0 2 Sản xuất, chế biến nông sản 100,0
3 Chế biến nông sản 75,0 10,0 20,0 4 Dịch vụ tổng hợp 75,0 25,0
Mean 90,4 18,8 20,0
n 12 4 2
Theo bảng số liệu trên có thể thấy, thị trường tiêu thụ của các HTX nông nghiệp trên địa bàn hiện nay khá rộng, tuy nhiên mới ở phạm vi trong nước và chưa xuất khẩu được ra nước ngoài. Trong đó, thị trường tiêu thụ chính của tất cả 12 HTX là tiêu thụ trong nội bộ thành phố với cơ cấu thị trường trung bình của 01 HTX là 90,4%; số HTX có sản phẩm bán ra các huyện trong tỉnh là 04 HTX, với cơ cấu thị trường trung bình/01 HTX là 18,8% và có 02 HTX có sản phẩm được bán, tiêu thụ ở các tỉnh khác trong cả nước với cơ cấu thị
trường trung bình/01 HTX là 20%, tập trung ở các HTX chế biến nông sản.
Đây cũng là cơ sở, động lực để các HTX xây dựng phương án kinh doanh, mở
rộng quy mô, thị trường để tiếp tục phát triển sản phẩm một cách phù hợp trên cơ sở tận dụng những lợi thế từ thị trường quen thuộc đã có để hướng tới những thị trường mục tiêu mới.
c) Tình hình Doanh thu của các HTX nông nghiệp.
Doanh thu của các HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố hiện được các HTX tính là toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà HTX đã bán, cung cấp cho khách hàng và một phần nhỏ cho chính các thành viên HTX và đã được thanh toán bằng tiền. Kết quả điều tra thống kê tình hình doanh thu của các HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố theo lĩnh vực kinh doanh, cụ thể:
Bảng 3.13: Doanh thu bình quân của các HTX nông nghiệp trên địa bàn theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng T T Lĩnh v kinh doanh ực sản xuất Tổng doanh thu năm (triệu đồng) Thu từ trồng trọt (triệu đồng) Thu từ chăn nuôi (triệu đồng) Thu từ dịch vụ NN (triệu đồng) Thu từ chế biến nông sản (triệu đồng) Thu khác (triệu đồng) 1 Sản xuất nông lâm nghiệp 703 471,7 1200 266,7 100 2 Sản xuất, chế biến nông sản 425,7 295,7 100 145 3 Dịch vụ tổng hợp 946,5 180 856,5 4 Chế biến nông sản 1.487 1487 Mean 804,9 383,7 493,3 266,7 816,0 604,3 SD 610,0 317,4 613,3 208,2 934,6 437,1 n 12 6 3 3 4 3 SE 176,1 129,6 354,1 120,2 467,3 252,3 CV% 75,8 82,7 124,3 78,1 114,5 72,3
Qua bảng số liệu về kết quả doanh thu bình quân của các HTX theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ta thấy:
Tổng doanh thu bình quân của các HTX hoạt động trong lĩnh vực chế
biến nông sản là cao nhất với doanh thu trung bình đạt 1.487 triệu đồng/01 HTX; tiếp đến là các HTX hoạt động dịch vụ tổng hợp với doanh thu trung bình đạt 946,5 triệu đồng/01 HTX; sau nữa là HTX sản xuất nông lâm nghiệp với doanh thu trung bình đạt 703 triệu đồng/01 HTX, thấp nhất là các HTX vừa sản xuất, vừa chế biến nông sản với với doanh thu trung bình đạt 425,7 triệu đồng/01 HTX. Doanh thu bình quân trung bình của tất cả các HTX nông nghiệp trên địa bàn hiện nay là 804,9 triệu đồng/01HTX với độ lệch chuẩn là 610; sai số chuẩn là 176,1 và hệ số biến động là 75,8%. Trong đó:
Doanh thu từ trồng trọt chỉ được hoạch toán ở các HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và HTX vừa sản xuất, vừa chế biến nông sản, với doanh thu bình quân/01 HTX là 383,7 triệu đồng với độ lệch chuẩn là 317,4; sai số chuẩn là 129,6 và hệ số biến động là 82,7%, trong đó HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp có doanh thu bình quân từ
trồng trọt cao hơn HTX vừa sản xuất, vừa chế biến.
Doanh thu từ chăn nuôi được hoạch toán ở các HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp; HTX vừa sản xuất, vừa chế biến nông sản và HTX dịch vụ tổng hợp. Doanh thu bình quân/01 HTX là 493,3 triệu đồng với độ lệch chuẩn là 613,3; sai số chuẩn là 354,1 và hệ số biến động là 124,3%, trong đó HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp cũng có doanh thu bình quân từ chăn nuôi cao hơn HTX vừa sản xuất, vừa chế biến và HTX dịch vụ tổng hợp.
Doanh thu từ dịch vụ nông nghiệp chỉ được hoạch toán ở các HTX hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, với doanh thu bình quân/01 HTX là 266,7 triệu đồng; độ lệch chuẩn là 208,2; sai số chuẩn là 120,2 và hệ
Doanh thu từ chế biến nông sản được hoạch toán ở các HTX hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản và HTX vừa sản xuất, vừa chế biến nông sản, với Doanh thu bình quân/01 HTX là 816,0 triệu đồng với độ lệch chuẩn là 934,6; sai số chuẩn là 467,3 và hệ số biến động là 114,5%.
Theo kết quả phân tích về độ lệch chuẩn, sai số chuẩn và hệ số biến động của các loại doanh thu theo lĩnh vực sản xuất có thể thấy rằng sự chênh lệch giữa doanh thu của cùng một nguồn thu đối với các HTX có lĩnh vực hoạt
động giống nhau là khá lớn. Nguyên nhân do các nguồn doanh thu của mỗi một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hiện cũng không có sựđồng đều, các HTX mặc dù có doanh thu ở nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên thường tập trung phát triển và có doanh thu chính cao hơn hẳn ở một nguồn thu cụ thể, ví dụ:
Đối với các HTX sản xuất nông lâm nghiệp thì nguồn thu từ chăn nuôi là cao nhất và có sự chênh lệch khá lớn với các nguồn thu còn lại, đồng nghĩa với việc các HTX có sản phẩm chính từ chăn nuôi phát triển và có thế mạnh hơn;
đối với HTX vừa sản xuất vừa chế biến thì doanh thu từ sản xuất cao hơn doanh thu từ chế biến, có nghĩa hoạt động sản xuất nông nghiệp có thế mạnh và hiệu quả hơn hoạt động chế biến của chính các HTX; đối với HTX dịch vụ
tổng hợp thì doanh thu từ thu khác chiếm đa số và cao hơn hẳn so với doanh thu từ dịch vụ nông nghiệp, nguyên nhân do các HTX dịch vụ tổng hợp hiện nay hoạt động và có sản phẩm chính thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, hoạt
động sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông lâm nghiệp mặc dù đã được xây dựng phương án kinh doanh nhưng chưa được chú trọng và đầu tư phát triển
để đem lại lợi nhuận cao, đây cũng là một hạn chế, tồn tại cần khắc phục của các HTX hiện nay; đối với HTX chế biến nông sản thì 100% doanh thu từ
hoạt động chế biến.
d) Tình hình lợi nhuận và thu nhập của các HTX nông nghiệp.
Lợi nhuận bình quân đã thống kê của các HTX được tính là khoản lãi thu
được của các HTX trong một năm sau đã khi thực hiện nghĩa vụ thuế và chưa tính phần kinh phí trích lập các quỹ bắt buộc theo quy định của HTX.
Thu nhập bình quân của các thành viên HTX đã thống kê được tính là trung bình thu nhập của tất cả các thành viên HTX, bao gồm tiền lương cán bộ quản lý HTX và tiền lương tính theo doanh thu của các thành viên HTX.
Kết quả điều tra về lợi nhuận và thu nhập của các thành viên HTX theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh được thống kê, cụ thể:
Bảng 3.14: Lợi nhuận và thu nhập của các thành viên HTX theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
TT Lĩnh vực sản xuất kinh doanh Lợi nhuận (triệu đồng/năm) Thu nhập hiện nay (triệu đồng/người/năm)
1 Sản xuất nông lâm nghiệp 59,3 25,2 2 Sản xuất, chế biến nông sản 29,0 21,2 3 Chế biến nông sản 113,7 45,0 4 Dịch vụ tổng hợp 75,7 48,0 Mean 63,5 31,3 SD 48,9 17,0 SE 14,1 4,9 CV% 77,0 54,3
(Nguồn: Số liệu thống kê từ nguồn sơ cấp của tác giả)
Qua bảng số liệu về bình quân lợi nhuận và thu nhập của của các HTX theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ta thấy:
Lợi nhuận bình quân của các HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố
thu được trong một năm là 63,5 triệu đồng, trong đó lợi nhuận bình quân của các HTX chế biến nông sản là cao nhất là 113,7 triệu đồng/năm; tiếp đến là các HTX hoạt động dịch vụ tổng hợp là 75,7 triệu đồng/năm; sau nữa là HTX sản xuất nông lâm nghiệp là 59,3 triệu đồng/năm và thấp nhất là các HTX
vừa sản xuất vừa chế biến với lợi nhuận bình quân là 29 triệu đồng/năm, các số liệu được tính với độ lệch chuẩn là 48,9; sai số chuẩn là 14,1 và hệ số biến
động là 77%.
Thu nhập bình quân trong năm của các thành viên HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố hiện là 31,3 triệu đồng/người/năm, tương đương với khoảng 2,6 triệu đồng/người/tháng, trong đó: Mức thu nhập của các thành viên HTX hoạt động dịch vụ tổng hợp cao nhất là 48 triệu
đồng/người/năm, tương đương với 4 triệu đồng/người/tháng; tiếp đến là HTX chế biến nông sản là 45 triệu đồng/người/năm, tương đương với 3,75 triệu đồng/người/tháng; sau nữa là HTX sản xuất nông lâm nghiệp là 25,2 triệu đồng/người/năm, tương đương với 2,1 triệu đồng/người/tháng và thấp nhất là các HTX vừa sản xuất vừa chế biến với thu nhập bình quân là 21,2 triệu đồng/người/năm, tương đương với 1,76 triệu
đồng/người/tháng, các số liệu được tính với độ lệch chuẩn là 17; sai số
chuẩn là 4,9 và hệ số biến động là 54,3%.
Theo số liệu thống kê của Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2017: Cả nước có 11.183 HTX nông nghiệp. Doanh thu bình quân 1,1 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân khoảng 200 triệu/HTX, thu nhập bình quân của thành viên và người lao
động là 1,5 triệu đồng/tháng [10]. Có thể thấy, so với mặt bằng chung cả nước lợi nhuận của các HTXNN trên địa bàn còn khá thấp, chỉ bằng 32%, tuy nhiên thu nhập bình quân của các HTX lại ở mức cao hơn, bằng 173%. Như vậy có thể thấy các HTX NN trên địa bàn hiện khá quan tâm, chú trọng việc sử dụng doanh thu có được để ưu tiên thực hiện chi lương cho thành viên HTX với mức chi lương cho các thành viên chủ yếu tính theo tỷ lệ kết quả sản xuất kinh doanh của các HTX.
e) Kết quảđánh giá về tình hình sản xuất, kinh doanh của các HTXNN
Bảng 3.15: Đánh giá của các HTX nông nghiệp về kết quả sản xuất,