Những khó khăn, thách thức tồn tại ảnh hưởng đến quá trình phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 84 - 86)

Qua quá trình nghiên cứu về thực trạng hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố hiện nay, tôi đã rút ra được những khó khăn, hạn chế còn tồn tại ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các HTX nông nghiệp trên địa bàn, bao gồm:

Thứ nhất, phần lớn các HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố hiện nay đều mới được hình thành, thời gian tổ chức hoạt động, điều hành còn ngắn do đó chưa có nhiều kinh nghiệm trong phương pháp quản lý, điều hành HTX và chưa thấy được hiệu quả rõ rệt đem lại cho các thành viên HTX và

địa phương;

Thứ hai, trình độđào tạo của giám đốc và thành viên HTX còn khá thấp,

nhiều hạn chế, do đó còn nhiều lúng túng trong việc định hướng phát triển, xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh ổn định lâu dài và bền vững; sự tham gia của các thành viên vào định hướng sản xuất kinh doanh HTX chưa nhiều và chưa được phát huy tối đa; một số HTX còn có tư tưởng thành lập để trông chờ ỷ lại vào sự quan tâm của nhà nước để tiếp cận các chính sách hỗ trợ của cơ quan chức năng mà chưa chủ động tiếp cận thị

trường và chú trọng đầu tư vào các chiến lược sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, việc khai thác, sử dụng vốn quỹ của các HTX vào mục đích khác như tín dụng nội bộ, dịch vụ nông nghiệp,…. chưa chủđộng và tích cực; một số HTX dịch vụ tổng hợp xây dựng phương án kinh doanh và đăng ký thành lập là HTX nông nghiệp, tuy nhiên hầu hết số vốn đầu tư vào sản xuất các loại hình dịch vụ phi nông nghiệp như: Dịch vụ vận tải, rửa xe, làm gạch, số vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp còn ít và hiệu quả

chưa cao.

Thứ tư, vẫn còn có HTX hoạt động không hiệu quả và thiếu nhân lực quản lý điều hành HTX.

Thứ năm, một số HTX có vốn ít, trang thiết bị lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, chưa xây dựng được chuỗi liên kết và chưa có các sản phẩm đáp ứng

được điều kiện cần thiết trong kinh doanh, đặc biệt các HTX vừa sản xuất, vừa chế biến chưa có phương án sản xuất rõ ràng, sản phẩm còn mang tính mùa vụ; các thành viên chưa khẳng định được khả năng rất lớn của HTX đem lại và sản xuất kinh doanh chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Lượng hàng hóa nhỏ lẻ, chưa có sản phẩm có thương hiệu và có sức cạnh tranh trên thị trường, do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao.

Thứ sáu, các HTX hoạt động có quy mô nhỏ, thiếu vốn đầu tư để mở

rộng sản xuất, kinh doanh chưa tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi và các nguồn vốn vay khác từ ngân hàng do không có tài sản thế chấp và chưa có phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng.

Thứ bảy, việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước như hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới,... đã được thực hiện ở một số HTX, tuy nhiên chưa rộng khắp, do một số HTX chưa đủđiều kiện để hỗ trợ.

Thứ tám, cùng với quá trình đô thị hóa diện tích và cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố ngày càng giảm, do đó vùng nguyên liệu phục vụ cho hoạt động chế biến của các HTX, doanh nghiệp chế biến nông sản trên

địa bàn bị hạn chế, hầu hết các HTX chế biến hiện nay đều thường xuyên đi thu mua nguyên liệu tại các địa phương khác để phục vụ cho hoạt động chế

biến của mình.

Thứ chín, do ảnh hưởng của biến đổi thời tiết, tình hình thời tiết trên địa bàn ngày càng diễn ra khá phức tạp, do đó nguy cơ dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp ngày càng cao, đe dọa đến quá trình hoạt động và phát triển của các HTX nông nghiệp trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)