Sự biến động về chất của các HTX nông nghiệp trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 55 - 59)

Bảng 3.3: Tình hình tăng trưởng về số thành viên của các HTX từ khi bắt đầu hoạt động đến nay theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh

TT Lĩnh vực sdoanh ản xuất kinh Trung bình tổng số thành viên năm đầu hoạt động Trung bình tổng số thành viên hiện tại 1 Chế biến nông sản 8 8,5 2 Dịch vụ tổng hợp 7 7 3 Sản xuất nông lâm nghiệp 8,4 9,2 4 Sản xuất, chế biến nông sản 7 7,3

Mean 7,75 8,25

(Nguồn: Số liệu thống kê từ nguồn sơ cấp của tác giả)

Theo bảng số liệu trên ta thấy, trung bình tổng số thành viên của các HTX nông nghiệp trên địa bàn hiện nay là 8,25 người/01 HTX cao hơn trung bình số thành viên của các HTX khi mới bắt đầu hoạt động là 0,5 người/01 HTX, trong đó: Trung bình tổng số thành viên của các HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tăng nhiều nhất (tăng 0,8 người/01HTX), tiếp

đến là HTX chế biến nông sản (tăng 0,5 người/01HTX), sau nữa là HTX vừa sản xuất, vừa chế biến (tăng 0,3 người/01HTX) và HTX dịch vụ tổng hợp không có sự biến động về cơ cấu tổ chức, thành viên HTX.

Với kết quả phân tích trên, có thể thấy đa số các HTX nông nghiệp hiện nay đều có xu hướng gia tăng về số thành viên, các thành viên mới được gia nhập đều là người dân trên địa bàn, họđã có quá trình tiếp xúc và hiểu biết về

hiệu quả hoạt động của HTX, có chung nhu cầu, điều kiện và khả năng tham gia để cùng phát triển HTX, do đó việc gia tăng về số lượng thành viên HTXNN cũng phản ảnh một phần sự biến đổi tích cực về chất của các HTXNN hiện nay trên địa bàn.

Bảng 3.4: Tình hình tăng trưởng về vốn quỹ bình quân của các HTX từ khi bắt đầu hoạt động đến nay theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh

TT Lĩnh vực sản xuất kinh doanh Vốn bắt đầu hoạt động (triệu đồng) Vốn hiện tại (triệu đồng)

1 Sản xuất nông lâm nghiệp 390,0 574,0 2 Sản xuất, chế biến nông sản 296,7 363,0 3 Chế biến nông sản 1.110,0 1.275,0 4 Dịch vụ tổng hợp 1.995,0 1.685,0

Mean 754,2 823,3

(Nguồn: Số liệu thống kê từ nguồn sơ cấp của tác giả)

Theo bảng số liệu trên ta thấy, số vốn quỹ trung bình của các HTX nông nghiệp trên địa bàn hiện nay là 823,3 triệu đồng/01 HTX, cao hơn số vốn quỹ

trung bình của các HTXNN khi mới bắt đầu hoạt động là 69,1 triệu đồng/01 HTX, trong đó: Số vốn quỹ trung bình của các HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tăng nhiều nhất (tăng 184 triệu đồng/01HTX), tiếp đến là HTX chế biến nông sản (165 triệu đồng/01HTX), sau nữa là HTX vừa sản xuất, vừa chế biến (67 triệu đồng/01HTX) và HTX dịch vụ tổng hợp có số

vốn quỹ trung bình giảm so với khi bắt đầu hoạt động là 310 triệu đồng/HTX. Theo kết quả phân tích trên, có thể thấy đa số các HTX nông nghiệp hiện nay đều có xu hướng gia tăng về số vốn quỹ bình quân hoạt động, tuy nhiên số vốn bình quân tăng không nhiều, đặc biệt các HTX dịch vụ tổng hợp có số

vốn quỹ giảm so với khi bắt đầu hoạt động, nguyên nhân do một số HTX

đang trong giai đoạn mới hình thành và hoạt động, lượng vốn bỏ ra đầu tư

mua sắm, trang bị tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất, đặc biệt là kinh doanh dịch vụ là khá lớn. Mặc dù số vốn bình quân của các HTX NN hiện nay trên địa bàn là khá lớn, tuy nhiên việc sử dụng vốn quỹ của các HTX hiện chỉ chủ yếu tập trung vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và chưa được

khai thác, sử dụng tích cực vào các mục đích khác như tín dụng nội bộ, dịch vụ nông nghiệp,…

Bảng 3.5: Tình hình biến động về tài sản cố định của các HTX theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh

TT Lĩnh vực sản xuất kinh doanh Tăng thêm tài sản cốđịnh (HTX) Giữ nguyên (HTX) Giảm tài sản cốđịnh (HTX)

1 Sản xuất nông lâm nghiệp 4 0 1 2 Sản xuất, chế biến nông sản 2 1 0 3 Chế biến nông sản 1 1 0 4 Dịch vụ tổng hợp 2 0 0

Tổng cộng 9 2 1

(Nguồn: Số liệu thống kê từ nguồn sơ cấp của tác giả)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong giai đoạn từ năm 2013-2017, có 9 HTX có sự gia tăng về lượng tài sản cố định, chiếm 75%, lượng tài sản gia tăng gồm đất đai sản xuất, cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất,…; có 2HTX giữ nguyên quy mô và không có biến động về tài sản, chiếm 16,7%, gồm HTX Đức Hoàng (sản xuất nhỏ lẻ, hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao) và HTX Tân Thành (bắt đầu hoạt động năm 2017); có 01 HTX giảm tài sản cốđịnh, chiếm 8,3% do hoạt động không hiệu quả và đang tạm ngừng hoạt động. Nhìn chung các HTX NN trên địa bàn đã có sự đầu tư

và phát triển về quy mô và phương tiện sản xuất, kinh doanh, điều này cũng phản ánh sự biến đổi tích cực về chất của các HTX NN trên địa bàn.

Bảng 3.6: Tình hình tăng trưởng về thu nhập của các HTX từ khi bắt đầu hoạt động đến nay theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh

TT Lĩnh vực sản xuất kinh doanh Thu nhập năm bắt đầu hoạt động (triệu đồng/người/năm) Thu nhập hiện nay (triệu đồng/người/năm)

1 Sản xuất nông lâm nghiệp 17,6 25,2 2 Sản xuất, chế biến NS 16,0 21,2 3 Chế biến nông sản 33,0 45,0 4 Dịch vụ tổng hợp 34,8 48,0

Mean 22,6 31,3

(Nguồn: Số liệu thống kê từ nguồn sơ cấp của tác giả)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, thu nhập bình quân của các thành viên HTX nông nghiệp trên địa bàn hiện nay là 31,3 triệu đồng/người/năm, cao hơn thu nhập bình quân khi mới bắt đầu là 8,7 triệu đồng/người/năm, trong

đó: Thu nhập bình quân của thành viên HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp tăng nhiều nhất (tăng 13,2 triệu đồng/người/năm), tiếp đến là HTX chế biến nông sản (tăng 12 triệu đồng/người/năm), sau nữa là HTX sản xuất nông nghiệp (tăng 7,6 triệu đồng/người/năm) và thấp nhất là HTX vừa sản xuất, vừa chế biến (tăng 5,2 triệu đồng/người/năm). Tính theo mức thu nhập thì hiện nay thu nhập bình quân của các thành viên HTX dịch vụ tổng hợp là cao nhất là 48triệu đồng/người/năm, thấp nhất là HTX vừa sản xuất, vừa chế biến là 21,2 triệu đồng/người/năm.

Theo kết quả phân tích trên ta thấy mức thu nhập bình quân của tất cả các HTX NN trên địa bàn đều được tăng kể từ khi bắt đầu hoạt động, trong đó: Thu nhập trung bình hàng tháng của các thành viên HTX NN tăng từ 1,9 triệu đồng/người/tháng lên mức 2,6 triệu đồng/người/tháng,

điều này đã phản ánh được sự tăng trưởng về hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)