Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 44)

- Nhóm chỉ tiêu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Đặc điểm tự nhiên;

điều kiện và tình hình phát triển kinh tế xã hội; những chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển HTX,...

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh biến động về lượng và một số chỉ tiêu về chất của các HTX trên địa bàn: Số lượng HTX, HTX NN; số lượng HTX nông nghiệp theo sản phẩm kinh doanh chính từ năm 2013-2017; tình hình biến động về vốn quỹ, thu nhập bình quân thành viên HTX, tài sản cố định, bộ máy tổ

chức từ khi bắt đầu hoạt động đến nay,...

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh về đặc điểm, thực trạng của các HTX nông nghiệp trên địa bàn: Tên HTX; năm thành lập; lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính; địa chỉ HTX; thông tin về Giám đốc HTX - người đại diện hợp pháp của HTX; bộ máy tổ chức hoạt động HTX; trình độ đào tạo của các thành viên HTX; tình hình vốn quỹ; tài sản cốđịnh; những sản phẩm chính; các điều kiện hồ sơ pháp lý trong kinh doanh; tình hình liên kết chuỗi; cơ cấu thị trường; doanh thu; lợi nhuận; thu nhập của các thành viên HTX; đánh giá của HTX về

đó một số chỉ tiêu phản ánh về tình hình sản xuất kinh doanh được tính bằng công thức, cụ thể:

+ Vốn quỹ HTX = Vốn huy động (vốn góp hay vốn điều lệ) + vốn tích lũy + vốn được hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân hoặc cơ quan nhà nước + vốn vay.

+ Doanh thu của HTX = Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh + Doanh thu từ hoạt động dịch vụ cho xã viên.

+ Lợi nhuận của HTX: Lợi nhuận = doanh thu - chi phí

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến hoạt động phát triển HTX NN:

+ Yếu tố nội tại (trình độ, năng lực, khả năng điều hành hoạt động của bộ máy HTX; việc khai thác, sử dụng vốn quỹ vào hoạt động phát triển; số

lượng HTX hoạt động không hiệu quả; thực trạng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

phục vụ sản xuất kinh doanh; quy mô hoạt động; nguồn nguyên liệu,…)

+ Yếu tố khách quan: Điều kiện tự nhiên, đặc điểm hạ tầng kinh tế; môi trường; chính sách, thể chế; biến đổi khí hậu,...

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ hội, tiềm năng tác động đến hoạt động phát triển HTX NN:

+ Yếu tố nội tại (thị trường sản xuất kinh doanh; hiệu quả sản xuất kinh doanh; việc liên kết chuỗi; hoàn thiện các điều kiện cần thiết trong kinh doanh; mối quan hệ giữa các thành viên; kinh nghiệm sản xuất của thành viên HTX; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh; quy mô hoạt

động; nguồn nguyên liệu,…)

+ Yếu tố khách quan: Điều kiện tự nhiên, đặc điểm hạ tầng kinh tế; môi trường; chính sách, thể chế; biến đổi khí hậu,...

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc đim t nhiên thành ph Bc Kn

Thành phố Bắc Kạn là đô thị vùng cao, nằm sâu trong nội địa của vùng

Đông Bắc và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh Bắc Kạn. Thành phố Bắc Kạn cách thủ đô Hà Nội 166km về phía Đông Bắc, nằm ở vị

trí trung tâm của tỉnh Bắc Kạn, là nơi tập trung các cơ quan hành chính, kinh tế - xã hội, các sở, ban ngành tỉnh và hầu hết các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến… Do có những lợi thế đó, thành phố Bắc Kạn có sức hút, có khả năng giao thương, hội nhập trao đổi mọi mặt với bên ngoài, đồng thời tác động lan toảđến phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trong tỉnh.

Về địa hình: Thành phố Bắc Kạn có địa hình thung lũng lòng chảo nằm ven theo 02 bờ sông Cầu xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi có độ

cao trung bình từ 150m - 200m so với mực nước biển và có 03 dạng địa hình chính là: Địa hình núi đá vôi; địa hình đồi núi thấp; địa hình thung lũng.

Về khí hậu: Thành phố Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền núi phía Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông thường giá lạnh, nhiệt độ thấp, trời khô hanh, có sương muối (Bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau); mùa hè thường nóng ẩm, mưa nhiều (Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9).

Về tài nguyên: Thành phố Bắc Kạn có diện tích đất tự nhiên là 13.699,98ha (Theo kết quả đất đai năm 2016), trong đó đất nông nghiệp có diện tích là 12.085,44ha chiếm 88,22%, đất phi nông nghiệp có diện tích là 1.510,20ha chiếm 11,02%, đất chưa sử dụng còn diện tích là 104,34ha, chiếm 0,76%. Hiện

tại trên địa bàn thành phố Bắc Kạn có 02 nguồn nước: Nước mặt và nước ngầm, chất lượng đều tốt có thể sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn. Tài nguyên rừng của thành phố vào loại trung bình, theo số liệu thống kê năm 2017, thành phố có 11.426,27ha, chiếm 78% diện tích tự nhiên, trong đó rừng sản xuất có 5.590,50ha, rừng phòng hộ có 2.835,77ha. Hàng năm diện tích rừng trồng mới đều đạt khoảng 150ha/năm. Những năm gần đây được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhân dân đã chú ý nhiều đến việc trồng rừng, trồng cây ăn quả dài ngày, do đó thảm thực vật rừng được khôi phục và ngày càng phát triển.

Về giá trị nhân văn: Lịch sử hình thành thành phố Bắc Kạn đã trải qua nhiều lần thay đổi cương vực và tên gọi. Đời Lê, Bắc Kạn là phủ thuộc tổng Nông Thượng, châu Bạch Thông, trấn Thái Nguyên, nay thuộc tỉnh Bắc Kạn,

đến năm 1900, thị xã Bắc Kạn được thành lập; Ngày 14/4/1967, Chính phủ ra Quyết định số 50/CP đổi thị xã Bắc Kạn thành thị trấn Bắc Kạn trực thuộc huyện Bạch Thông; Ngày 16/7/1990, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 262/HĐBT, giải thể thị trấn Bắc Kạn, thuộc huyện Bạch Thông để thành lập thị xã Bắc Kạn thuộc tỉnh Bắc Thái. Thị xã Bắc Kạn được thành lập trên cơ sở các phố: Nà Mây, Đội Thân, Đức Xuân,

Đội Kỳ, Phùng Chí Kiên của thị trấn Bắc Kạn (trừ phố Minh Khai, chuyển về

xã Huyền Tụng) và các thôn bản: Phiêng Luông, Tống Tỏ, Khuối Rỏm, Nà Rào (phần phía nam Sông Cầu) của xã Dương Quang và Bản Ảng của xã Huyền Tụng, thuộc huyện Bạch Thông; Ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Kạn tái lập, thị xã Bắc Kạn trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Kạn với 4 phường (phường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đức Xuân, phường Sông Cầu, phường Phùng Chí Kiên) và 4 xã (xã Xuất Hóa, xã Dương Quang, xã Huyền Tụng, xã Nông Thượng). Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số

892/NQ-UBTVQH13 ngày 11/3/2015 về việc thành lập các phường Xuất Hóa, Huyền Tụng thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

3.1.2. Đặc đim kinh tế - xã hi ca thành ph Bc Kn

Theo số liệu điều tra dân số, toàn thành phố Bắc Kạn năm 2017 có 42.853 người với 11.595 hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố trong vài năm gần đây đều ở mức xấp xỉ dưới 1,1%, so với với toàn tỉnh là 1,03%.

Trên địa bàn thành phố Bắc Kạn có nhiều dân tộc anh em sinh sống trong đó có 4 dân tộc chính, gồm Tày, Kinh, Nùng và Dao, trong đó dân tộc Tày chiếm đa số (47%), dân tộc kinh chiếm (45%). Ngoài ra ở thành phố còn có một số dân tộc ít người khác như Sán Dìu, Mông,... Dân cư đô thị của thành phố chủ yếu làm việc trong các công sở nhà nước và dịch vụ thương mại; một số làm việc trong khu vực công nghiêp - xây dựng nhưng không lớn. Dân cư nông thôn chủ yếu làm việc trong khu vực nông - lâm nghiệp, dịch vụ

sản xuất và buôn bán nhỏ.

Thành phố Bắc Kạn có khoảng 34.625 người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 80% dân số. Lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản có 20.628 người, chiếm 60%; lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ 13.997 người, chiếm khoảng 40%. Nhưng chất lượng lao

động kỹ thuật thấp, không đồng đều giữa các phường nội thành và vùng ven Thành phố Bắc Kạn, do đó vấn đề cần đào tạo nguồn lao động nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế - xã hội là rất cần thiết hiện nay.

So với nhiều huyện trong tỉnh Bắc Kạn, hạ tầng kinh tế của thành phố

Bắc Kạn khá phát triển, cụ thể:

Về giao thông: Mạng lưới giao thông của thành phố Bắc Kạn khá phát triển, bao gồm Quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông nội thành và giao thông nông thôn tạo thành hệ thống khá hoàn thiện của đô thị.

Về thủy lợi: Thành phố hiện có 36 đập thủy lợi, 19 phai tạm và 5,83 km kênh mương. Hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới chủ động cho khoảng 383ha lúa ruộng, công tác thuỷ lợi ở Thành phố Bắc Kạn đã mang lại hiệu quả rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Về năng lượng - bưu chính viễn thông: Hệ thống điện trên địa bàn thành phốđược cung cấp do mạng lưới điện Quốc gia thông qua đường dây 110KV Thái Nguyên - Cao Bằng dây AC-185, chiều dài 80 km. Tại thành phố có trạm 110/35/10 KV công suất 25 + 16MVA. Hệ thống chiếu sáng đô thị đến nay đã xây dựng đưa vào sử dụng được khoảng 85% (kể cả hệ thống chiếu sáng trong hoa viên, tiểu hoa viên, tượng đài cùng hệ thống chiếu sáng do dân tự xây dựng,...) Trong đó tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng đạt 90%. Mạng lưới chiếu sáng đô thị ngày càng được mở rộng.

Bên cạnh đó hoạt động bưu chính viễn thông và phát thanh truyền hình

đã được đầu tư khai thác với tốc độ phát triển khá nhanh với 2 bưu cục có tổng đài, 1 của tỉnh và 1 của thành phố. Mạng cáp trong nội thành đang ngầm hoá đến từng thuê bao, tốc độ phát triển 20%/năm. Công tác phát thanh, truyền hình đã duy trì tốt thời lượng phát sóng truyền thanh, truyền hình. Chất lượng nội dung tin bài từng bước được nâng cao và ngày một phong phú, phản ánh kịp thời các hoạt động của thành phố, đã đáp ứng nhu cầu thông tin

đến với nhân dân.

Kinh tế thành phố Bắc Kạn những năm qua chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và giảm tỷ trong ngành nông nghiệp nông - lâm nghiệp - thủy sản. Đến cuối năm 2017, Tỷ

trọng ngành thương mại, dịch vụ là 55,4%, công nghiệp - xây dựng cơ bản 38,4%; nông - lâm nghiệp - thủy sản 6,2%.

Thương mại - dịch vụ và sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

được đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng, chính quyền thành phố Bắc Kạn đã và đang triển khai thực hiện Đề án phát triển thương mại - dịch vụ

trên địa bàn giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025, thu hút đầu tư

xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển đô thị và đề xuất cơ chế chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch, phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đến cuối năm

2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 2.748/2.800 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng cơ bản đạt 396 tỷđồng.

Diện tích thường xuyên sử dụng để sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản trên địa bàn thành phố hàng năm mặc dù chỉ dao động khoảng 600ha và chiểm tỷ trọng ít trong cơ cấu kinh tế, nhưng luôn được chính quyền thành phố quan tâm đặc biệt, trong đó ưu tiên phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, an toàn thực phẩm và nâng cao thu nhập trên một diện tích đất canh tác. Thời gian qua, thành phốđã chỉ đạo chặt chẽ về cơ cấu giống, áp dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật để tăng năng suất và sản lượng một số cây ăn quả, cây trồng có giá trị; chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu; đầu tư

thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đối với chăn nuôi tập trung đẩy mạnh phát triển đàn lợn và gia cầm theo hướng gia trại và an toàn sinh học. Đến cuối năm 2017, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt tại thành phốđạt trên 4.660 tấn/năm, diện tích đất canh tác đạt giá trị trên 100 triệu đồng/ha/năm là 150 ha, tổng đàn lợn là 28.000 con, đàn gia cầm là 236.248 con.

Trong những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong Nghị Quyết, Kế

hoạch, Chương trình hành động hàng năm, thành phố Bắc Kạn luôn nhấn mạnh và giao chỉ tiêu cụ thể đối với vấn đề phát triển các hình thức kinh tế

tập thể, đặc biệt là Hợp tác xã nông nghiệp và coi đó là chỉ tiêu quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa trên địa bàn, góp phần giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Thành phố luôn khuyến khích, vận động các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia

đình có chung nhu cầu, định hướng sản xuất nông lâm nghiệp nghiên cứu thành lập hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012, đồng thời tăng cường triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tỉnh Bắc

Kạn, đề án mỗi xã, phường một sản phẩm, hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn.

Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội ở thành phố Bắc Kạn có tác

động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Kạn nói chung cũng như

quá trình đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

3.1.3. Các ch trương, chính sách phát trin HTX nông nghip trên địa bàn

Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định Kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới nói riêng. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để tạo điều kiện phát triển HTX trong tất cả các lĩnh vực, như: Nghị quyết Trung Ương 5 khóa IX về tiếp tục củng cốđổi mới phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX; Kết luận số 56-KL-BCT ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung Ương 5 khóa IX về tiếp tục củng cốđổi mới phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX; Luật HTX năm 2012 số 23/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc Hội khóa XIII; Nghị định 193/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật HTX năm 2012; Quyết định 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015- 2020; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai thi hành luật HTX; Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

Cùng với các Chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh Bắc Kạn cũng đã ban hành nhiều Chương trình, chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ phát triển các HTX nông nghiệp trên địa bàn cụ thể: Chương trình hành động số

KL/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)